Top 10 Vụ khủng bố khủng khiếp nhất trên thế giới

Green Apple 9502 0 Báo lỗi

Bằng cách đánh bom hay xả súng vào khu vực đông người, các vụ khủng bố đã khiến người dân rơi vào cảnh hoang mang lo sợ. Cùng Toplist điểm lại những vụ khủng ... xem thêm...

  1. Sự kiện 11/9 xảy ra một loạt tấn công khủng bố cảm tử có sự phối hợp tại Hoa Kỳ diễn ra vào sáng thứ ba, ngày 11 tháng 9 năm 2001, một nhóm không tặc cùng lúc cướp bốn máy bay hiệu Boeing đang trên đường bay nội địa trong nước Mỹ. Nhóm không tặc lái hai phi cơ lao vào tòa Tháp Đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới tại Manhattan - New York. Mỗi chiếc đâm thẳng vào một trong hai tòa tháp, cách nhau khoảng 18 phút. Trong hai tiếng đồng hồ, hai tòa tháp bị sụp đổ chỉ còn đổng đổ nát. Một nhóm không tặc khác cướp chiếc phi cơ thứ ba đâm vào Tổng hành dinh của Bộ Quốc phòng Mỹ tại Lầu Năm Góc thuộc quận Arlington, Virginia. Chiếc máy bay thứ tư bị rơi xuống cánh đồng gần tiểu bang Shanksville ở quận Somerset, Pennsylvania, cách Pittsburgh 129 km về phía Đông, sau khi hành khách trên máy bay chống cự lại nhóm không tặc.


    Việc Trung tâm Thương mại Thế giới và cơ sở hạ tầng lân cận bị phá hủy đã làm tổn thất nghiêm trọng đến nền kinh tế của thành phố New York và gây ra một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Không phận dân sự của Hoa Kỳ và Canada đã phải đóng cửa cho đến ngày 13 tháng 9, trong khi giao dịch trên Phố Wall đóng cửa cho đến ngày 17 tháng 9. Nhiều nơi đóng cửa, sơ tán và dỡ bỏ diễn ra sau đó nhằm bày tỏ sự thương tiếc hoặc lo ngại về các cuộc tấn công tiếp theo. Việc dọn dẹp khu vực Trung tâm Thương mại Thế giới được hoàn thành vào tháng 5 năm 2002 và Lầu Năm Góc đã được sửa chữa lại trong vòng một năm. Các cuộc tấn công đã dẫn đến 2.977 người chết, hơn 25.000 người bị thương và hậu quả sức khỏe kéo dài, cùng với thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản ít nhất 10 tỷ USD. Đây vẫn là vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại và là vụ việc gây chết chóc nhất đối với lính cứu hỏa và nhân viên thực thi pháp luật trong lịch sử Hoa Kỳ, với 340 và 72 người thiệt mạng tương ứng.

    Khủng bố 11/9 ở Mỹ
    Khủng bố 11/9 ở Mỹ
    Khủng bố 11/9 ở Mỹ
    Khủng bố 11/9 ở Mỹ

  2. Ngày 22 tháng 7 năm 2016, hai vụ nổ súng xảy ra tại bên ngoài và trong trung tâm mua sắm Olympia (Olympia-Einkaufszentrum (OEZ)) quận Moosach thuộc München, Đức. Giới chức Đức cho biết kẻ xả súng là một nam thanh niên 18 tuổi người Đức gốc Iran xả súng trong và trước quán ăn McDonald đối diện trung tâm thương mại Olympia vào những người trong tiệm và người đi đường, trước khi chạy vào trung tâm thương mại tiếp tục nổ súng. Tổng cộng có 10 người bị bắn chết, trong đó có trẻ em và thiếu niên và cả thủ phạm. 20 người bị thương, gồm 3 người nguy kịch đến tính mạng.


    Kẻ xả súng hành động một mình và đã tự sát bằng súng. Theo tin thêm của cảnh sát vào ngày 16/8 thì anh ta sau vụ nổ súng đã trốn vào một chung cư không khóa cửa. Mặt dù gặp nhiều người ở đó nhưng không ai bị đe dọa hay tấn công. Sau đó anh ta trốn trong tầng hầm chứa xe hơi, trước khi đi ra ngoài gặp cảnh sát và tự tử. Vụ xả súng này diễn ra chưa đầy một tuần sau khi một tình nghi khủng bố Hồi giáo đã tấn công hành khách bằng cái rìu trên một chuyến tàu ở Würzburg. Một chuyên gia an ninh người Đức nói với BBC rằng Đức đang là mục tiêu khủng bố vì những hỗ trợ quân sự của mình trong chiến dịch chống lại cái gọi là Nhà nước Hồi giáo Iraq và Syria (ISIS).

    Vụ xả súng tại Đức
    Vụ xả súng tại Đức
    Vụ xả súng tại Đức
    Vụ xả súng tại Đức
  3. Vào ngày 22 tháng 3 năm 2016, ít nhất 3 vụ nổ xảy ra tại Brussels, Bỉ. Hai vụ tại sân bay Bruxelles vào khoảng 8 giờ sáng và 1 tại Trạm metro Maalbeek lúc 9:11'. Tổng cộng 38 người bị chết (trong số đó có 3 thủ phạm) với khoảng 300 người bị thương, trong đó có 61 trong tình trạng nguy kịch (4 người đã tử vong ở bệnh viện) từ 40 quốc gia. Một khẩu súng trường và một quả bom thứ ba được tìm thấy trong quá trình lục soát sân bay và đã được phá hủy. Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant (ISIL) nhận trách nhiệm về vụ tấn công. Từ hình ảnh cắt ở đoạn phim CCTV cho thấy ba người bị tình nghi đánh bom tại sân bay Brussels. Sau đó cảnh sát Bỉ đã công bố tấm hình này. Hai thủ phạm đã đánh bom tự sát. Một nịt chứa bom được tìm thấy, có lẽ của tình nghi thứ ba. Nịt này đã được phá hủy qua một vụ nổ có kiểm soát.


    Trong đoạn video an ninh, ba người đàn ông đang đẩy hành lý - được cho là để chứa các quả bom phát nổ tại sân bay. Theo một người lái xe taxi chở họ đến sân bay, ông đã cố gắng để giúp đỡ đưa chiếc hành lý, nhưng đã bị từ chối và ra lệnh cho ông đi. Hai người đàn ông bị nghi ngờ là kẻ đánh bom tự sát, cả hai xuất hiện chỉ đeo găng đen vào tay trái mà có thể đã giấu kíp nổ các vật liệu nổ. Vài giờ sau khi các cuộc tấn công, cảnh sát đã được chỉ vào một ngôi nhà ở Schaarbeek, một vùng ngoại ô phía bắc của Brussels, bởi một lái xe taxi - người lái xe đưa nghi phạm đến Sân bay Brussels. Họ lục soát nhà và tìm thấy một quả bom, hóa chất, và một lá cờ ISIL. Một người đàn ông đã bị bắt giam, mặc dù vẫn chưa biết ông ta có phải là nghi phạm thứ ba mà cảnh sát đang truy tìm hay không.

    Vụ tấn công khủng bố tại Bỉ
    Vụ tấn công khủng bố tại Bỉ
    Vụ tấn công khủng bố tại Bỉ
    Vụ tấn công khủng bố tại Bỉ
  4. Chuyến bay 9268 của Metrojet là một chuyến bay của hãng hàng không Nga Metrojet khởi hành từ Sân bay quốc tế Sharm el-Sheikh, chiếc máy bay đã bị rơi tại miền trung bán đảo Sinai vào lúc 4:13 UTC ngày 31 tháng 10 năm 2015. Máy bay thuộc phiên bản Airbus A321-231 của dòng Airbus A320 chở 217 hành khách (bao gồm 25 trẻ em) và 7 thành viên phi hành đoàn. Hầu hết người có mặt trên chuyến bay là người Nga, chủ yếu là khách du lịch. Toàn bộ 224 người có mặt trên chuyến bay đã thiệt mạng, khiến đây là vụ rơi máy bay thảm khốc nhất trong lịch sử hàng không Nga cũng như trong lãnh thổ Ai Cập. Đây cũng là vụ tai nạn làm thiệt mạng nhiều nhất liên quan tới dòng Airbus A320. Chiếc Airbus A321-231 do AerCap (trụ sở ở Dublin) sở hữu và cho thuê, tại thời điểm tai nạn nó đã được 18 năm. Chiếc máy bay được giao cho hãng Middle East Airlines vào tháng 5 năm 1997. Sau đó nó được chuyển cho Onur Air, Saudi Arabian Airlines trước khi Kolavia tiếp nhận vào tháng 4 năm 2012 rồi Metrojet vào tháng 5. Máy bay có hai động cơ IAE V2533 và có thể chở hơn 220 hành khách hạng phổ thông. Chiếc máy bay đã thực hiện gần 21.000 chuyến bay với tổng cộng 56.000 giờ bay.


    Chuyến bay 9268 cất cánh rời Sharm el-Sheikh đi Sankt-Petersburg lúc 5:51 sáng (giờ địa phương), tức 7:51 sáng (giờ Việt Nam) với 217 hành khách và bảy thành viên phi hành đoàn. Tổ lái đã không liên lạc với Cơ quan Kiểm soát Không lưu của Síp 23 phút sau đó. Cục Hàng không Liên bang Nga xác nhận chuyến bay đã biến mất khỏi màn hình radar. Lúc đầu, trưởng cơ quan điều tra tai nạn hàng không Ai Cập, ông Ayman al-Muqqadam cho biết "Hãng hàng không... nói rằng chiếc phi cơ mất liên lạc vẫn an toàn và đã liên lạc với cơ quan không lưu Thổ Nhĩ Kỳ khi nó bay qua không phận nước này". Hệ thống thông tin chuyến bay Flightradar 24, thông qua tài khoản Twitter cũng loan báo rằng: "Chưa có xác nhận máy bay đã rơi. Máy bay đã giảm độ cao khoảng 1.500 m trước khi mất liên lạc". Truyền thông Nga tiết lộ phi công có thể đã thông báo trục trặc kỹ thuật và yêu cầu hạ cánh tại sân bay gần nhất trước khi máy bay mất tích, nhưng giới chức Ai Cập không xác nhận điều này. Các nguồn tin khác lại khẳng định cơ trưởng không hề gửi có tín hiệu báo khẩn nguy. Trong cùng ngày, Bộ Hàng không Dân dụng Ai Cập ra thông cáo chính thức về vụ tai nạn. Địa điểm mất tích ở miền Trung bán đảo Sinai có thời tiết khá xấu, khiến cho các đội tìm kiếm cứu hộ khó tiếp cận được hiện trường.

    Khủng bố máy bay Nga rơi do bị đặt bom
    Khủng bố máy bay Nga rơi do bị đặt bom
    Khủng bố máy bay Nga rơi do bị đặt bom
    Khủng bố máy bay Nga rơi do bị đặt bom
  5. Cuộc tấn công tự sát sân bay Istanbul xảy ra vào ngày 28 tháng 6 năm 2016 khi các tiếng bom nổ và tiếng súng bắn vang ra tại nhà ga số 2 (các chuyến bay quốc tế) của sân bay Atatürk ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Theo thống kê 1 ngày sau vụ tấn công, có ít nhất 41 người chết và 239 người bị thương, cộng thêm 3 kẻ khủng bố đều bị chết. Những tiếng súng vang ra tại bãi đậu xe của sân bay, trong khi các vụ nổ xảy ra tại lối vào nhà ga quốc tế và dường như đã được gây ra bởi những người đánh bom tự sát. Một số báo cáo nói rằng các vụ nổ xảy ra ở các phần khác nhau của sân bay. Bốn người đàn ông có vũ trang được nhìn thấy đang chạy trốn khỏi hiện trường sau vụ nổ. Istanbul trước đó đã phải chịu trận 3 cuộc tấn công khủng bố trong nửa năm đầu 2016, trong đó có các cuộc tấn công tự sát vào tháng 1 và tháng 3, cả hai được cho là có liên quan đến Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant (ISIL), và một vụ đánh bom xe vào đầu tháng 6 được nhóm Chim ưng Tự do Kurdistan (TAK), một nhánh cực đoan ly khai từ Đảng Công nhân người Kurd (PKK), nhận trách nhiệm.


    Khoảng gần 22:00 giờ Istanbul, hai kẻ tấn công tới gần một máy quét X-quang tại một trạm kiểm soát an ninh, và nổ súng. Nhân viên cảnh sát đã bắn trả lại. Những kẻ tấn công sau đó kích nổ bom trên người của họ. Dựa trên một video của máy quay phim an ninh, một trong những người đánh bom đã vào được bên trong Terminal 2 (nhà ga quốc tế) khi kích nổ bom tự sát. Ngoài ra có lẽ một bom nổ khác xảy ra tại bãi đậu xe trước nhà ga. Một video khác cho thấy một kẻ tấn công bắn vào những người bên trong nhà ga. Kẻ đó đã bị bắn bởi một quan chức an ninh đứng gần và té xuống đất. Sau đó dây nịt chứa bom kích nổ. Trong và ngay sau khi các cuộc tấn công, hàng trăm hành khách và người bên trong sân bay núp bất cứ nơi nào họ có thể ở các cửa hàng, phòng tắm và dưới các băng ghế. Hai trong số những kẻ tấn công kích nổ thiết bị nổ, tự sát, một người bị giết, có lẽ bởi các lực lượng an ninh. Theo lời tường thuật, 4 người đàn ông có vũ trang được nhìn thấy chạy khỏi hiện trường sau vụ nổ.

    Khủng bố tại Thổ Nhĩ Kỳ
    Khủng bố tại Thổ Nhĩ Kỳ
    Khủng bố tại Thổ Nhĩ Kỳ
    Khủng bố tại Thổ Nhĩ Kỳ
  6. Một loạt các vụ nổ súng và các vụ nổ kinh hoàng đã xảy ra tại các quận 10 và 11 của thủ đô Paris, Pháp. Tại sân vận động Stade de France ở Saint-Denis, phía bắc thủ đô và các nơi khác trong vùng Île-de-France bắt đầu từ lúc 21:16 (CET) thứ sáu, ngày 13 tháng 11 năm 2015 cho đến 00:58 (CET) ngày 14 tháng 11 năm 2015. Có ít nhất 3 vụ nổ riêng biệt và 6 vụ nổ súng đã được báo cáo xung quanh thủ đô, trong đó có một vụ đánh bom gần Stade de France ở vùng ngoại ô Saint-Denis phía bắc. Cuộc tấn công đẫm máu xảy ra tại nhà hát Bataclan nơi bọn tấn công đã bắt con tin trước khi bị cảnh sát tràn vào khống chế vào lúc 00:58 (CET). Ít nhất 132 người đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công bằng súng và bom, riêng tại phòng hòa nhạc Bataclan ở trung tâm Paris là 89 người. Có 352 người bị thương trong các vụ tấn công trong đó có 99 người đang trong tình trạng nguy cấp. Một báo cáo cho rằng đã có khoảng 8 tên khủng bố, 7 người đã chết. Các nhà chức trách đang tiếp tục tìm kiếm người còn lại và những kẻ đồng lõa. Sau cuộc tấn công Tổng thống Pháp François Hollande tuyên bố tình trạng khẩn cấp và đóng cửa biên giới toàn bộ nước Pháp trên đài truyền hình vào lúc 23:58 CET. Đây là lần đầu tiên Pháp tuyên bố tình trạng khẩn cấp kể từ năm 1961 và chiến tranh Algeria. Lệnh giới nghiêm cũng lần đầu tiên được đưa ra kể từ năm 1944.

    Ngày 14/11/2015 Nhà nước Hồi giáo (IS) thừa nhận trách nhiệm về vụ tấn công. Tổng thống Hollande cũng nói rằng "vụ tấn công được phối hợp, lên kế hoạch và tổ chức từ bên ngoài, với sự hỗ trợ từ bên trong" và mô tả đây là "một hành động chiến tranh". Và ông cũng tuyên bố sẽ đáp trả bọn khủng bố (IS) trên mọi lãnh thổ. Cuộc tấn công được xem đẫm máu nhất tại Pháp kể từ thế chiến 2. Đây cũng là cuộc tấn công đẫm máu trong Liên minh châu Âu kể từ vụ đánh bom tại Madrid năm 2004. Trước đó ngày 12 tháng 11 năm 2015 đã xảy ra cuộc tấn công của IS tại Lebanon làm thiệt mạng 43 người và 14 ngày trước đó là vụ tai nạn 9268 của Metrojet của Nga làm 217 hành khách và 7 nhân viên thiệt mạng, chi nhánh Sinai của IS tuyên bố nhận trách nhiệm cuộc tấn công. Trước cuộc tấn công, nước Pháp đã được đặt trong tình trạng báo động cao kể từ Vụ tấn công Charlie Hebdo làm 17 người thiệt mạng bao gồm dân thường và cảnh sát.

    Nước Pháp bị tấn công bằng xe hàng
    Nước Pháp bị tấn công bằng xe hàng
    Nước Pháp bị tấn công bằng xe hàng
    Nước Pháp bị tấn công bằng xe hàng
  7. Khoảng 4 giờ 30 sáng ngày 14 tháng 11 năm 2015 hàng loạt vụ đánh bom liều chết, nổ súng tại nhiều địa điểm thuộc Paris, Pháp, trong đó có 3 vụ nổ gần sân vận động Stade de France… Ít nhất 3 tên khủng bố đã đột nhập vào Nhà hát Bataclan khi đang diễn ra buổi hòa nhạc. Chúng bắt giữ hơn 100 người làm con tin và xả súng giết hại những khán giả vô tội, sự hoảng sợ lo lắng bao trùm lên toàn nước Pháp. Các nhân chứng cho biết, những kẻ tấn công đã thay đạn đến 3 lần trong khi bắn giết người dân. Cảnh sát Bỉ đã diệt Mohamed Belkaid, nghi phạm khác liên quan tới vụ thảm sát tại Paris ngày 15 tháng 3 năm 2016. Cùng thời điểm đó, cảnh sát cho biết hai nghi phạm trốn thoát trong đó có Salah Abdeslam - chủ chốt của vụ tấn công khủng bố vào ngày 14 tháng 11 năm 2015 khiến hơn 130 người thiệt mạng.


    Tháng 8/2015, nước Pháp một lần nữa xảy ra một vụ nổ súng trên chuyến tàu cao tốc đi từ thành phố Amsterdam (Hà Lan) tới thủ đô Paris (Pháp), khiến ít nhất 3 người bị thương. Và ngày 13/11 (giờ địa phương, rạng sáng 14/11 giờ Việt Nam), hàng loạt các vụ tấn công kinh hoàng đã cùng lúc xảy ra tại 7 địa điểm tại thủ đô Paris (Pháp). Các vụ tấn công bao gồm nổ súng và bắt giữ con tin tại Nhà hát Bataclan; hai vụ nổ gần sân vận động quốc gia Stade de France, nơi đang diễn ra trận giao hữu bóng đá giữa đội tuyển Pháp với đội tuyển Đức; 5 vụ nổ gần nhà hát Bataclan và một vụ tấn công nhằm vào trung tâm mua sắm Les Halles. Số người thiệt mạng trong đêm đó ít nhất là 128 người, hơn 180 người bị thương, trong đó có 80 người bị thương nặng. Đây là vụ tấn công đẫm máu nhất nhằm vào nước Pháp kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai.

    Khủng bố đã tuyên chiến với nước Pháp
    Khủng bố đã tuyên chiến với nước Pháp
    Khủng bố đã tuyên chiến với nước Pháp
    Khủng bố đã tuyên chiến với nước Pháp
  8. Vụ tấn công trụ sở của Charlie Hebdo hay thường được biết đến với cái tên Vụ xả súng Charlie Hebdo là vụ xả súng diễn ra ngày 7 tháng 1 năm 2015 tại trụ sở tuần báo trào phúng Charlie Hebdo ở số 10 phố Nicolas-Appert, quận 11, Paris, Pháp. Vụ xả súng khiến 12 người thiệt mạng, 11 người khác bị thương trong đó có bốn người bị thương rất nặng. Trong diễn biến liên quan sau đó, thêm 1 cảnh sát và bốn con tin ở một siêu thị bị bắn chết. Trong chiến dịch đột kích của cảnh sát Pháp, 3 nghi phạm đã bị bắn chết, trong khi cảnh sát Pháp có một người bị thương. 5 họa sĩ biếm họa nổi tiếng của Pháp là Charb, Cabu, Tignous, Wolinski, Honoré cùng nhà phân tích kinh tế Bernard Maris đều là nạn nhân trong vụ tấn công này. Đây trở thành sự kiện có thương vong lớn nhất tại Pháp kể từ vụ đánh bom chuyến tàu Strasbourg-Paris ngày 18 tháng 6 năm 1961 khiến 28 người thiệt mạng.


    Charlie Hebdo vốn là mục tiêu công kích từ những thành phần cực đoan trên khắp thế giới. Những nội dung châm biếm về tôn giáo, đặc biệt về những kẻ sùng đạo luôn có mặt trên những trang báo, trở thành vấn đề chính của nhiều vụ kiện tụng, chủ yếu từ AGRIF. Năm 2006, tờ báo cho đăng lại 12 bức vụ biếm họa nhà tiên tri Muhammad của tờ báo Đan Mạch Jyllands-Posten. Lập tức, tờ báo bị khởi kiện bởi Hiệp hội những tổ chức Hồi giáo tại Pháp cũng như Liên hiệp Hồi giáo thế giới, song đơn kiện đều bị bác bỏ ở tòa sơ thẩm lẫn phúc thẩm. Năm 2011, sau khi cho phát hành số đặc biệt mang tên Charia Hebdo châm biếm chiến thắng của Đảng Phục hưng ở Tunisia, những lời đe dọa nhằm tới tòa báo này ngày một lớn, dẫn tới việc trụ sở bị thiêu rụi bởi một quả bom xăng Motolov. Kể từ đó, trụ sở của tòa báo luôn được bảo vệ từ các cơ quan an ninh. Tháng 1 năm 2013, Charlie Hebdo cho phát hành số báo mang tên La Vie de Mahomet mà qua đó họa sĩ kiêm tổng biên tập Charb kể về nhà tiên tri Muhammad qua những mẩu truyện tranh. Tổ chức Al-Qaeda ở bán đảo Ả Rập (AQAP) công bố danh sách 11 nhân vật phương Tây "được săn lùng, sống hay đã chết, vì tội ác chống lại Hồi giáo" trong đó có Charb.

    Vụ tấn công xả súng trụ sở tuần báo trào phúng Charlie Hebdo
    Vụ tấn công xả súng trụ sở tuần báo trào phúng Charlie Hebdo
    Vụ tấn công xả súng trụ sở tuần báo trào phúng Charlie Hebdo
    Vụ tấn công xả súng trụ sở tuần báo trào phúng Charlie Hebdo
  9. Vụ đánh bom tại Luân Đôn ngày 7 tháng 7 năm 2005 (hay thường gọi là sự kiện 7/7) là một loạt các vụ tấn công tự sát đồng loạt diễn ra tại Trung tâm Luân Đôn nhắm vào những người dân thường sử dụng những phương tiện giao thông công cộng trong lúc giờ cao điểm của buổi sáng. Sáng thứ năm ngày 7 tháng 7 năm 2005, bốn phần tử Hồi giáo cực đoan chia nhau tự gắn ba quả bom liên tiếp trên các Tàu điện ngầm London di chuyển khắp thành phố và tiếp đó quả bom thứ tư đặt trên một chiếc xe buýt hai tầng ở Quảng trường Tavistock. 52 người dân thường đã thiệt mạng và hơn 700 người khác bị thương trong vụ tấn công, khiến đây là sự cố khủng bố lớn nhất của Vương quốc Anh kể từ vụ đánh bom Lockerbie năm 1988 cũng như cuộc tấn công Hồi giáo tự sát đầu tiên của đất nước.

    Những vụ nổ đã bị gây ra bởi các chất proxide hữu cơ (acetone peroxide) tự chế dựa trên các thiết bị gói trong ba lô. Nối tiếp các vụ đánh bom trên là hàng loạt Vụ đánh bom tại Luân Đôn ngày 21 tháng 7 năm 2005 nhưng thất bại trong việc gây thương tích hoặc thiệt hại. Những cuộc tấn công ngày 7 tháng 7 xảy ra sau khi London vừa giành quyền đăng cai Thế vận hội Mùa hè 2012, sự kiện đã nhấn mạnh danh tiếng đa văn hóa của thành phố. Vụ đánh bom đã nhắm vào London Underground, hệ thống tàu điện ngầm của thành phố. Các vụ nổ diễn ra gần như đồng thời, vào khoảng 8:50 sáng, trên các chuyến tàu ở ba địa điểm: giữa trạm Aldgate và trạm Liverpool Street trên Tuyến Circle, giữa trạm Russell Square và trạm King’s Cross trên Tuyến Piccadilly và tại trạm Edgware Road, cũng trên Tuyến Circle. Gần một giờ sau, một chiếc xe buýt hai tầng ở Upper Woburn Place gần Quảng trường Tavistock cũng bị tấn công; nóc xe buýt bị thổi tung.

    Vụ khủng bố ở Anh
    Vụ khủng bố ở Anh
    Vụ khủng bố ở Anh
    Vụ khủng bố ở Anh
  10. Một vụ nổ lớn tại trụ sở chính phủ Na Uy ở Oslo chiều 22/7/2011 khiến 7 người chết và gây hư hại nặng cho văn phòng thủ tướng. Ngay sau đó là vụ xả súng tại trại thanh niên của đảng Lao động cầm quyền, làm 80 người thiệt mạng. Tất cả các cửa kính trong văn phòng Thủ tướng Nauy Jens Stoltenberg ở thủ đô Oslo đều bị phá vỡ, nhưng ông may mắn bình an vô sự sau vụ đánh bom. Cố vấn cao cấp cho thủ tướng Na Uy cho biết thêm, ông Stoltenberg đang làm việc tại nhà vào thời điểm xảy ra vụ nổ nên không có mặt tại văn phòng của mình. Ngoài 7 người thiệt mạng còn có hàng chục người bị thương trong vụ đánh bom. Hiện chưa có tổ chức nào nhận trách nhiệm về vụ tấn công xảy ra lúc 15h30' giờ Oslo (20h30' giờ Hà Nội) này. Kính vỡ, gạch đá và tài liệu phủ kín trên các con phố xung quanh những toà nhà bị hư hại do vụ nổ, trong khi khói bốc cao từ đây suốt nhiều giờ.


    Nhân chứng Oistein Mjarum, giám đốc truyền thông hội Chữ thập Đỏ Na Uy cho biết, văn phòng cơ quan này nằm ngay gần hiện trường vụ nổ. "Đây là khu vực rất đông đúc vào buổi chiều thứ sáu và có rất nhiều người trên phố, đồng thời có nhiều người đang làm việc trong các toà nhà bị cháy", BBC dẫn lời ông Mjarum. Vài giờ sau vụ đánh bom ở trung tâm Oslo là vụ xả súng đẫm máu tại trại thanh niên thuộc đảng Lao động cầm quyền đặt trên đảo nhỏ Utoeya, phía tây thủ đô Na Uy. Nghi phạm gây ra vụ khủng bố bị bắt tại chỗ và giới chức xác nhận đây là một công dân Na Uy. Các nhân chứng mô tả nghi phạm 32 tuổi có mái tóc vàng, dáng cao lớn và ăn mặc giả danh một sĩ quan cảnh sát. Tay súng trang bị súng ngắn, súng máy và một khẩu shotgun khi đi tấn công. Hắn giả làm một cảnh sát rồi đi bằng phà từ đất liền ra hòn đảo và nói rằng tới đây để điều tra những manh mối liên quan đến các vụ nổ bom. Anh ta yêu cầu mọi người tập hợp thành một vòng tròn rồi bắt đầu nổ súng.

    Khủng bố kép làm rung chuyển Nauy
    Khủng bố kép làm rung chuyển Nauy
    Khủng bố kép làm rung chuyển Nauy
    Khủng bố kép làm rung chuyển Nauy




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy