Top 9 Việc cần làm sau khi biết điểm thi THPT QG

Lan Huong Nguyen 13521 0 Báo lỗi

Sau kỳ thi THPT Quốc Gia, một cánh cổng mới sẽ mở ra giúp các bạn có thể thực hiện ước mơ của mình. Và để đạt được ước mơ đó thì có rất nhiều điều mà các sĩ tử ... xem thêm...

  1. Sau khi đã có bộ đáp án chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh căn cứ theo đó để đối chiếu kết quả, nhất là đối với những môn thi trắc nghiệm. Thí sinh ước lượng điểm của mình để tính điểm xét tốt nghiệp. Bước này tương đối quan trọng bởi việc ước lượng điểm thi, điểm xét tốt nghiệp của mình sẽ giúp thì sinh có được lựa chọn đúng đắn hơn khi có nguyện vọng bổ sung, thay đổi nguyện vọng xét tuyển cho phù hợp, tăng tỉ lệ đỗ.


    Ngoài ra, nếu điểm thi sau khi công bố chênh lệch quá nhiều với kết quả mà thí sinh tính trước đó thì có thể phúc khảo kết quả bài thi. Như vậy, để được xét tốt nghiệp THPT, thí sinh phải đủ điều kiện dự thi và có điểm xét tuyển từ 5,0 điểm trở lên.

    Tìm hiểu về cách tính điểm xét tốt nghiệp
    Tìm hiểu về cách tính điểm xét tốt nghiệp
    Tìm hiểu về cách tính điểm xét tốt nghiệp
    Tìm hiểu về cách tính điểm xét tốt nghiệp

  2. Thí sinh cần đặc biệt lưu ý các mốc thời gian quan trọng như đăng ký nguyện vọng, điều chỉnh nguyện vọng, xác nhận nhập học... Ghi lại những mốc thời gian quan trọng sau khi có kết quả thi giúp thí sinh không bỏ lỡ việc phúc khảo kết quả thi THPT hay đăng ký nguyện vọng bổ sung, nhập học,…khi đã quá hạn. Đồng thời, thí sinh có thể chủ động hơn trong các khâu tiếp theo sau khi đã có kết quả thi.


    Chỉ cần định hưỡng những điều cần làm, bạn sẽ không bỏ sót những cột mốc quan trọng. Vậy nên hay ghi chú một cách cẩn thận và tỉ mỉ, không nên lơ là để rồi hối hận nhé!

    Ghi lại những mốc thời gian quan trọng sau khi có kết quả thi
    Ghi lại những mốc thời gian quan trọng sau khi có kết quả thi
    Ghi lại những mốc thời gian quan trọng sau khi có kết quả thi
    Ghi lại những mốc thời gian quan trọng sau khi có kết quả thi
  3. Sau khi biết kết quả thi tốt nghiệp THPT, nếu không hài lòng vì điểm thi thấp hơn so với dự kiến, điểm thi không đúng với khả năng làm bài của mình trước đó, thí sinh có thể nộp đơn phúc khảo bài thi để cải thiện điểm số, tăng cơ hội đậu vào nguyện vọng mong muốn.


    Theo quy định của Bộ GD&ĐT, trong 10 ngày kể từ khi công bố điểm, nếu có thắc mắc điểm thi thí sinh được quyền nộp đơn phúc khảo tại nơi đăng kí dự thi. Sau 15 ngày, kết quả phúc khảo sẽ được công bố cho thí sinh.


    Thực tế những năm qua, phần lớn thí sinh phúc khảo đều có điểm thi không thay đổi so với điểm đã công bố trước đó. Tuy vậy cũng có nhiều thí sinh được tăng điểm từ 0,25 đến 1 điểm. Đây là những trường hợp do lỗi của cán bộ chấm thi chấm sót ý hoặc cộng thiếu điểm thành phần vào điểm tổng của bài thi.

    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
  4. Sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia, thí sinh có thể xét vào các trường Đại học, Cao đẳng theo quy định riêng của từng trường. Dựa vào số điểm thi thực tế của mình thí sinh có thể thay đổi nguyện vọng xét tuyển ban đầu để có cơ hội trúng tuyển cao hơn vào những ngành hay trường đại học mình mơ ước.

    • Thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng thông qua hình thức đăng ký xét tuyển bằng hình thức trực tuyến.
    • Thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng bằng phiếu đăng ký xét tuyển.

    Thí sinh kiểm tra lại thông tin đăng ký xét tuyển và cập nhật lại nếu có sai sót. Chỉ áp dụng cho thí sinh điều chỉnh nguyện vọng bằng phiếu. Việc thí sinh được đăng ký và được điều chỉnh nguyện vọng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT là một thành công trong thời gian qua. Việc này được thực hiện thuận lợi, không hề tốn kém vì hầu hết thí sinh có thể đăng ký thay đổi nguyện vọng online.


    Về tuyển sinh đại học, chủ trương của Bộ Giáo dục và đào tạo và các trường thống nhất cao việc giữ phương thức xét tuyển chủ yếu dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT. Bộ sẽ có những cải tiến về mặt kỹ thuật như ứng dụng công nghệ thông tin để các công tác từ đăng ký xét tuyển đến việc xét tuyển phát huy các thế mạnh từ trước tới nay, thuận lợi hơn cho thí sinh và nhẹ nhàng hơn cho các trường.

    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
  5. Trong năm nay bộ sẽ không hạn chế nguyện vọng của thí sinh nhưng các bạn nên cần cân nhắc kĩ càng các nguyện vọng của mình chứ không nên điền tràn lan, không có thứ tự ưu tiên. Thí sinh nên đăng kí các ngành học phù hợp với năng lực và sở thích của mình. Vì thí sinh đỗ nguyện vọng trên sẽ không đỗ nguyện vọng dưới nên thí sinh nên để ngành học mình thích lên trên tránh trường hợp khi dã trúng tuyển lại phải cân nhắc việc có nên nhập học hay không.


    4 NGUYÊN TẮC SẮP XẾP NGUYỆN VỌNG XÉT TUYỂN vào Đại học bằng ĐIỂM THI theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT:

    • Thứ 1: Bạn phải đăng ký nguyện vọng theo thứ tự ngành yêu thích và trường yêu thích. Ví dụ, bạn dự tính bản thân có thể đạt được 20 điểm. Trong khi đó, ngành học bạn mong muốn trúng tuyển nhất thường có mức điểm chuẩn lên tới 23 điểm. Bạn vẫn nên đặt nguyện vọng đó lên vị trí số 1.
    • Thứ 2: Bạn cần cân nhắc để chọn đúng ngành yêu thích, phù hợp với năng lực, tuyệt đối không nên vì yêu thích trường hay chỉ để đỗ mà chọn bừa ngành học. Thí sinh nên có một nguyện vọng “an toàn” để đề phòng rủi ro
    • Thứ 3: Thí sinh phải có ít nhất một nguyện vọng có mức điểm chuẩn năm ngoái thấp hơn so với năng lực của bản thân để đề phòng rủi ro.
    • Thứ 4: Bạn nên tìm hiểu kỹ về các tổ hợp môn xét tuyển của ngành học đó. Nếu có nhiều tổ hợp khác nhau, hãy lựa chọn tổ hợp môn có tổng điểm cao nhất để đăng ký.
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
  6. Các thí sinh cần theo dõi ngày công bố điểm của trường để hoàn tất các thủ tục đúng hạn. Nếu thí sinh không thực hiện các thủ tục đúng thời gian quy định sẽ phải xét tuyển bổ sung vào trường khác.


    Dưới đây là những điều thí sinh cần đặc biệt lưu ý sau khi biết điểm chuẩn: Đối với thí sinh trúng tuyển kỳ tuyển sinh đợt 1:

    • Xem lại danh sách trúng tuyển và các chỉ tiêu phụ: Ngay sau khi biết điểm chuẩn là phải xét lại điểm của mình theo danh sách trúng tuyển và các chỉ tiêu phụ. Bởi điểm chuẩn năm nay tăng cao, nhiều trường sẽ phải xét thêm tiêu chí phụ bên cạnh điểm thi tốt nghiệp THPT.
    • Xác nhận nhập học Nếu thí sinh đã đủ điều kiện nhập học cần có kế hoạch nhập học vào đúng trường đại học mình đã trúng tuyển.
    • Nhận giấy báo nhập học Trong trường hợp này, nhà trường sẽ gửi giấy báo nhập học về nơi thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển hoặc nhận trực tiếp tại trường đại học.
    • Chuẩn bị hồ sơ nhập học Để làm thủ tục nhập học tại trường, các sĩ tử cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ sau: Sơ yếu lý lịch, giấy khai sinh, giấy chứng nhận tốt nghiệp, học bạ... Lưu ý yêu cầu công chứng hoặc yêu cầu bản gốc.
    • Chuẩn bị tài chính: Các thí sinh nên tham bảo bảng học phí năm học 2021-2022 các trường đã công bố và chuẩn bị số tiền tương ứng cộng với số tiền một số khoản thu khác.
    • Đến trường làm thủ tục nhập học Trong giấy báo nhập học, trường sẽ ghi thời gian nhập học là khi nào. Thí sinh cần xem chính xác thời gian, địa điểm để đến trường nhập học đúng quy định.
      Ảnh minh họa (nguồn internet)
      Ảnh minh họa (nguồn internet)
      Ảnh minh họa (nguồn internet)
      Ảnh minh họa (nguồn internet)
    • Theo Quy chế tuyển sinh đại học ban hành các trường đại học, cao đẳng sẽ được thực hiện nhiều đợt xét tuyển bổ sung trong năm để có thể tuyển đủ chỉ tiêu theo đề án mà từng trường đã công bố.


      Điểm nhận hồ sơ xét tuyển sẽ không được phép thấp hơn điểm trúng tuyển đợt 1. Những thí sinh chưa trúng tuyển hoặc những thí sinh đã trúng tuyển mà chưa xác định nhập học vào bất cứ trường nào có thể tham gia đăng ký xét tuyển bổ sung.


      Để có thể đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh cần phải theo dõi thông tin của những trường còn thiếu chỉ tiêu, cách thức, thời hạn nộp hồ sơ… trên cổng thông tin tuyển sinh của trường hoặc có thể liên hệ trực tiếp tới ban tư vấn tuyển sinh của trường mà các bạn có ý định đăng ký xét tuyển. Hiện nay, có 03 phương thức nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng bổ sung gồm:

      • Nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển trực tuyến
      • Nộp hồ sơ trực tiếp tại văn phòng tuyển sinh
      • Nộp hồ sơ về phòng tuyển sinh thông qua đường bưu điện.
      Ảnh minh họa (nguồn internet)
      Ảnh minh họa (nguồn internet)
      Ảnh minh họa (nguồn internet)
      Ảnh minh họa (nguồn internet)
    • Theo lịch nhập học của trường thí sinh sẽ đến trường nộp các giấy tờ (học bạ, giấy chứng nhận ưu tiên,…) để làm thủ tục nhập học. Hội đồng tuyển sinh trường gửi giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển, trong đó ghi rõ những thủ tục cần thiết đối với thí sinh khi nhập học.


      Thí sinh trúng tuyển phải đến nhập học theo đúng yêu cầu ghi trong Giấy triệu tập trúng tuyển của trường. Đến chậm 15 ngày trở lên (kể từ ngày ghi trong giấy triệu tập trúng tuyển), nếu không có lí do chính đáng, coi như bỏ học. Đến chậm do ốm đau, tai nạn có giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên hoặc do thiên tai có xác nhận của UBND quận, huyện trở lên, được xem xét vào học hoặc bảo lưu sang năm sau.


      Hồ sơ xác nhận nhập học gồm những gì? Các trường đều có hướng dẫn xác nhận nhập học, thí sinh chủ động theo dõi trên website của từng trường và hoàn thành đúng thời hạn. Về cơ bản, thủ tục hồ sơ nhập học đại học, cao đẳng thường gồm các loại giấy tờ sau:

      • Giấy báo nhập học (bản chính do trường ĐH gửi về địa chỉ của thí sinh)
      • Thời gian nhập học đại học của từng trường sẽ khác nhau, trong giấy báo nhập học sẽ ghi rõ, yêu cầu thí sinh đến đúng trong khoảng thời gian này
      • Bản photo học bạ THPT có chứng thực Bản sao giấy khai sinh Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc bằng tốt nghiệp THPT
      • Phiếu khám sức khỏe do phòng khám quận, huyện cấp
      • Bản sao có chứng thực các giấy tờ pháp lý để xác nhận đối tượng ưu tiên (nếu có) như giấy chứng nhận con liệt sĩ, thẻ thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh của bản thân hoặc cha mẹ
      • Bản photo hộ khẩu có chứng thực đối với thí sinh trúng tuyển thuộc diện ưu tiên
      • Bản photo CMND hoặc Thẻ căn cước công dân (có công chứng)
      • Ảnh nhỏ 3×4 hoặc 4×6 (chuẩn bị tối thiểu 4 ảnh)
      • Hồ sơ trúng tuyển theo mẫu Bộ giáo dục (lý lịch học sinh sinh viên phái dán ảnh, đóng dấu giáp lai ảnh và có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú)
      • (Hồ sơ trúng tuyển này có thể mua tại các nhà sách, cửa hàng văn phòng phẩm trên toàn quốc)
      • Sổ đoàn viên
      • Các loại phí do mỗi trường thông báo.
      Ảnh minh họa (nguồn internet)
      Ảnh minh họa (nguồn internet)
      Ảnh minh họa (nguồn internet)
      Ảnh minh họa (nguồn internet)
    • Hồ sơ nhập học Đại học bao gồm:

      • Giấy báo nhập học (bản chính);
      • Sơ yếu lý lịch học sinh – sinh viên (hồ sơ trúng tuyển);
      • Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (hoặc tương đương) đối với những thí sinh tốt nghiệp năm 2023; bằng tốt nghiệp THPT (bản chính và bản sao công chứng) đối với những thí sinh tốt nghiệp trước năm 2023.
      • Học bạ THPT (bản sao công chứng và bản gốc để đối chiếu);
      • CMND hoặc thẻ căn cước (bản sao có công chứng), sổ đoàn;
      • Bản sao Giấy khai sinh;
      • Phiếu khám sức khỏe do phòng khám quận, huyện cấp;
      • Hồ sơ, giấy Chứng nhận ưu đãi, ảnh thẻ 3×4 (chuẩn bị tối thiểu 5 ảnh);
      • Ngoài ra còn cần huẩn bị sinh hoạt phí, học phí theo mức thu mà nhà trường thông báo.
      • Bản sao có chứng thực các giấy tờ pháp lý để xác nhận đối tượng ưu tiên (nếu có) như giấy chứng nhận con liệt sĩ, thẻ thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh của bản thân hoặc cha mẹ.
      • Giấy chứng nhận đăng ký Nghĩa vụ quân sự và Giấy xác nhận đăng ký vắng mặt do Ban chỉ huy quân sự cấp đối với nam (bản sao).

      Như vậy khi nhập học Đại học một trong những vấn đề quan trọng đó là thí sinh cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nhập học theo quy định của nhà trường.


      Những lưu ý khi làm thủ tục nhập học Đại học:

      • Giấy báo nhập học phải là bản chính, Bằng tốt nghiệp phải có bản chính và bản sao (có công chứng), bằng tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT, trung học chuyên nghiệp hoặc bản chính giấy chứng nhận tốt nghiệp;
      • Giấy khai sinh phải có bản sao không được photo công chứng. Đối với Hồ sơ trúng tuyển Sinh viên phải ghi đầy đủ tất cả các mục, dán ảnh có đóng dấu giáp lai và xác nhận của địa phương (theo mẫu do Bộ GD-ĐT phát hành).
      • Đối với sinh viên trúng tuyển nhờ xét điểm ưu tiên (đối tượng, khu vực) phải nộp giấy chứng nhận ưu tiên.
      • Giấy chứng nhận diện chính sách: Dân tộc ít người, con liệt sĩ, con thương/bệnh binh (kèm bản sao thẻ thương/bệnh binh có công chứng), chứng nhận hộ nghèo… dùng để xét miễn giảm học phí.
      • Thí sinh trúng tuyển phải đến nhập học theo đúng yêu cầu ghi trong Giấy triệu tập trúng tuyển của trường.

      Quy trình nhập học Đại học:

      • Bước 1: Xác nhận nhập học trực tuyến và đóng học phí:
        • Thí sinh xác nhận nhập học tại trường Đại học khi có kết quả trúng tuyển sẽ kê khai hồ sơ xác nhận nhập học trực tuyến tại website của trường tùy thuộc vào hướng dẫn của mỗi trường.
        • Trước khi kê khai hồ sơ, thí sinh cần tìm hiểu các thông tin tư vấn, hướng dẫn trước nhập học (hướng dẫn kê khai hồ sơ, lựa chọn các chương trình học…) tại Cổng nhập học trực tuyến của trường.
        • Thí sinh chọn Đăng ký nhập học tại Cổng nhập học trực tuyến của trường sau đó chọn phần đăng ký nhập học và kê khai hồ sơ theo hướng dẫn.
        • Thí sinh lựa chọn và xác nhận chương trình học tương ứng với ngành trúng tuyển và kê khai đầy đủ thông tin, cập nhật file hồ sơ có liên quan.
        • Kiểm tra kỹ các thông tin đã kê khai và file hồ sơ đã cập nhật sau đó chọn hoàn thành hồ sơ để xác nhận hoàn tất nhập học trực tuyến.
        • Sau khi hoàn tất xác nhận nhập học trực tuyến thí sinh in biểu mẫu và ký tên.
          • + Hồ sơ sinh viên;
          • + Bảng kê hồ sơ (thể hiện các hồ sơ thí sinh nộp bản giấy);
          • + Phiếu đăng ký chương trình học;
          • + Phiếu thông tin sinh viên.
      • Bước 2: Trường kiểm tra và xác nhận thông tin với thí sinh
        • Trường sẽ kiểm tra hồ sơ thí sinh đã kê khai, cập nhật và phản hồi thông tin xác nhận nhập học trực tuyến qua email và tin nhắn SMS.
      • Bước 3: Gửi hồ sơ nhập học đến trường Đại học: Thí sinh chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy để nộp hồ sơ nhập học tại trường bằng cách gửi qua đường bưu điện.
      Ảnh minh họa (nguồn internet)
      Ảnh minh họa (nguồn internet)
      Ảnh minh họa (nguồn internet)
      Ảnh minh họa (nguồn internet)




    Công Ty cổ Phần Toplist
    Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
    Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
    Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
    Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy