Top 15 Thực phẩm giúp mẹ bầu giảm đau và dễ sinh con
Quá trình mang thai của các mẹ bầu là niềm hạnh phúc nhưng khi chuẩn bị đón bé chào đời thì không ít mẹ bầu lo lắng về việc “đau đẻ”. Chính vì vậy việc tìm ... xem thêm...hiểu về những phương pháp giúp cho quá trình sinh thường được diễn ra dễ hơn và nhanh hơn luôn là mối quan tâm của rất nhiều mẹ bầu. Mẹ bầu đang bước vào tháng cuối thai kỳ, đừng quên bổ sung vào thực đơn hàng ngày những loại đồ ăn uống có tác dụng làm mềm cổ tử cung giúp quá trình trở dạ bớt đau và bé chào đời dễ dàng hơn nhé! Hãy cùng Toplist tìm hiểu những thực phẩm giúp mẹ bầu giảm đau và dễ sinh con qua bài viết dưới đây nhé!
-
Mè Đen (nên sử dụng từ tuần thứ 35)
Hạt mè hay còn gọi là vừng, còn có tên khoa học là Sesamum indicum, là loại cây trồng khá lâu đời và được tìm thấy hơn 3.500 năm trước. Mè có màu trắng, đen, vàng và đỏ, tùy thuộc vào chủng loại. Ngoài ra, dùng mè đen cho bà bầu còn mang đến nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cả mẹ lẫn con. Táo bón là một vấn đề thường gặp trong thời gian mang thai. Mè đen rất giàu chất xơ, giúp nhuận tràng tự nhiên, giảm táo bón thai kỳ. Bà bầu ăn mè đen sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Tác dụng của mè đen với bà bầu rất lớn nhưng đáng chú ý nhất phải kể đến đó là vừng đen chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, có thể giúp tăng cường hệ thống phòng thủ của cơ thể, bảo vệ bạn khỏi cảm lạnh và cúm.
Phụ nữ mang thai thường hay bị thiếu canxi vì một lượng lớn canxi đã bị mất đi trong quá trình phát triển xương của bé. Hạt mè là một nguồn cung cấp canxi tuyệt vời, làm chắc xương và ngăn ngừa các bệnh răng miệng. Mè đen không chỉ chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé mà còn giúp bà bầu dễ dàng “vượt cạn”, có nhiều sữa sau sinh. Chè vừng đen nấu cùng bột sắn dây và một chút đường phèn rất tốt cho những mẹ bầu chuẩn bị “vỡ chum” vì trong vừng đen có chứa vitamin E, protein... rất bổ cho máu, tiêu hóa tốt cũng như đẹp cả da lẫn tóc.
-
Rau lang (Nên dùng từ tuần thứ 38 của chu kỳ thai)
Nói đến rau lang nhiều mẹ liên tưởng đến một loại rau dân dã, mộc mạc. Nhưng khi nói đến giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại thì không thua kém bất kỳ loại rau “đắt đỏ” nào. Trong mỗi 100 gam rau lang quý giá có chứa năng lượng 41 kcal, chất béo tổng hợp 0.3 gam, Natri 7 mg, Kali 312 mg, Cacbohydrat 7 gam, Chất xơ 1,9 gam, Protein 2,2 gam, Vitamin A 2,939 IU, Vitamin C 1,5 mg, Canxi 33 mg... Ngoài những chất dinh dưỡng được “đong đếm” chính xác bằng số cụ thể kia thì rau lang còn chứa hàm lượng lớn chất xơ giúp giảm táo bón, giúp nhuận tràng.
Những giá trị dinh dưỡng có trong rau lang được các nhà khoa học đánh giá là cân đối và cần thiết đối với phụ nữ có thai và cho con bú. Ngoài ra, theo quan niệm của Đông y rau lang có vị ngọt, tính mát giúp giải tỏa nhiệt trong người bà bầu. Theo Tây y thì rau lang có nhiều vitamin B6, có tác dụng giảm buồn nôn đối với phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu, giúp ăn ngon miệng hơn. Không chỉ giúp bà bầu làm mềm tử cung, rau lang còn có tác dụng trị táo bón rất hiệu quả. Mẹ cũng có thể ăn rau lang ngay sau sinh để có nhiều sữa cho bé bú hơn. Tuy nhiên, mẹ không nên quá "lạm dụng" món rau này dù trong bất cứ giai đoạn nào vì có thể gây... tiêu chảy. -
Cà tím (nên bổ sung từ tuần thứ 39 của thai kỳ)
Cà tím là một nguồn cung cấp tuyệt vời các dưỡng chất niacin, vitamin A, B, E… vốn rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Loại quả này chứa các khoáng chất như kali, đồng, sắt và mangan để giúp duy trì điện giải, tăng cường cung cấp máu, số lượng huyết sắc tố đáng kể. Folate đóng vai trò thiết yếu đến quá trình phát triển não bộ của thai nhi và khả năng nhận thức. Bà bầu ăn cà tím sẽ giúp làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh hoặc những bệnh lý liên quan. Việc mẹ bầu ăn cà tím giúp kiểm soát sự gia tăng lượng đường trong máu và do đó hỗ trợ kiểm soát đường huyết nếu chẳng may mẹ bầu mắc chứng tiểu đường thai kỳ.
Theo các chuyên gia, cà tím được xem là thực phẩm khá an toàn để thưởng thức trong thời gian mang thai nếu bà bầu ăn cà tím với một lượng vừa phải. Cà tím chứa ít chất béo bão hòa và cholesterol và rất dồi dào chất xơ, vitamin K, folate, kali, phốt pho cùng nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu khác. Vào tuần cuối cùng của thai kì, các mẹ nên ăn những món ăn được chế biến từ cà tím như cà tím bung thịt, cà tím xào, canh cà tím... Kết hợp ăn rau lang và cà tím xen kẽ để công cuộc sinh nở diễn ra dễ dàng vì tử cung của mẹ co giãn giúp quá trình sinh nở dễ dàng.
-
Dứa (Duy trì hàng ngày từ tuần thứ 39 của thai kỳ)
Ăn dứa khi bắt đầu bước vào tuần 39 của thai kì để sinh đẻ không đau. Trong dứa có chứa chất bromelain giúp tử cung mềm ra, đây là loại thần dược từ tự nhiên thúc đẩy quá trình chuyển dạ và giảm sự đau đớn cho mẹ sắp sinh. Do đó, các mẹ sắp sinh khi bắt đầu bước sang tuần thứ 39 được các bác sĩ khuyến khích và khuyên dùng các sản phẩm từ dứa như ăn dứa, uống nước ép dứa, các món ăn có dứa... Ăn dứa có thể giúp bạn sinh con dễ dàng hơn, nhưng bạn cần ăn với số lượng lớn. Dứa chứa một loại enzyme phân giải protein, bromelain giúp làm mềm cổ tử cung và gây chuyển dạ. Do đó, ăn dứa có lợi vì nó giúp mở cổ tử cung và giảm bớt thời gian khi vượt cạn.
Một lý do nữa mà bạn nên ăn dứa khi sắp sinh con là, ăn nhiều dứa sẽ kích thích dạ dày, sau đó gây co thắt tử cung. Do vậy, nó sẽ giúp bạn sinh con đơn giản hơn. Hãy chắc chắn rằng bạn ăn dứa tươi vì nó có chứa bromelain. Ăn dứa đóng hộp có thể không có ích cho việc này, bởi quá trình đóng hộp sẽ phá hủy enzyme bromelain. Ngoài ra, khi dứa được cắt và để mở trong một thời gian dài cũng làm tiêu hao protein. Một quả dứa có thể chứa ít enzyme bromelain. Bạn gần như phải ăn 7 quả dứa để có hiệu quả. Sẽ hiệu quả hơn nếu bạn ăn cả lõi dứa, vì nó chứa hầu hết các enzyme. Mặc dù ăn dứa là lựa chọn phổ biến giúp kích thích chuyển dạ, nhưng bạn nên lưu ý, ăn dứa cũng có thể có hại nếu bạn mắc chứng bệnh dạ dày nhé. -
Cam thảo (Nên sử dụng trong những ngày cuối của thai kỳ)
Cam thảo là một loại thảo dược có chứa axit glycyrrhizic, có thể gây ra biến chứng khi dùng với số lượng lớn. Với vai trò dược chất, cam thảo thường được sử dụng điều trị các vấn đề đường tiêu hóa bao gồm loét dạ dày, ợ nóng, đau bụng và viêm niêm mạc dạ dày (viêm dạ dày mạn tính), đau cổ họng, viêm phế quản, ho và nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus, các triệu chứng mãn kinh, loãng xương, viêm khớp mạn tính, lupus ban đỏ hệ thống, rối loạn gan, sốt rét, lao phổi, kali cao trong máu, ngộ độc thực phẩm, hội chứng mệt mỏi mạn tính, áp xe, phục hồi sau phẫu thuật, phát ban, cholesterol cao.
Cam thảo cũng không được khuyên dùng khi mang thai, nhưng vào những ngày cuối thai kì, uống trà cam thảo hoặc nước cam thảo sắc có thể hỗ trợ rất tốt quá trình chuyển dạ sinh con. Cam thảo là một vị thuốc bổ trong Đông y. Ngoài ra, loại trà này còn có vai trò hỗ trợ cơ thể tăng cường co bóp cổ tử cung khi sanh em bé. Mẹ có thể pha trà cam thảo để uống trước khi sinh mấy tuần để hành trình vượt cạn đơn giản hơn nhé.
-
Hoa hướng dương (bắt đầu chuyển dạ nên sử dụng luôn)
Nếu mẹ quyết định sinh thường nhưng vẫn cảm thấy... sợ đau, sợ khó sinh thì có thể sử dụng hoa hướng dương như một mẹo giúp chuyển dạ dễ dàng hơn. Cách này khá đơn giản, chỉ cần dùng khoảng 2 lạng hoa khô (có thể tự chuẩn bị trước bằng cách mua hoa tươi rồi phơi khô hoặc mua tại các tiệm thuốc bắc). Đem rửa hoa thật sạch, cho vào nồi/ấm sắc với khoảng 2 lít nước đến khi cạn còn khoảng 1/3 thì tắt bếp, đợi nguội bớt thì cho vào bình, uống lúc còn ấm và khi các cơn co thắt chuyển dạ xuất hiện.
Nghiên cứu hiện đại ghi nhận trong hoa hướng dương chứa b-caroten, cryptoxanthin, taraxanthin, lutein, quercimeritrin... DS Anh cho biết: “Uống nước hoa hướng dương để giúp đỡ đau khi đẻ thì tôi chưa thấy tài liệu nào nghiên cứu mà tôi có đọc được một số tài liệu cho rằng phụ nữ có thai không được dùng các vị thuốc lấy từ cây hoa hướng dương vì có thể gây sẩy thai. Sách về dược hiện đại như quyển Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam chỉ thấy ghi dịch chiết hoa hướng dương gây kích thích hô hấp, tăng cường co bóp ruột, có thể dùng trong những trường hợp như liệt ruột, không thấy đề cập đến việc giảm đau khi sinh”.
-
Nước tinh khiết, nước lọc (khi chuyển dạ)
Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tốt cho con người, nước giúp duy trì nhiệt độ cơ thể và bài tiết các chất thải từ quá trình chuyển hóa, giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn giảm quá trình oxy hóa, giữ nước cho cơ thể, đem lại sự tươi tắn, khỏe khoắn cho con người mỗi ngày. Đặc biệt, đối với cơ thể phụ nữ mang thai, nước có vai trò quan trọng hơn nữa vì bạn sẽ cần nhiều nước hơn để đáp ứng nhu cầu đang thay đổi từng ngày của cơ thể.
Tam cá nguyệt cuối, từ tuần thai thứ 28 đến 40, là khoảng thời gian mà bé phát triển rất nhanh. Vì vậy việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng và lượng nước phù hợp để bé có một môi trường phát triển toàn diện mẹ nhé. Uống nước thật nhiều. Nên nhớ, khi chuyển dạ hãy luôn đặt cạnh mình chai nước vì quá trình sinh nở cũng mất sức như bạn đang chạy trên một quãng đường dài. Thường xuyên cung cấp nước để bù lại lượng mồ hôi đã tiết ra trong khi đau đẻ.
-
Tía tô (dùng khi có các cơ co thắt chuyển dạ)
Theo dân gian, lá tía tô có công dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu khi mang thai như ốm nghén, đau lưng, buồn nôn…Đặc biệt lá tía tô có thể giải quyết các vấn đề về máu, về tiêu hóa mà mẹ bầu hay gặp phải. Ngoài ra, lá tía tô khi pha với nước muối ấm có thể giảm sưng phù chân. Mẹ bầu sẽ có giấc ngủ ngon bởi việc ngâm chân vì giải độc tố và thư giãn. Một số mẹ bầu trước khi sinh sử dụng quá nhiều nước lá tía tô khiến tình trạng chuyển dạ quá nhanh. Do vậy, chuyển dạ quá nhanh gây ra tình trạng băng huyết cản trở quá trình sinh con. Nếu không có sự can thiệp của bác sĩ kịp thời có thể làm chết ngợp thai nhi.
Nước tía tô có tác dụng làm mềm tử cung nên tử cung được mở nhanh hơn. Từ đó mà các mẹ không bị mất quá nhiều sức và mệt mỏi khi sinh con. Cách này chỉ uống khi các mẹ thấy hiện tượng chuẩn bị chuyển dạ. heo các chuyên gia, uống lá tía tô trước khi sinh chưa có nghiên cứu nào đề cập cả. Đây là nghiên cứu nhân gian được truyền từ đời này sang đời khác. Do vậy, không phải mẹ bầu nào uống nước lá tía tô cũng có hiệu nghiệm. Các mẹ cần căn cứ trên các nghiên cứu và chỉ định của bác sĩ và không được uống bừa.
-
Rau húng quế (3 tháng cuối thai kỳ)
Cây húng quế là một loại thảo mộc phổ biến và có công dụng chữa bệnh. Lá húng quế có màu xanh và mùi thơm đặc trưng tạo nên một hương vị tuyệt vời khi dùng trong món súp, salad và nhiều món ăn khác. Húng quế có hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa nhiều protein, vitamin, chất xơ, khoáng chất… Vì vậy, húng quế rất phổ biến và được dùng như một thực phẩm dinh dưỡng cho thai phụ, trẻ em. Húng quế cùng họ với bạc hà. Lá có mùi thơm đặc trưng là gia vị cho bữa ăn thêm phần ngon miệng. Người ta hay dùng húng quế trong các món rau sống, rau trộn, làm gia vị cho các món ăn giặm của bé hay nghiền nhuyễn để tạo ra món sốt thơm ngon, bổ dưỡng cho cả bạn và con.
Trong lá húng quế có chứa hàm lượng cao vitamin K, A và C giúp thúc đẩy hệ miễn dịch của trẻ và kích thích hệ xương phát triển khỏe mạnh. Loại thảo mộc này chứa chất kháng khuẩn và đặc tính bảo vệ ADN có tác dụng giống những loại thuốc kháng viêm mà chúng ta thường dùng. Theo kinh nghiệm dân gian, để việc sinh thường dễ dàng hơn thì vào thai kỳ cuối, mỗi tháng mẹ bầu nên uống 1 - 2 cốc nước ép rau húng quế. Cách làm như sau: Dùng 1 nắm ngọn húng quế tươi, ngâm rửa thật sạch (nếu nhà trồng được là tốt nhất), sau đó để ráo nước rồi đem xay/giã nát, vắt lấy nước cốt rồi thêm nước đun sôi để nguội cùng chút đường phèn vào cho dễ uống.
-
Cà ri (Dùng nhiều vào tuần cuối thai kỳ)
Bột cà ri có tác dụng chống viêm mạnh mẽ, bởi bột cà ri được đóng gói với nhiều loại gia vị như bột nghệ, rau mùi, ớt. Những loại gia vị này đã được chứng minh là mang lại nhiều lợi ích chống viêm. Sử dụng bột cà ri có thể có lợi cho tim theo nhiều cách khác nhau. Một nghiên cứu đã chứng minh được rằng hỗn hợp gia vị này có thể tăng lưu lượng máu và cải thiện chức năng mạch máu, do đó có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Ngoài ra, các nghiên cứu ở người cũng đã phát hiện rằng bổ sung bột nghệ và curcumin còn có thể làm giảm mức cholesterol. Mặc dù những kết quả này là từ các chất bổ sung liều cao vượt quá lượng thường thấy trong thực phẩm được tẩm bột cà ri. Một số nghiên cứu cho hay, bột cà ri có công dụng kích thích các cơn co tử cung, thúc đẩy quá trình chuyển dạ. Chính vì thế, trong những tuần cuối thai kỳ cho thêm bột cà ri vào thực đơn hàng ngày của mẹ cũng là cách sinh thường dễ dàng hơn.
-
Đồ ăn cay (Tháng cuối của chu kỳ thai)
Bà bầu ăn cay được không là thắc mắc của không ít người. Nhưng may mắn thay, những món ăn cay nóng lại không ảnh hưởng đến con bạn. Thực phẩm cay là một trong số ít những thực phẩm mà bé có thể nếm được khi còn trong bụng mẹ, nhờ một lượng nhỏ thực phẩm cay có thể đi vào dịch ối. Trên thực tế, khi ở trong bụng mẹ, bé thích thay đổi vị giác hơn. Nếu bé được nếm thử nhiều vị khác nhau trước và sau khi sinh thì sau này bé sẽ ít kén ăn hơn. Nghiên cứu cho rằng những trẻ được thưởng thức nhiều hương vị sẽ dễ chấp nhận những vị mới và thúc đẩy ăn uống tốt hơn. Nếu bé được nếm nhiều vị ngay từ trong bụng mẹ, thói quen đó sẽ được củng cố suốt cuộc đời.
Nếu cả quá trình đầu mang thai, mẹ bầu thích cay phải kiêng cữ khổ sở thì tháng cuối mẹ cứ thoải mái ăn nhé bởi một số mẹ bầu chia sẻ rằng thức ăn cay có tác dụng rất tốt trong việc kích thích chuyển dạ. Một vài nghiên cứu cũng chứng minh được rằng đồ ăn cay sẽ giúp mẹ giảm bớt cơn đau đẻ hơn nhờ vào sự xuất hiện của capsaicin, một loại hormone giúp cơ thể bớt đau đớn hơn. Tuy nhiên, ăn cay lại dễ dẫn đến chứng khó tiêu nên mẹ cũng cần lưu ý xây dựng một chế độ ăn cay phù hợp với cơ thể mình nhé.
-
Tỏi và chất xơ (Dùng trong toàn chu kỳ thai)
Tỏi rất giàu chất dinh dưỡng. Theo nghiên cứu, trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho... Thành phần công hiệu chính trong tỏi là hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides. Ngoài ra, trong tỏi còn có hàm lượng cao germanium và selen. Đặc biệt, hàm lượng germanium trong tỏi cao hơn so với các dược liệu như nhân sâm, trà xanh, trà đỏ...Tác dụng cơ bản của tỏi chủ yếu đến từ allicin. Trong tỏi tươi không có allicin tự do, chỉ có tiền chất của nó là alliin. Khi tỏi được băm nhuyễn, enzyme trong tỏi bị kích hoạt sẽ kích thích alliin hình thành allicin.
Tỏi giúp hệ tiêu hóa của mẹ bầu hoạt động ổn định và thúc đẩy việc đi tiêu dễ dàng hơn. Khi không gặp phải tình trạng táo bón, không gian bên trong ổ bụng sẽ rộng rãi hơn giúp bé thuận lợi di chuyển xuống khung chậu. Nếu nằm ở vị trí này, thai nhi sẽ tương tác với tử cung và giúp cổ tử cung mở rộng nhanh hơn. Ngoài tỏi, mẹ cũng nên nhiều chất xơ vì tác dụng tương tự của nó đối với hệ tiêu hóa. Do đó, rau xanh và hoa quả là hai loại thực phẩm mẹ hãy ưu tiên hàng đầu trong tháng cuối thai kỳ nhé.
-
Trà lá mâm xôi đỏ
Mâm xôi hay phúc bồn tử là loại quả mọng xuất xứ từ châu Âu, gồm hai loại đỏ và đen. Ở Việt Nam, loại mâm xôi đỏ phổ biến hơn. Đồng thời, nó cũng nổi tiếng với giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, ít người biết rằng lá mâm xôi đỏ cũng giàu dưỡng chất không kém. Trong y học cổ truyền, loại cây này thường được hãm với nước sôi thành trà uống nhằm điều trị một số bệnh lý. Đặc biệt, phụ nữ mang thai cũng nhận được một số lợi ích sức khỏe khi dùng thức uống này. Loại trà này có công dụng làm săn chắc tử cung và thúc đẩy các cơn co thắt nhanh và mạnh hơn. Mẹ có thể mua sẵn gói trà mâm xôi về rồi pha với 200ml nước sôi, sau đó để nguội với thưởng thức.
Bên cạnh đó, loại thảo dược này còn có đặc tính chống oxy hóa mạnh với các loại polyphenol như tannin và flavonoid. Khi được hấp thụ, chúng sẽ hoạt động như một tấm khiên bảo vệ các tế bào khỏi những thương tổn từ gốc tự do. Ngoài ra, một lượng nhỏ axit ellagic cũng đã được tìm thấy trong lá mâm xôi đỏ. Từ lâu, các nữ hộ sinh đã sử dụng trà thảo dược với mục đích tạm thời đẩy lùi một số triệu chứng tiêu cực liên quan đến vấn đề mang thai và chuyển dạ. Mặc dù trà lá mâm xôi đỏ thường được khuyên dùng ở tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, một số mẹ bầu lựa chọn thưởng thức thức uống này ngay từ đầu nhằm xoa dịu cảm giác buồn nôn và nôn (ốm nghén) trong ba tháng đầu thai kỳ.
-
Nước dừa nóng (bắt đầu chuyển dạ)
Nước dừa tươi được xem là thuốc lợi tiểu tự nhiên. Trong suốt thai kỳ, bạn cần giữ nồng độ axit uric ở mức vừa phải. Nước dừa có công dụng lợi tiểu bởi vì chúng rất giàu kali, magiê và chất khoáng khác. Nhờ đó, nước dừa có khả năng đào thải độc tố và làm sạch đường tiết niệu, hạn chế triệu chứng tiểu buốt hay tiểu rắt cho bà bầu. Do vậy, nước dừa còn giúp cải thiện chức năng thận, ngăn ngừa sỏi thận và tình trạng nhiễm trùng đường tiểu, từ đó làm giảm nguy cơ sinh non.
Theo dân gian truyền lại, khi cơ thể mẹ bắt đầu xuất hiện các cơn co thắt, mẹ hãy lấy một quả dừa tươi đã chặt phía trên phần đầu, rồi để lên bếp đun nóng. Sau đó uống hết chỗ dừa đó khi vẫn còn nóng và ăn thêm một quả trứng luộc. Hai loại thực phẩm này sẽ giúp cổ tử cung của mẹ mở rộng, nhanh hơn. Tuy chưa có nghiên cứu nào chứng minh tác dụng của nước dừa nóng và trứng luộc nhưng đó cũng là một ý kiến mẹ có thể tham khảo.
-
Trứng luộc (Trước và sau khi sinh)
Nếu bạn muốn luôn cảm thấy tràn trề sinh lực trong suốt thời gian mang thai, hãy bổ sung khoáng chất sắt một cách hợp lý. Cơ thể mẹ bầu sử dụng sắt để tạo thêm máu cho bạn và thai nhi cũng như hỗ trợ quá trình vận chuyển oxy từ phổi đến khắp cơ thể. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần phải ăn đủ chất, đặc biệt là sắt, để không cảm thấy mệt mỏi cũng như hạn chế nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai. Một trong những gợi ý dành cho bạn là trứng gà. Thực phẩm này chứa một lượng sắt đáng kể cũng như cung cấp lượng proteine và các khoáng chất khác, thích hợp để trở thành 1 bữa phụ hoặc “cứu cánh” cho những lúc bạn cảm thấy đói bụng.
Trứng có hàm lượng carbohydrate thấp. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc đã được chẩn đoán là tiền tiểu đường vì mẹ bầu chủ yếu sẽ cần ưu tiên những thực phẩm cho chỉ số đường huyết thấp. Ngoài ra, theo mẹo dân gian thì trứng luộc vừa có tác dụng giúp giảm cơn đau và dễ dàng sinh bé, vừa ngụ ý về những điều tròn trịa tốt đẹp. Nên trước và sau sinh các mẹ bầu thường ăn 7 hoặc 9 quả trứng luộc theo vía con trai - con gái. Lấy may là một phần, trứng cũng chứa nhiều canxi và chất bổ dưỡng tốt cho cả quá trình mang thai. Mẹ đừng bỏ qua nhé.