Top 8 Vấn đề nổi bật nhất trong thị trường tư vấn pháp luật tại Việt Nam hiện nay

Trịnh Ngân 63 0 Báo lỗi

Một vài năm về trước, người dân Việt Nam chắc hẳn không quan tâm và biết nhiều về nghề luật sư. Với thị trường phát triển khiến cuộc sống kinh doanh, đời sống ... xem thêm...

  1. Top 1

    Cạnh tranh thu hút khách hàng

    Nghề luật sư thường được người dân Việt Nam nghĩ đến như một nghề mang tính nhân văn cao cả nhưng đắt đỏ. Tuy nhiên, về bản chất, nghề luật sư hay tư vấn pháp luật nói riêng đều mang tính dịch vụ. Luật sư phải thỏa mãn được mong đợi và làm hài lòng khách hàng thì họ mới tiếp tục sử dụng dịch vụ và trả thù lao cho luật sư. Chính vì vậy, các tổ chức tư vấn pháp luật muốn thu hút khách hàng càng cần sôi động và chuyên nghiệp hơn.


    Cách thức cạnh tranh không chỉ dừng lại ở phí dịch vụ hấp dẫn mà khách hàng cũng ngày càng khắt khe, yêu cầu cao đối với luật sư hơn. Ví dụ như dịch vụ tốt kèm theo thời gian giải quyết ngắn theo thỏa thuận, làm việc ngoài giờ hành chính, chấp nhận giải quyết các vụ việc khó khăn, phức tạp để làm hài lòng hách hàng. Đồng thời, các tổ chức tư vấn cũng tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn và xã hội nhằm quảng bá và nâng cao thương hiệu, uy tín cho tổ chức và luật sư.

    Cạnh tranh thu hút khách hàng
    Cạnh tranh thu hút khách hàng
    Cạnh tranh thu hút khách hàng
    Cạnh tranh thu hút khách hàng

  2. Top 2

    Số lượng luật sư trong các lĩnh vực ngày càng tăng

    Trước đây, thị trường tư vấn pháp luật tại Việt Nam tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực truyền thống như dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh, thương mại. Tuy nhiên, với sự hội nhập kinh tế thị trường, Việt Nam chạy đà phát triển cùng thế giới nên các lĩnh vực khác cũng tăng số lượng luật sư mạnh. Cụ thể như tài chính, chứng khoán, thuế, sở hữu trí tuệ, đầu tư… Hiện nay đã có hơn 14.375 luật sư hoạt động tại trên 2.000 tổ chức hành nghề luật sư (tính đến tháng 7 năm 2020 – theo Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam).


    Tuy nhiên, nghề tư vấn pháp luật lại bị ràng buộc bởi nhiều nguyên tắc theo Luật Luật Sư và Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư. Điều đó dẫn đến sự tự chắt lọc trong thị trường tư vấn pháp luật này.

    Số lượng luật sư trong các lĩnh vực ngày càng tăng
    Số lượng luật sư trong các lĩnh vực ngày càng tăng
    Số lượng luật sư trong các lĩnh vực ngày càng tăng
    Số lượng luật sư trong các lĩnh vực ngày càng tăng
  3. Top 3

    Cách tính thù lao đặc thù

    Cơ chế thị trường đôi bên cùng có lợi, thuận mua vừa bán nhiều khi khó có thể áp dụng trong lĩnh vực tư vấn pháp luật. Điển hình như việc khách hàng mong muốn trả thù lao cho luật sư theo kết quả vụ việc, hoặc khi khách hàng giao dịch thành công, cách tính phí này lại không được phép áp dụng trong cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật tại Việt Nam.


    Theo quy định pháp luật chỉ cho phép luật sử thỏa thuận thù lao theo các cách thức: tính theo giờ làm việc hoặc thù lao trọn gói, tính theo phần trăm giá trị hợp đồng hoặc hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định. Đồng thời, quy tắc đạo đức nghề luật cũng nêu rõ luật sư không được bảo đảm kết quả của vụ việc với mục đích để tính thù lao. Điều này dẫn đến một số dịch vụ được cung cấp bởi các bên không phải tổ chức hành nghề luật sư cạnh tranh cùng.

    Cách tính thù lao đặc thù
    Cách tính thù lao đặc thù
    Cách tính thù lao đặc thù
    Cách tính thù lao đặc thù
  4. Top 4

    Sự xung đột lợi ích giữa các khách hàng cũ và mới

    Khi thị trường ngày càng phát triển, dân trí tăng, khách hàng sử dụng dịch vụ của luật sư cũng hiểu rõ về quyền lợi của mình. Điển hình nhất là quy tắc trường hợp xảy ra xung đột lợi ích, luật sư hoặc tổ chức hành nghề phải từ chối cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Quy định bắt buộc này ràng buộc luật sư không thể phục vụ khách hàng này, kể cả trong trường hợp khách hàng rất mong muốn được tư vấn.


    Chính vì quy tắc này nên trên thị trường ngành luật, các tổ chức đang dần hệ thống hóa tài liệu về khách hàng và vụ việc mà tổ chức đang xử lý trên hệ thống dữ liệu điện tử để tra cứu khả năng xung đột lợi ích một cách dễ dàng hơn.

    Sự xung đột lợi ích giữa các khách hàng cũ và mới
    Sự xung đột lợi ích giữa các khách hàng cũ và mới
    Sự xung đột lợi ích giữa các khách hàng cũ và mới
    Sự xung đột lợi ích giữa các khách hàng cũ và mới
  5. Top 5

    Hạn chế cạnh tranh trong thị trường hành nghề luật sư

    Khác với các thị trường khác, cách thức cạnh tranh của các luật sư và tổ chức hành nghề có nhiều ràng buộc nghiêm ngặt. Luật sư phải giữ gìn đạo đức và tuân thủ các quy định không được phép làm như so sánh năng lực nghề nghiệp, phân biệt vùng miền, hoạt động nghề của luật sư/ tổ chức hành nghề này với luật sư, tổ chức hành nghề khác. Việc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo luật sư đồng nghiệp khác là vi phạm quy tắc đạo đức nghề luật,…


    Đặc biệt, việc luật sư hoặc tổ chức hành nghề quảng bá sản phẩm dịch vụ của mình cũng bị hạn chế, họ không được trực tiếp hoặc sử dụng nhân viên của mình/người khác lôi kéo, dụ dỗ khách hàng trước trụ sở các cơ quan tiến hành tố tụng, trại tạm giam, cơ quan nhà nước và các tổ chức khác. Đó là lý do nơi cần có luật sư nhất thì họ không được phép quảng cáo, phải sử dụng các hình thức truyền thông nghiêm túc và đầu tư hơn để phát triển.

    Hạn chế cạnh tranh trong thị trường hành nghề luật sư
    Hạn chế cạnh tranh trong thị trường hành nghề luật sư
    Hạn chế cạnh tranh trong thị trường hành nghề luật sư
    Hạn chế cạnh tranh trong thị trường hành nghề luật sư
  6. Top 6

    Cần thay đổi chất lượng chuyên môn luật sư

    Thị trường hiện nay đang thiếu nhiều luật sư tài năng và chất lượng tốt để đáp ứng sự hội nhập từ các nơi trên thế giới vào Việt Nam. Điển hình là luật sư tư vấn có ngoại ngữ tốt tại Việt Nam số lượng có rất ít. Không chỉ nhằm phục vụ khách hàng mà còn tiếp thu kiến thức pháp luật, kinh nghiệm pháp lý từ các nơi trên thế giới.


    Việt Nam đang là đất nước thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài, dẫn đến thách thức về sự thiếu hụt nhân lực ngành luật có chuyên môn, kiến thức sâu rộng trong thương mại, đầu tư quốc tế. Chính vì vậy, luật sư tư vấn tại nước ta vẫn còn thiếu hụt cả về mặt chất và lượng, chưa thể đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế. Các doanh nghiệp, nhà đầu tư cần nhiều hơn nữa các tổ chức hành nghề luật/luật sư tại Việt Nam có thể tham gia vào các vấn đề pháp lý tại nước ngoài hoặc trên trường quốc tế.

    Cần thay đổi chất lượng chuyên môn luật sư
    Cần thay đổi chất lượng chuyên môn luật sư
    Cần thay đổi chất lượng chuyên môn luật sư
    Cần thay đổi chất lượng chuyên môn luật sư
  7. Top 7

    Phát huy đạo đức nghề luật

    “Nếu bạn cho rằng bạn không thể trở thành một Luật sư tử tế, hãy chọn làm người tử tế, đừng làm luật sư.” – một câu nói nhắc nhở của Abraham Lincoln dành cho tất cả những người làm nghề luật mà không bao giờ lỗi thời.


    Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư là nội dung mà bất kỳ tổ chức hành nghề/luật sư phải thực hiện theo. Hiện nay, trong các diễn đàn và chính các khách hàng cũng mạnh mẽ lên án những luật sư thực hiện chưa đúng bổn phận của mình trong công việc. Chính vì thế, chất lượng luật sư cần phát triển hơn trong khía cạnh đạo đức nghề luật, tránh sự hứa hẹn nhằm lôi kéo khách hàng, gây mất uy tín và vi phạm quy tắc luật sư. Chính luật sư cần cải thiện việc áp dụng pháp luật của mình để nâng tầm và nâng chất luật sư, giúp xã hội nhìn nhận đúng đắn tính chất công việc nghề luật.

    Phát huy đạo đức nghề luật
    Phát huy đạo đức nghề luật
    Phát huy đạo đức nghề luật
    Phát huy đạo đức nghề luật
  8. Top 8

    Nâng cao tính nhân văn trong thị trường tư vấn pháp luật tại Việt Nam

    Các luật sư và tổ chức hành nghề luật luôn dành thời gian để thực hiện nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ xã hội và những người có hoàn cảnh khó khăn. Đây không chỉ là tấm lòng, mà còn là bổn phận của người hành nghề luật. Luật sư cũng tham gia vào hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và một số đối tượng khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.


    Hiện nay, hoạt động này ngày càng được các luật sư thúc đẩy, góp phần tạo sự tin cậy của cộng đồng và xã hội đối với nghề luật sư.

    Nâng cao tính nhân văn trong thị trường tư vấn pháp luật tại Việt Nam
    Nâng cao tính nhân văn trong thị trường tư vấn pháp luật tại Việt Nam
    Nâng cao tính nhân văn trong thị trường tư vấn pháp luật tại Việt Nam
    Nâng cao tính nhân văn trong thị trường tư vấn pháp luật tại Việt Nam



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy