Đền Hoa Sen - Ấn Độ
Đền Hoa Sen ở New Delhi-Ấn Độ, là một nơi thờ cúng của những người theo đạo Baháʼí, được khánh thành vào tháng 12 năm 1986. Nổi tiếng với hình dạng giống hoa sen, ngôi đền đã trở thành một điểm thu hút nổi bật trong thành phố. Nơi đây luôn mở cửa chào đón tất cả mọi người, bất kể tôn giáo, tín ngưỡng nào.
Nằm giữa những khu vườn tươi tốt được chăm sóc cẩn thận. Ngoài ra, đây còn là một nơi lý tưởng để thiền định. Cấu trúc bao gồm 27 cánh hoa ốp từ đá cẩm thạch, đứng tự do xếp thành cụm 3 để tạo thành 9 mặt, tượng trưng cho 9 tôn giáo chính trên thế giới. Cửa vào sảnh trung tâm có chiều cao hơn 34m và sức chứa 1.300 người. Ngôi đền đã giành về nhiều giải thưởng kiến trúc, cũng như được đăng trên nhiều mặt báo lẫn tạp chí.
Đền Hoa Sen do một người Iran tên Fariborz Sahba thành lập. Sau khi sống vài năm ở Canada, thì vào năm 1976, ông đã thiết kế ngôi đền và giám sát việc xây dựng nó. Kiến trúc kết cấu do một công ty Anh Quốc đảm nhận trong suốt 18 tháng, còn việc xây dựng do tập đoàn ECC thực hiện; với chi phí 10,56 triệu USD. Phần lớn số tiền mua mảnh đất này được tặng bởi Ardishír Rustampúr, người Pakistan. Vị thương nhân này có di chúc quy định rằng toàn bộ số tiền tiết kiệm cả đời của mình sẽ dùng cho việc xây dựng này. Bên cạnh đó, một phần ngân sách đã được tiết kiệm và sử dụng để xây lên một nhà kính, nhằm nghiên cứu các loại cây, hoa bản địa thích hợp tại địa điểm. Viên đá nền móng của Đền Hoa Sen được đặt ngày 19 tháng 10 năm 1977, ngôi đền được cung hiến vào ngày 24 tháng 12 năm 1986. Đối với lễ cung hiến, đã có sự quy tụ của 8.000 người theo đạo Baháʼí từ 107 quốc gia; trong đó có khoảng 4.000 người đến từ 22 tỉnh tại Ấn Độ . Ngôi đền bắt đầu mở cửa cho công chúng vào ngày 1 tháng 1 năm 1987, đã có hơn 10.000 người đã đến viếng thăm ngày hôm đó.