Bài soạn "Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ" số 4
I. Từ nhiều nghĩa
Câu 1 - Trang 55 SGK
Đọc bài thơ sau:
Những cái chân
Cái gậy có một chân
Biết giúp bà khỏi ngã
Chiếc com-pa bố vẽ
Có chân đứng, chân quay
Cái kiềng đun hằng ngày
Ba chân xoè trong lửa
Chẳng bao giờ đi cả
Là chiếc bàn bốn chân
Riêng cái võng Trường Sơn
Không chân đi khắp nước
(Vũ Quần Phương)
Câu 2 - Trang 55 SGK
Tra từ điển để biết các nghĩa của từ chân.
Trả lời
Nghĩa của từ chân:
+ (1) Bộ phận dưới cùng của thân người hay động vật dùng để đi và đứng.
+ (2) Phần dưới cùng, phần gốc của một vật.
+ (3) Bộ phận của một vật dùng để đỡ vật ấy đứng ngay được trên mặt phẳng.
+ (4) Địa vị, chức vị của một người. (…)
+ (5) Âm tiết trong câu thơ ở ngôn ngữ phương Tây (theo từ điển tiếng Việt 1991)
Câu 3 - Trang 56 SGK
Tìm một số từ có nhiều nghĩa khác trong bài thơ.
Trả lời
Một số từ khác cũng có nhiều nghĩa như từ chân là: nhà, đồng, …
– Từ nhà có các nghĩa:
+ (1) Công trình xây dựng để ở, làm việc
+ (2) Chỗ ở, nơi ở và các đồ đạc của một gia đình
+ (3) Gia đình, những người sống cùng nhà
+ (4) Chỉ người thay mặt cho một gia đình (thường dùng ở nông thôn)
+ (5) Triều đình, dòng họ nhà vua
+ (6) Tiếng để gọi vợ hoặc chồng (thường dùng ở nông thôn)
– Ví dụ:
+ (1) Ngôi nhà đã được xây xong.
+ (2) Dọn nhà đi nơi khác.
+ (3) Cả nhà đều có mặt đông đủ.
+ (4) Nhà Dậu mới được cởi trói.
+ (5) Nhà Tiền Lê đổ, nhà Lí lên thay.
+ (5) Nhà ơi, giúp tôi một tay.
– Từ đồng:
+ (1) ruộng đồng
+ (2) đồng (kim loại)
+ (3) đồng (đơn vị tiền tệ)
+ (4) đồng lòng
Câu 4 - Trang 56 SGK
Tìm một số từ có một nghĩa, ví dụ: com - pa, kiềng,...
Trả lời
Một số từ như: gậy, thận, gan, ca-mê-ra, ...
II. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Câu 1 - Trang 56 SGK
Tìm mối liên hệ giữa các nghĩa của từ chân.
Trả lời
Căn cứ vào các nghĩa của từ chân đã tìm được ở câu trên ta thấy:
- Nghĩa đầu tiên của từ chân là: bộ phận tiếp xúc với đất của cơ thể người hoặc động vật.
- Nghĩa đầu tiên là cơ sở để suy ra các nghĩa sau. Các nghĩa sau làm phong phú cho nghĩa đầu tiên.
Câu 2 - Trang 56 SGK
Trong một câu cụ thể, một từ thường được dùng với mấy nghĩa ?
Trả lời
Thông thường, trong câu từ chỉ có một nghĩa (tức là chỉ có một trong số các nghĩa của từ được hiểu). Nhưng cũng có khi trong câu từ mang nhiều nghĩa, cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển, nhất là trong văn bản văn học nghệ thuật.
Câu 3 - Trang 56 SGK
Trong bài thơ Những cái chân, từ chân được dùng với những nghĩa nào ?
Trả lời
Từ chân được dùng với nghĩa chuyển nhưng muốn hiểu được nghĩa chuyển ta phải dựa vào nghĩa gốc.
=> Tác giả đã sử dụng đồng thời cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển tạo nên những liên tưởng thú vị đặc biệt là hình ảnh chiếc võng dù không có chân nhưng vẫn đi khắp nơi.
Luyện tập
Câu 1 - Trang 56 SGK
Hãy tìm một số trường hợp chuyển nghĩa của các từ đầu, mũi, tay.
Trả lời
Ba từ chỉ cơ thể người: đầu, mũi, tay.
* đầu:
- Nghĩa gốc: phần trên nhất của thân thể người hay phần trước nhất của thân loài vật, ở đó có hệ thần kinh trung ương, phần lớn các giác quan, nối vào thân bằng cổ. Ví dụ: Đầu bạc răng long, đau đầu, nhức đầu, Đầu voi đuôi chuột,…
- Các trường hợp chuyển nghĩa thường gặp:
+ Phần trên nhất, trước nhất của một vật (đầu trang sách, đầu sông, đầu đường)
+ Phần trước nhất của một sự việc (đầu mối)
+ Phần có điểm xuất phát của một khoảng không gian, thời gian (đầu năm, đầu tháng, đầu tuần);
+ Phần tốt nhất (đứng đầu lớp về môn toán);
+ Vị trí hoặc thời điểm thứ nhất, trên hoặc trước những vị trí, thời điểm khác(lần đầu, ngồi đầu bàn, lá cờ đầu, …)
+ Phần ở tận cùng, giống nhau, ở hai phía đối lập trên chiều dài của một vật (hai đầu cầu, trở đầu đũa, …)
* mũi:
- Nghĩa gốc: Phần nhô cao theo trục dọc của mặt, giữa trán và môi trên, trong đó có phần phía trước của hai lỗ vừa để thở, vừa là bộ phận của cơ quan khứu giác. Ví dụ: mũi lõ, mũi tẹt, sổ mũi, khịt mũi,…
- Các trường hợp chuyển nghĩa thường gặp:
+ Phần nhọn hoặc nhọn và sắc ở đầu một vật (mũi kim, mũi kéo, mũi dao)
+ Phần đất nhọn nhô ra biển, sông (mũi Cà Mau, mũi đất)
+ Hướng triển khai lực lượng, phần lực lượng quân đội tiến lên trước (cánh quân chia thành ba mũi, mũi quân thọc sâu vào lòng địch).
*tay:
- Nghĩa gốc: Chi trên, từ vai đến ngón. Ví dụ: cánh tay, khuỷu tay, cổ tay, bàn tay, ngón tay, đau tay,…
- Các trường hợp chuyển nghĩa thường gặp:
+ Chỗ để tì, vịn chi trên (tay ghế, tay vịn cầu thang)
+ Trình độ nghề, trình độ làm việc gì đó (tay nghề, tay súng giỏi)
+ Biểu tượng cho quyền sử dụng hay định đoạt của con người (sa vào tay giặc, có đủ quyền hành trong tay)
+ Bên tham gia vào một việc nào đó có liên quan giữa các bên với nhau (cuộc đàm phán tay ba, hội nghị tay tư, …)
Câu 2 - Trang 56 SGK
Dưới đây là một số hiện tượng chuyển nghĩa của từ tiếng Việt. Hãy tìm thêm cho mỗi hiện tượng chuyển nghĩa đó ba ví dụ minh hoạ:
a) Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động: cái cưa à cưa gỗ
b) Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị: gánh củi đi à một gánh củi
Trả lời
Một số từ chỉ bộ phận của cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể người.
+ Cánh hoa => cánh tay
+ Cuống lá => cuống phổi
+ Bắp chuối => bắp tay
+ Cùi thơm (dứa) => cùi chỏ
+ Mép lá => mồm mép
Câu 3 - Trang 57 SGK
Dưới đây là một số hiện tượng chuyển nghĩa của từ tiếng Việt. Hãy tìm thêm cho mỗi hiện tượng chuyển nghĩa đó ba ví dụ minh hoạ:
a) Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động: cái cưa à cưa gỗ
b) Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị: gánh củi đi à một gánh củi
Trả lời
– Sự vật chuyển thành hành động:
+ mưa rào → Trời đang mưa rào
+ cái quạt → Trưa nóng, bà luôn ngồi quạt ru em ngủ.
+ cái điện thoại → Đến nơi, hãy điện thoại cho tôi ngay nhé.
– Hành động chuyển thành đơn vị:
+ nắm cơm → một nắm cơm
+ bó củi lại → hai bó củi
+ vốc hai vốc gạo vào rá
Câu 4 - Trang 57 SGK
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi
NGHĨA CỦA TỪ “BỤNG”
Thông thường, khi nói đến ăn uống hoặc những cảm giác về việc ăn uống, ta nghĩ đến bụng. Ta vẫn thường nói: đói bụng, no bụng, ăn cho chắc bụng, con mắt to hơn cái bụng,… Bụng được dùng với nghĩa “bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày”.
Nhưng các cụm từ nghĩ bụng, trong bụng mừng thầm, bụng bảo dạ, định bụng,… thì sao? Và hàng loạt cụm từ như thế nữa: suy bụng ta ra bụng người, đi guốc trong bụng, sống để bụng chết mang đi,… Trong những trường hợp này, từ bụng được hiểu theo cách khác: bụng là “biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra, đối với người, với việc nói chung”.
(Theo Hoàng Dĩ Đình)
a) Tác giả đoạn trích trên nêu lên mấy nghĩa của từ bụng? Đó là những nghĩa nào? Em có đồng ý với tác giả không?
b) Trong các trường hợp sau đây, từ bụng có nghĩa gì:
- Ăn cho ấm bụng.
- Anh ấy tốt bụng.
- Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc.
Trả lời
a. Tác giả nêu lên hai nghĩa của từ bụng
+ (1) bộ phận cơ thể người hoặc động vật.
+ (2) lòng dạ.
b.+ Ấm bụng: nghĩa gốc (nghĩa 1). VD: Ăn cho ấm bụng.
+ Tốt bụng: nghĩa chuyển (lòng dạ). VD: Bác ấy rất tốt bụng.
+ Bụng chân: nghĩa chuyển (phần giữa bàn chân và gối). VD: Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc.