Top 10 Yếu tố giúp tạo lập thói quen tự học tốt nhất
Tự học tưởng chừng như là một việc rất quen thuộc đối với mỗi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường từ tiểu học cho đến lên tận hệ Đại học, Cao học. Tuy quen ... xem thêm...thuộc nhưng không phải ai cũng có khả năng tự học cho bản thân được, vậy làm sao để tạo lập được thói quen tự học tốt, hãy cùng xem một số điều dưới đây nhé.
-
Chọn cho mình lượng kiến thức phù hợp
Các kiến thức trường lớp, bài vở luôn là một thế giới vô cùng rộng lớn mà ta không bao giờ có thể nắm bắt hết được. Cũng như có nhiều môn học mà cần phải có sự giảng dạy hỗ trợ của giáo viên trên lớp ta mới thực sự hiểu hết và nắm được trọng tâm kiến thức.Chính vì vậy, khi tự học hãy lựa chọn bài mình cần học trước tiên.
Thường đó nên là bài tập mà đã được chữa, có dạng bài cụ thể trong sách,để chúng ta có thể dễ dàng hiểu và làm theo. Hoặc các bạn nên lựa chọn ngoại ngữ là môn dành nhiều thời gian tự học ra nhất, bởi ngoại ngữ thường tập trung vào những cấu trúc ngữ pháp nhất định, quan trọng nhất là rèn luyện đề thật nhiều nếu bạn muốn nâng cao trình độ ngữ pháp, đọc hiểu của mình. Có như vậy, khi tự học sẽ không bị nản chí hay nhanh chán được.
-
Lập thời gian biểu
Thời gian biểu này chỉ là dành riêng cho việc tự học của bạn chứ không nhất thiết phải là thời gian biểu cả ngày. Bạn nên tự làm một bảng thời gian biểu nêu rõ mình sẽ tự học vào lúc mấy giờ, dành bao nhiêu thời gian cho môn này, bao nhiêu thời gian cho môn kia.
Và hơn hết mục đích của việc lập bảng thời gian này là bạn hoàn toàn có quyền quyết định việc học của mình diễn ra trong bao lâu, có thể là 30 phút mỗi ngày, cũng có thể là 1 - 2 tiếng. Từ đó bạn sẽ có cảm giác được làm chủ công việc hơn và sẽ không phải học trên tinh thần bắt ép nữa nha.
-
Chuẩn bị một không gian thoải mái
Không gian chắc chắn sẽ là thứ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng của bạn đó. Khi chúng ta có tâm trạng tốt và thoải mái thì chắc chắn làm mọi việc sẽ đều thấy thích thú và tập trung hơn rất nhiều. Đó chính là lý do tại sao cần phải tạo cho bản thân một không gian thật ưng ý.
Không gian thoải mái có thể là một quán cà phê, một quán trà sữa với rất nhiều thiên nhiên hoa lá xung quanh,.. hoặc khi không có điều kiện đi ra ngoài, chỉ cần làm cho chính góc bàn học của mình trở nên xinh xắn cũng là một cách rất hay ho rồi. Sắp xếp sách vở gọn gàng theo trật tự, đặt một chậu cây nho nhỏ trên bàn học, chọn cái ghế thoải mái nhất rồi sau đó bắt đầu làm việc mình cần.
Nghe có vẻ rất mất thời gian, tuy nhiên nó sẽ chẳng đáng là bao so với việc bạn có một chỗ thật tuyệt cho việc học của mình trở nê thú vị đúng không.
-
Có một cốc nước
Một cốc nước sẽ là thứ tiếp thêm cho bạn thật là nhiều năng lượng khi đang tập trung vào làm việc đó. Nếu như đang học mà phải đứng lên đi lấy nước sẽ rất có thể làm ảnh hưởng đến sự tập trung của bạn.
Còn nếu như chuẩn bị đồ ăn thì tâm trí bạn sẽ rất dễ mau chóng bị cuốn vào đồ ăn mất và không còn tư tưởng để học hành nữa rồi. Đó chính là lý do một cốc nước chính là sự lựa chọn hoàn hảo. Nhưng cũng không cần uống quá nhiều nước vào lúc này nha, chỉ một cốc vừa đủ là được rồi.
-
Học ở nơi có đủ ánh sáng
Tự học hay làm bất kỳ việc gì khác cùng vậy, đủ ánh sáng là điều quan trọng không bao giờ có thể thiếu được. Ánh sáng giúp chúng ta tập trung hơn vào công việc đang làm, các bạn nên chọn ánh sáng tự nhiên hoặc khi không thể thì có thể dùng ánh sáng vàng của đèn học chuyên dụng nhé.
Đủ ánh sáng cũng sẽ giúp chúng mình tiếp thu bài một cách tốt hơn và đương nhiên là tốt cho mắt và sức khỏe của bản thân nữa. Hãy chọn học ở những nơi có cửa sổ nếu có thể nhé.
-
Nghe nhạc kích thích trạng thái alpha trong não
Con người có 4 loại sóng não là alpha, beta, theta và delta. Trong các loại sóng não này, trạng thái alpha (thường dao động trong khoảng 8-13 Hz) có thể giúp gia tăng khả năng tập trung và tăng hiệu quả học tập một cách tốt nhất.
Điều tuyệt vời là bạn có thể giúp não bộ đi vào trạng thái alpha bằng cách lắng nghe những bản nhạc có beat rơi vào khoảng 8-13 Hz (chẳng hạn như nhạc baroque – thể loại nhạc cổ điển của các nhà soạn nhạc như Bach, Vivaldi,...) khi học. Cố gắng tránh xa nhạc có lời, nhạc sôi động bởi chúng có thể khiến bạn mất tập trung.
-
Đề ra mục tiêu cụ thể, rõ ràng
Yếu tố quan trọng nhất cũng là yếu tố mà bạn cần phải theo đuổi trong quá trình tự học là mục tiêu ban đầu mà bản thân đặt ra. Làm việc gì cũng cần phải có mục tiêu thì bạn mới có các bước đi cụ thể cũng như lịch trình học phù hợp.
Các mục tiêu trong tương lai của chúng mang lại cho chúng nguồn động lực lớn thúc đẩy bản thân chúng có tinh thần và thái độ học tập chăm chỉ, trong khi những em khác bị phân tán vào những việc khác ngoài chuyện học tập. Khi có mục tiêu rồi, bạn sẽ có thêm động lực để cố gắng đạt được những gì mà mình đặt ra.
-
Ghi chú cẩn thận và đầy đủ
Viết ghi chú rõ ràng và đầy đủ sẽ giúp bạn xử lý và phân loại thông tin bạn đang học. Những dòng ghi chú này sẽ là tài liệu cho bạn xem lại vài phút trước giờ kiểm tra. Nếu bạn đã bỏ lỡ một lớp học hay chưa nghe rõ để đảm bảo ghi chú của bạn được hoàn thiện nhất có thể thì có thể đọc thêm sách hoặc hỏi giáo viên. Não bộ chỉ có thể vận hành tốt trong 45 phút đầu tiên. Vậy nếu bạn không ghi chép cẩn thận, bạn sẽ không có cơ hội để ôn tập lại lần nữa.
Ngoài ra, trong những lớp học online khi mà không ai theo dõi hay kiểm soát được thông tin bạn tiếp nhận thì bạn phải là người chủ động lưu giữa và kết nối mình với những thông tin thầy cô truyền tải đó. Có vậy, việc học mới hiệu quả được.
-
Kỷ luật khi học
Rèn luyện tính kỷ luật khi tự học. Hãy dẹp bỏ toàn bộ những vật có thể gây phân tâm khi học. Và xác định rằng, khi ngồi vào bàn học, bạn sẽ dành toàn bộ tâm trí, sự tập trung cho bài học chứ không phải là một thứ gì khác. Thêm nữa, hãy tự tạo cho mình hình phạt nhẹ nhàng nếu đi trái với kế hoạch, chẳng hạn tự phạt mình 1000 đồng nếu vào bàn học muộn 1 phút.
Kỷ luật này cần gắn chặt với kế hoạch và mục tiêu đã đề ra. Tự học là sự tự giác và bạn cần phải tự ép buộc bản thân làm việc đúng đắn. Tự rèn luyện trật tự kỷ luật sẽ giúp bạn trên con đường sự nghiệp và cuộc sống sau này rất nhiều.
-
Thường xuyên tự kiểm tra kiến thức
Tự học sẽ gắn liền với việc tự kiểm tra kiến thức bản thân. Hãy tưởng tượng như mình đang ở trên lớp, bạn có thể tìm kiếm hoặc từ lập những bài kiểm tra ngắn cho mình. Kiểm tra kiến thức là phương pháp tự học hiệu quả giúp bạn củng cố lại lần nữa những gì đã học.
Việc tự kiểm tra, đánh giá nhìn nhận kết quả học tập qua quá trình tự học có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức: dùng các thang đo mức độ đáp ứng yêu cầu của giáo viên, bản thân tự đánh giá, sự đánh giá nhận xét của tập thể thông qua thảo luận, tự đối chiếu so sánh với mục tiêu đặt ra ban đầu…