Boudhanath - Nepal
Boudhanath là một bảo tháp, và cũng là nơi an táng di hài của Đức Phật Kassapa. Nó nằm trên tuyến đường thương mại cổ xưa từ Tây Tạng đi vào, cách trung tâm và vùng ngoại ô phía đông bắc của Kathmandu-Nepal khoảng 11 km. Kiến trúc độc đáo khiến nó trở thành một trong những bảo tháp hình cầu lớn nhất thế giới. Đây là một địa điểm linh thiêng quan trọng đối với Phật tử Tây Tạng, bốn mặt của đỉnh tháp có bốn mắt Phật đang an tĩnh, quan sát. Được bao bọc bởi một số tu viện, gần 50 ngôi nhà cùng xưởng đầy màu sắc. Năm 1979, Boudhanath vinh dự trở thành Di sản Thế giới được UNESCO công nhận; cùng với Swayambhu - đây là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất khu vực.
Sau cuộc nổi dậy năm 1959, một số lượng lớn người tị nạn Tây Tạng đã di cư đến Nepal, rồi định cư quanh Boudhanath. Các thương nhân Tây Tạng đã nghỉ ngơi, cũng như cầu nguyện tại bảo tháp này trong nhiều thế kỷ. Họ chứng kiến việc xây dựng hơn 50 tu viện Phật giáo xung quanh đây. Một trận động đất tại Nepal vào tháng 4 năm 2015 làm hư hại nặng tòa bảo tháp, gây ra các vết nứt nghiêm trọng. Do đó, toàn bộ cấu trúc phía trên mái vòm cùng các di tích tôn giáo bên trong đã phải dỡ bỏ, công việc này đã được hoàn thành vào cuối tháng 10 năm 2015. Quá trình tái thiết bắt đầu vào ngày 3 tháng 11 năm 2015 với nghi thức đặt một cột trung tâm mới cho bảo tháp trên đỉnh mái vòm.
Nó chính thức mở cửa trở lại từ ngày 22 tháng 11 năm 2016. Việc cải tạo và xây dựng lại tổ chức bởi Ủy Ban Phát triển Khu Vực Boudhanath. Toàn bộ những sửa chữa được tài trợ bởi sự đóng góp tư nhân từ các nhóm Phật giáo cũng như tình nguyện viên. Theo như thông tin được biết, giá trị lên đến 2,1 triệu USD cùng hơn 30kg vàng. Bảo tháp Boudhanath được khánh thành bởi Thủ tướng Pushpa Kamal Dahal. Tuy nhiên, chính phủ Nepal bị chỉ trích rất nhiều vì tốc độ tái thiết chậm, các cấu trúc di sản bị động đất tàn phá như đền thờ, cùng nhiều công trình vẫn chưa được sửa chữa.