Top 10 điều nên làm trước khi quyết định kết hôn

Trúc Tiên 457 0 Báo lỗi

Việc kết hôn là một chuyện trọng đại, có thể sẽ thay đổi cả cuộc đời bạn, vì vậy nếu bạn muốn có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc toàn vẹn, bạn cần hiểu và làm ... xem thêm...

  1. Top 1

    Thay đổi ý nghĩ

    Hãy dẹp bỏ khái niệm “một túp lều tranh, 2 quả tim vàng” đi vì ngày nay tiền bạc lại chính là nền tảng cho một cuộc hôn nhân vững bền. Không có tiền, con người vốn sẽ lâm vào trạng thái dễ cáu kỉnh, bực tức… chưa tính đến việc chi trả cho các chi tiêu phát sinh của gia đình, nào là tiền điện, nước, thức ăn, quần áo, chi phí học hành cho con cái… Bạn thật sự không thể có được một cuộc hôn nhân hạnh phúc nếu bạn phải lo lắng quá nhiều thứ, tương lai thì lại không thể biết trước được liệu rằng có biến cố nào có thể xảy ra hay không và bạn thì không có bất cứ thứ gì có thể đề phòng ngoại trừ việc lo lắng.



    Thay đổi ý nghĩ

  2. Top 2

    Tìm hiểu tài chính đối phương

    Có thể người ấy không giàu có nhưng bù lại anh ấy chăm chỉ, cô ấy hiền lành, tương lai hai người sẽ vô cùng hạnh phúc, có những đứa con xinh xắn như thiên thần, gia đình phát triển, tương lai tươi sáng và một cuộc sống như mơ. Tuy nhiên nếu anh/cô ta lại đang “sở hữu” một món nợ khổng lồ nghĩa là bạn sắp sửa cưới luôn món nợ ấy?! Hãy chắc chắn mình đã tìm hiểu kĩ về vấn đề tài chính của người yêu trước khi tiến đến mối quan hệ hôn nhân, nếu không bạn sẽ bị “vỡ mộng”, thậm chí được “bonus” cảm giác bị lừa dối vì không biết gì cả.





    Tìm hiểu tài chính đối phương
  3. Top 3

    Chia sẻ thẳng thắn

    Nếu như bạn có một khoản nợ nào đó, bạn nên chia sẻ một cách thẳng thắn với đối phương biết, nếu thật lòng là yêu thương nhau, cả hai sẽ có cơ hội hiểu nhau hơn, sẵn sàng cùng nhau gánh vác và dễ dàng tìm được tiếng nói chung trong vấn đề tài chính nhạy cảm này, khi đã nói trước cho nhau biết, sẽ không ai cảm thấy thất vọng hay bất cứ sự bất mãn nào vì họ đã hiểu, đồng ý và chấp nhận tiến tới hôn nhân, nếu đối phương không tự động nói, bạn hãy chủ động hỏi, hỏi không có nghĩa là bạn thực dụng hay coi thường đối phương mà cả hai cần chuẩn bị tâm lý trước khi kết hôn.





    Chia sẻ thẳng thắn
  4. Top 4

    Phân loại đối tượng

    Hai người khi đang yêu nhau không nên quá kì vọng và tưởng tượng vào tương lai bởi nếu thực tế không giống, tình cảm rất dễ đổ vỡ, vì vậy nếu đã đi đến quyết định kết hôn nghĩa là cả hai phải thật sự hiểu nhau là người thế nào và có phù hợp với tính cách của mình hay không, nếu cả hai đều hợp nhau thì sẽ không có vấn đề gì cả. Trong vấn đề tài chính của hôn nhân, thường sẽ xuất hiện ba đối tượng sau:
    • Đối tượng hoàn toàn độc lập về vấn đề kinh tế, mọi thu nhập và chi tiêu đều được phân chia sòng phẳng: Tiền của anh là của anh và tiền của em là của em.
    • Đối tượng cùng phụ thuộc lẫn nhau, cùng giúp đỡ và chia sẻ mọi chi phí, không phân biệt tiền của ai: Tiền của anh hay của em đều là của chúng ta.
    • Đối tượng phụ thuộc hoàn toàn có nghĩa là sẽ có một người duy nhất trong gia đình gánh toàn bộ chi phí, chăm lo luôn cả người phụ thuộc.



    Phân loại đối tượng
  5. Top 5

    Thảo luận kế hoạch tài chính

    Sau khi kết hôn bạn muốn làm gì? Tiền nhàn rỗi hai vợ chồng dành dụm sẽ được dùng vào đâu? Lỡ như anh ấy thích đầu tư tiền vào những kênh đầu tư mang đầy tính rủi ro để có lợi nhuận cao, còn bạn thì chỉ thích sự an toàn bằng cách gửi tiền vào ngân hàng để nhận lãi hàng tháng, ai sẽ nhường ai, ai sẽ thấy bất mãn? Để hai người cùng đồng lòng, ngay từ đầu bạn nên vạch sẵn một kế hoạch cùng anh ấy nhưng nếu như đã cưới rồi mới nảy sinh mâu thuẫn, hai bạn cần trao đổi với nhau thật rõ ràng về quan điểm của mình cho đối phương hiểu rồi cùng nhau quyết định, đừng bắt người khác làm theo ý mình mà không nghe thử ý kiến đối phương vì xét cho cùng, cả hai đều có ý tốt muốn chăm lo cho cuộc sống gia đình.





    She says, he listens
    She says, he listens
  6. Top 6

    Chia sẻ gánh vác chi tiêu

    Nếu như hai bạn đều có khả năng tạo thu nhập cho riêng mình, hãy trung thực và công khai với nhau số tiền mình kiếm được từ công việc, mối quan hệ sẽ trở nên gắn kết nhờ vào sự tin tưởng, đừng tạo bất kì bí mật che dấu hay “quỹ đen” gì cả vì như vậy sẽ dễ tạo sự hoài nghi mà tình cảm rất dễ bị sự hoài nghi làm đổ vỡ, cũng đừng tính toán với nhau từng đồng, mối quan hệ mà tính toán với nhau chỉ có đối tác làm ăn còn giữa vợ chồng thì chỉ nên có sự yêu thương , chia sẻ, lo toan mọi việc cùng nhau nhé.





    Chia sẻ gánh vác chi tiêu
  7. Top 7

    Tôn trọng thu nhập

    Vấn đề thu nhập ai cao hơn ai cũng khá nhạy cảm trong hôn nhân, nếu như người chồng có thu nhập cao hơn vợ mình, đừng chơi trò quyền lực trong gia đình, đừng sử dụng đồng tiền để đối xử với vợ mình như “nô lệ”. Bỏ ngay kiểu “phát lương” và tính toán từng đồng các chi tiêu của vợ cho gia đình. Gia đình là bình đẳng, là yêu thương là sẻ chia mới có thể hạnh phúc bền lâu. Còn nếu người vợ có thu nhập cao hơn người chồng, người vợ cần cẩn trọng lời nói của mình, giúp chồng tự tin thì cuộc hôn nhân sẽ không bị ngăn cách hay có bất cứ rào cản nào.





    Tôn trọng thu nhập
  8. Top 8

    Cần để dành một khoản tiết kiệm

    Tuy là bạn có thể xoay sở tất cả mọi chi phí phát sinh trong gia đình, chăm lo cho con cái, nhà cửa nhưng tương lai không thể đoán trước được, bạn cần có một khoản tiết kiệm dành dụm để phòng trường hợp xấu xảy đến như bệnh tật, tại nạn… Tất nhiên điều này không ai mong muốn cả nhưng nếu có khoản riêng cũng sẽ đỡ lo hơn là không có gì để phòng trước.





    Cần để dành một khoản tiết kiệm
  9. Top 9

    Đừng khiến gia đình rơi vào rắc rối

    Hai người thương yêu nhau, đến với nhau và trở thành vợ chồng, trong quan hệ này luôn cần có sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. Nếu cuộc sống của những người thân hay bạn bè bạn gặp khó khăn và họ cần sự trợ giúp từ bạn, họ đến để vay tiền của bạn hay đúng hơn là của gia đình bạn, bạn không nên tự quyết định mà hãy bàn bạc cùng vợ/chồng mình, đừng để vấn đề tài chính của gia đình mình gặp khó khăn bởi sự quyết định của cá nhân, tài chính là tài sản chung chứ không của riêng ai cả. Bàn bạc trước khi quyết định cũng thể hiện sự tôn trọng với đối phương.





    Đừng khiến gia đình rơi vào rắc rối
  10. Top 10

    Kiểm soát tài chính

    Nợ trước khi kết hôn có thể được chấp nhận có nghĩa là bạn đã khá là may mắn vì có một người rất yêu thương, sẵn sàng chia sẻ khổ cực cùng bạn tuy nhiên việc nợ sau khi kết hôn là một vấn đề nghiêm trọng khác, rất nhiều cuộc sống gia đình bị đổ vỡ vì bỗng nhiên đổ nợ mà đối phương thì không biết tại sao, chuyện gì đã xảy ra và bạn đã sử dụng tiền để làm gì. Đừng đẩy cuộc hôn nhân của mình đi vào bế tắc bạn nhé.





    Kiểm soát tài chính



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy