Google +FacebookTwitterTumblrPinterestInstagramLinkedInFlickrEmailWhatsAppPrint

Top 10 Nghề nghiệp hấp dẫn nhất ở Mỹ

Trang Phạm 475 0 Báo lỗi

Mỹ là quốc gia có diện tích lớn thứ ba trên thế giới (sau Nga và Trung Quốc), bao gồm 50 tiểu bang lớn nhỏ. Mỹ có nền kinh tế phát triển nhờ địa hình, tài ... xem thêm...

  1. Top 1

    Nhà phân tích bảo mật thông tin

    Tấn công mạng và vi phạm dữ liệu xảy ra với mức độ ngày càng tinh vi, khiến vai trò của các chuyên viên phân tích bảo mật thông tin trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Cùng với đó, các doanh nghiệp cũng ngày càng dành nhiều sự quan tâm đến vấn đề bảo mật thông tin hơn.


    Đây chính là những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và phát triển một công việc mới, nhà phân tích và bảo mật thông tin. Phân tích bảo mật thông tin (Information Security Analyst) là công việc chịu trách nhiệm quản trị và đảm bảo tính bảo mật cho cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp. Một nhà phân tích bảo mật thông tin cần phải am hiểu nhiều khía cạnh về bảo mật và Internet trong hệ thống của tổ chức. Có khả năng đào tạo các nhân viên phù hợp cho lĩnh vực quản lý thông tin, hiểu biết và ứng dụng các giải pháp bảo mật thông tin tối ưu khi doanh nghiệp chia sẻ các thông tin quan trọng trên môi trường trực tuyến cũng như trong nội bộ hệ thống. Giám sát, kiểm tra và đánh giá các sai sót có thể xảy ra trong hệ thống và báo cáo cho các nhà quản trị doanh nghiệp, các chuyên gia. Đề xuất các thay đổi hoặc nâng cấp cần thiết để cải thiện hệ thống bảo mật thông tin của doanh nghiệp và đảm bảo những kỹ năng cần thiết của một nhà phân tích bảo mật thông tin.


    Năm 2022, nhà phân tích bảo mật thông tin nhận mức lương trung bình 103.590 USD/năm. Dự báo số lượng việc làm cho họ sẽ tăng trưởng 33,3% (47.100 việc làm) từ năm 2020 đến năm 2030. Đây dự báo sẽ là công việc hot và là xu thế trong những năm tới khi mọi thứ đều phát triển, đặc biệt là công nghệ.

    Nhà phân tích bảo mật thông tin
    Nhà phân tích bảo mật thông tin
    Nhà phân tích bảo mật thông tin

  2. Top 2

    Bác sĩ điều dưỡng

    Khi xã hội phát triển, đời sống con người tốt hơn thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe càng được quan tâm và chú trọng. Bên cạnh ngành Y, ngành Dược thì ngành điều dưỡng đang dần khẳng định vị thế không thể thiếu của mình trong đào tạo nhân lực phục vụ cho Y tế.


    Bác sĩ điều dưỡng là một chuyên ngành trong hệ thống đào tạo nhân lực y tế, có nhiệm vụ bảo vệ, tối ưu hóa về sức khỏe, dự phòng bệnh và chấn thương; điều dưỡng cũng thực hiện nhiệm vụ xoa dịu nỗi đau qua chẩn đoán và điều trị nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu cường chăm sóc sức khỏe cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Trong bối cảnh xã hội phát triển đi kèm với tốc độ già hóa dân số nhanh, việc chăm sóc sức khỏe cho những người ốm đau hay người già ngày càng cao. Vì thế, ngành bác sĩ điều dưỡng hiện nay đang cần rất nhiều nhân lực. Sau khi tốt nghiệp ngành điều dưỡng, các bạn có thể làm việc tại các bệnh viện, trung tâm y tế, cơ sở chăm sóc sức khỏe từ trung ương đến địa phương của cả nhà nước và tư nhân với vai trò khám và điều trị, chăm sóc các bệnh lý theo chuyên ngành của điều dưỡng. Đối với những bác sĩ điều dưỡng giỏi, việc trở thành điều dưỡng trưởng thực hiện vai trò quản lý chăm sóc và tham gia xây dựng các chính sách liên quan đến công tác điều dưỡng chăm sóc người bệnh là điều khá dễ dàng. Ngoài ra, các điều dưỡng viên có thể tự mở các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tư vấn sức khỏe phục vụ cho cộng đồng. Hoặc cũng có thể giảng dạy, nghiên cứu tại các đơn vị y tế, đơn vị giáo dục về khoa học sức khỏe và điều dưỡng.


    Bác sĩ điều dưỡng được trả lương trung bình 115.390 USD/ năm. Dự báo số lượng việc làm cho các bác sĩ điều dưỡng tăng trưởng 1,4% (40.100 việc làm) từ năm 2020 đến năm 2030.

    Bác sĩ điều dưỡng
    Bác sĩ điều dưỡng
    Bác sĩ điều dưỡng
  3. Top 3

    Trợ lý bác sĩ

    Trợ lý bác sĩ là người làm việc dưới sự chỉ đạo của bác sĩ, có thể điều trị và chẩn đoán bệnh của bệnh nhân dưới sự giám sát của bác sĩ. Trợ lý bác sĩ sẽ phải biết bệnh nhân bệnh gì, nguyên nhân do đâu, còn y tá sẽ làm các công việc liên quan, hỗ trợ, trợ lý bác sĩ mới là người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân.


    Bác sĩ là người chỉ đạo một nhóm, hướng dẫn mọi quy trình điều trị, sau đó y tá và trợ lý bác sĩ sẽ tiếp nhận và trực tiếp chữa trị, chăm sóc bệnh nhân dưới sự giám sát của bác sĩ. Vì vậy, để làm tốt công việc này, không những đòi hỏi chuyên môn mà cần phải có thái độ, nhiệt huyết với công việc, tận tâm với bệnh nhân để mang lại kết quả tốt nhất. Hoa Kỳ có khoảng 118,800 trợ lý bác sĩ. BLS dự đoán con số này sẽ tăng 31% từ năm 2018 đến năm 2028, sau khi tăng thêm 37,000 việc làm. Tốc độ tăng trưởng của nghề này vượt xa tốc độ tăng trưởng trung bình của tất cả các nghề là 5%. Trong một môi trường y tế, họ yêu cầu học chuyên ngành và chuẩn bị toàn diện. Hơn nữa, các khóa học và giờ lâm sàng đào tạo trợ lý bác sĩ để cung cấp hỗ trợ trong quá trình phẫu thuật, tạo kế hoạch điều trị, đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và nhiều hơn nữa. Các trợ lý bác sĩ (PA) cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế tuyến đầu dưới sự giám sát của các bác sĩ như là một phần của một nhóm các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Trợ lý bác sĩ làm việc như bác sĩ, họ phân tích bệnh nhân, chẩn đoán bệnh, kê đơn thuốc và viết giấy giới thiệu đến các bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, các khu bảo vệ có nghĩa vụ làm việc dưới sự giám sát của bác sĩ y tế.


    Các trợ lý bác sĩ được trả lương trung bình 111.680 USD/ năm. Dự báo số lượng việc làm cho họ tăng trưởng 52,2% (114.900 việc làm) từ năm 2020 đến năm 2030.

    Trợ lý bác sĩ
    Trợ lý bác sĩ
    Trợ lý bác sĩ
  4. Top 4

    Nhà quản lý dịch vụ y tế và sức khỏe

    Các nhà quản lý dịch vụ y tế và sức khỏe là những người lập kế hoạch, giám sát và điều phối hoạt động để các bệnh viện, viện dưỡng lão, cơ sở chăm sóc sức khỏe hoạt động hiệu quả.


    Việc quản lý là thiết yếu trong mọi tổ chức và mọi cơ sở. Các nhà thực hành quản lý mà không được trang bị kiến thức khoa học quản lý thì họ phải trông chờ vào vận may, vào trực giác hoặc vào những kinh nghiệm từng làm trước đây. Là một hình thức quản lý ca bệnh trong đó tập trung quản lý các gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe chủ yếu là các bệnh mạn tính của người cao tuổi vì thường tiêu tốn nhiều chi phí điều trị. Các chương trình quản lý bệnh mạn tính phổ biến nhất là bệnh hen suyễn, tiểu đường và suy tim sung huyết. Mục tiêu chính của hoạt động của nhà quản lý dịch vụ y tế và sức khỏe là các bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ chủ động liên lạc thường xuyên với bệnh nhân để nắm bắt diễn biến bệnh, hướng dẫn sử dụng thuốc, cách tự theo dõi,… để ngăn ngừa các đợt cấp tính phải nhập viện. Như vậy, tại Mỹ có nhiều loại hình bác sĩ khác nhau tham gia hoạt động khám, chữa bệnh ban đầu, chứ không chỉ có bác sĩ chuyên khoa y học gia đình, hầu hết là các phòng khám tư nhân. Điều đáng ghi nhận là có sự kết nối giữa các bác sĩ chăm sóc ban đầu tại cộng đồng và bác sĩ chuyên khoa chăm sóc người bệnh tại bệnh viện khi người bệnh được nhập viện điều trị nội trú với loại hình bác sĩ chuyên khoa y học bệnh viện.


    Nhà quản lý dịch vụ y tế và sức khỏe được trả lương trung bình 104,280 USD/ năm. Dự báo số lượng việc làm tăng trưởng 2,2% (139.600 việc làm) từ năm 2020 đến năm 2030.

    Nhà quản lý dịch vụ y tế và sức khỏe
    Nhà quản lý dịch vụ y tế và sức khỏe
    Nhà quản lý dịch vụ y tế và sức khỏe
  5. Top 5

    Nhà phát triển phần mềm

    Phát triển phần mềm là quá trình của các hoạt động của cá nhân, tổ chức giúp cho phần mềm xây dựng được đón nhận và ủng hộ. Đây là quá trình khá quan trọng vì nó quyết định đến năng suất, chất lượng, từ đó mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp, vì vậy công tác quản lý phát triển phần mềm là hết sức cần thiết.


    Để đạt hiệu quả tốt nhất, người chịu trách nhiệm quản lý phát triển phần mềm cần có kiến thức, xây dựng quy trình làm việc chặt chẽ, hợp lí để phát huy công dụng tối đa. Người quản lý phát triển phần mềm có nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi về sản phẩm của mình, chịu giải quyết mọi vấn đề mà quy trình làm việc xảy ra. Công việc của các nhà phát triển phần mềm rất khác nhau tùy thuộc vào loại hình kinh doanh mà họ đang viết chương trình. Ví dụ: các hướng dẫn liên quan đến việc cập nhật hồ sơ tài chính rất khác với các hướng dẫn bắt buộc để sao chép các điều kiện trên máy bay cho huấn luyện phi công trong trình mô phỏng bay. Các chương trình đơn giản có thể viết trong vài giờ. Những cái phức tạp hơn có thể yêu cầu hơn một năm làm việc, trong khi những cái khác không bao giờ được coi là hoàn thành mà là liên tục cải tiến miễn là chúng vẫn được sử dụng. Trong hầu hết các trường hợp, một số nhà phát triển phần mềm làm việc cùng nhau như một nhóm dưới sự giám sát của nhà phát triển phần mềm cấp cao. Đối tượng này có thể tác động bao quát cả dự án ở mức ứng dụng thay vì mức thành phần hay những tác vụ lập trình riêng lẻ. Các nhà phát triển phần mềm thường được chỉ đạo bởi những lập trình viên lãnh đạo cũng như bao gồm cả những nhà phát triển phần mềm tự do.

    Nhà phát triển phần mềm
    thường sử dụng ngôn ngữ máy tính (ví dụ:Assembly, C, C ++, C #, JavaScript, Lisp, Python, Java) để đặt trước thuật ngữ nhà phát triển phần mềm. Một số người làm việc với các ngôn ngữ lập trình web cũng đặt thêm tiền tố cho tiêu đề của họ bằng web.

    Nhà phát triển phần mềm
    Nhà phát triển phần mềm
    Nhà phát triển phần mềm
  6. Top 6

    Nhà khoa học dữ liệu

    Khoa học dữ liệu là lĩnh vực liên quan đến dữ liệu ở các dạng khác nhau, là tiếp nối của nhiều ngành khoa học khác nhau như: khai phá dữ liệu, khoa học thống kê, khoa học thông tin, khoa học máy tính... Khoa học dữ liệu ngày càng có vị trí quan trọng trong các công ty, tổ chức, các chuyên viên khoa học dữ liệu là người giải quyết các vấn đề về dữ liệu khi công ty gặp một khối dữ liệu lớn không hề có cấu trúc, trật tự.


    Quan trọng hơn, các nhà khoa học dữ liệu không có một công việc cố định nào cả, mà họ phải từ kiến thức, kỹ năng về kĩ thuật để sáng tạo ra những cái mới, cái cốt lõi của vấn đề. Họ truyền đạt các khám phá của mình tìm ra và định hướng tiềm năng cho doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp phát triển. Với cuộc sống ngày một hiện đại thì kiến thức, kinh nghiệm của chuyên viên khoa học dữ liệu càng ngày phải được nâng cao hơn mới bắt kịp được xu hướng và khối lượng dữ liệu khủng từng ngày. Một nhà khoa học dữ liệu có thể thiết kế phương thức lưu trữ, điều chỉnh và phân tích dữ liệu. Nói một cách đơn giản, nhà phân tích dữ liệu diễn giải dữ liệu hiện có, còn nhà khoa học dữ liệu tạo ra các phương pháp và công cụ mới để xử lý dữ liệu cho các nhà phân tích sử dụng. Các chuyên gia khoa học dữ liệu sử dụng hệ thống máy tính để giám sát quy trình khoa học dữ liệu. Các nhà khoa học dữ liệu làm việc với những công nghệ phức tạp như trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, internet vạn vật. Chúng tạo ra khối lượng dữ liệu đồ sộ có thể được sử dụng để khai thác dữ liệu và trích xuất dữ liệu.

    Nhà khoa học dữ liệu được trả lương trung bình 98.230 USD/ năm. Dự báo số lượng việc làm tăng trưởng 3% (19.800 việc làm) từ năm 2020 đến năm 2030.

    Nhà khoa học dữ liệu
    Nhà khoa học dữ liệu
    Nhà khoa học dữ liệu
  7. Top 7

    Nhà quản lý tài chính

    Quản lý tài chính là quá trình sử dụng các thông tin phản ánh tình trạng tài chính của công ty, từ đó người quản lý phân tích điểm mạnh và yếu của nó để thành lập, định hướng các kế hoạch kinh doanh cho công ty. Việc quản lý tài chính bao gồm việc lập các kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn, đồng thời quản lý có hiệu quả vốn hoạt động thực của công ty.


    Nhà quản lý tài chính là công việc ảnh hưởng trực tiếp đến phương thức và cách thức mà nhà quản lý thu hút vốn đầu tư để thành lập, duy trì và mở rộng công việc kinh doanh, vì vậy nó rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp. Việc quản lý tài chính không có hiệu quả là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự thất bại của các công ty, không kể công ty vừa và nhỏ hay các tập đoàn công ty lớn. Chính vì vậy, người chịu trách nhiệm quản lý tài chính có vai trò rất quan trọng, nên người quản lý cần tập trung phát triển, định hướng các hình thức tài chính thiết thực và hiệu quả nhất cho công ty. Quản lý tài chính thường quan tâm đến quản lý vốn lưu động ngắn hạn, tập trung vào tài sản lưu động và nợ ngắn hạn, đồng thời quản lý sự biến động của chu kỳ sản phẩm và ngoại tệ, thường thông qua bảo hiểm rủi ro. Chức năng này cũng đòi hỏi việc quản lý quỹ hiệu quả và hiệu quả hàng ngày, và do đó chồng chéo lên việc quản lý ngân quỹ. Nó cũng tham gia vào quản lý tài chính chiến lược dài hạn, tập trung vào i.a quản lý cấu trúc vốn, bao gồm huy động vốn, lập ngân sách vốn, và chính sách cổ tức; sau này, trong các công ty lớn, là lĩnh vực của tài chính doanh nghiệp.


    Nhà quản lý tài chính được trả lương trung bình 134.180 USD/năm. Dự báo số lượng việc làm sẽ tăng trưởng 2,9% (118.200 việc làm) từ năm 2020 đến năm 2030.

    Nhà quản lý tài chính
    Nhà quản lý tài chính
    Nhà quản lý tài chính
  8. Top 8

    Nhà thống kê

    Thống kê là phương pháp định lượng được sử dụng rộng rãi nhất trong kinh doanh. Nó có liên quan với chiết xuất thông tin từ dữ liệu tốt nhất có thể để hỗ trợ quá trình ra quyết định.


    Nhà thống kê thường được áp dụng để dự báo bán hàng, kiểm soát chất lượng và nghiên cứu thị trường. Dữ liệu được sử dụng trong kinh doanh bao gồm các cuộc tổng điều tra dân số, các cuộc thăm dò dư luận, cơ sở dữ liệu của người tiêu dùng, doanh số bán hàng và dữ liệu nhu cầu. Vai trò của các nhà thống kê là xác định, cho một câu hỏi nhất định, các loại dữ liệu đó là cần thiết, cách nó phải được thu thập và làm thế nào nó nên được phân tích để tốt nhất trả lời câu hỏi. Ngành thống kê nghiên cứu các vấn đề liên quan đến dữ liệu như thu thập, phân tích, giải thích, biểu diễn, và tổ chức dữ liệu. Thống kê được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực khoa học khác nhau như khoa học xã hội, sinh học, y học, kinh tế, công nghiệp… Khi kết hợp với toán học và công nghệ thông tin, thống kê cho phép khám phá tất cả các khía cạnh của dữ liệu, hướng đến giải quyết một số bài toán then chốt trong cách mạng công nghiệp 4.0.


    Nhà thống kê được trả lương trung bình 92.270 USD/ năm. Dự báo số lượng việc làm tăng trưởng 2% (14.900 việc làm) từ năm 2020 đến năm 2030.

    Nhà thống kê
    Nhà thống kê
    Nhà thống kê
  9. Top 9

    Luật sư

    Luật sư là người hành nghề liên quan đến lĩnh vực pháp luật khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật của mỗi quốc gia. Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (gọi chung là khách hàng). Luật sư cung cấp các dịch vụ pháp lý như: tư vấn pháp luật, soạn thảo văn bản, tổ chức đàm phán, thương lượng về các vấn đề pháp luật, và có thể đại diện cho thân chủ hoặc bảo vệ quyền lợi của thân chủ trước tòa án trong quá trình tiến hành tố tụng.


    Nghề luật sư ở Mỹ cũng giống như ở nhiều nước trên thế giới, nghề luật ở Mỹ bao gồm nghề luật sư, chuyên gia pháp lý của doanh nghiệp, chuyên gia pháp lý của các cơ quan hành chính, nghề dạy học ở các trường luật, thẩm phán hay công tố viên. Trong đó, luật sư ở Mỹ được coi là phổ biến và có lương bổng cao nhất nên rất nhiều người muốn trở thành luật sư. Tuy nhiên, để trở thành luật sư thì không dễ. Hầu hết các tiểu bang đều yêu cầu phải có bằng luật sư như là một điều kiện tiên quyết (một số tiểu bang không yêu cầu có bằng luật là California, Maine, New York, Vermont, Virginia, Washington and Wyoming và họ có thể tự học khi làm thực tập ở văn phòng luật nào đấy). Xu thế hiện nay là ngày càng có ít người tự học để làm luật sư và tất nhiên, để được nhận vào học và hoàn tất chương trình luật sư thì không dễ dàng chút nào. Đa số các luật sư Mỹ hành nghề với danh nghĩa cá nhân (70%) hoặc liên kết với duy nhất một đồng nghiệp khác (15%). Tuy nhiên, ở những thành phố lớn, luật sư thường làm việc trong một văn phòng luật bao gồm khoảng từ 10 đến 200 luật sư. Một số ít luật sư theo chuyên ngành luật sư tranh tụng, tham gia hoạt động tố tụng trước phiên toà (hỏi cung và phản cung) trong các vụ án dân sự và hình sự. Một số khác theo chuyên ngành tương tự như luật sư công của Pháp. Còn lại đa số luật sư hoạt động ngoài lĩnh vực tranh tụng, thực hiện vai trò tương tự như công chứng viên, nhà tư vấn pháp luật, nhà tư vấn về thuế.


    Rất nhiều luật sư được tuyển dụng tại các cơ quan hành chính, các doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân. Luật sư được trả lương trung bình 126.930 USD/ năm. Dự báo số lượng việc làm tăng trưởng 1,1% (71.500 việc làm) từ năm 2020 đến năm 2030.

    Luật sư
    Luật sư
    Luật sư
  10. Top 10

    Nhà trị liệu ngôn ngữ

    Nhà trị liệu ngôn ngữ thuộc lĩnh vực chuyên môn gồm các dịch vụ về đánh giá, chẩn đoán, tạo chức năng, phục hồi chức năng, tư vấn cùng với phòng ngừa cho người có rối loạn về âm ngữ, ngôn ngữ, giọng nói, độ lưu loát trong giao tiếp, nhận thức hoặc nuốt khó, rối loạn nuốt, hoặc do chấn thương, ung thư, đột quỵ, hoặc do các bệnh liên quan đến thần kinh tiến triển.


    Nhà trị liệu ngôn ngữ nhằm mục đích giúp người bệnh giao tiếp và nuốt có hiệu quả hơn để họ có thể tham gia học tập cũng như những hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Qua đó tạo điều kiện cho những người bày nâng cao trình độ văn hoá, năng lực làm việc đồng thời giúp họ hòa nhập với xã hội, góp phần duy trì cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống. Ở các nước phát triển, ngôn ngữ trị liệu thuộc nhóm ngành sức khỏe ứng dụng, nhằm cung cấp dịch vụ cho người bệnh có khiếm khuyết về giao tiếp hay nuốt cùng với các thành viên trong gia đình của người bệnh như: Bố mẹ, người chăm sóc hoặc các nhà chuyên môn khác như giáo viên, y tá, cán bộ y tế hoạt động trị liệu. Những người này có thể tham gia trực tiếp vào quá trình trị liệu của người bệnh. Chuyên viên ngôn ngữ trị liệu được đào tạo để điều trị cho những bệnh nhân bị rối loạn giao tiếp, rối loạn nuốt, và huấn luyện cho cán bộ y tế, giáo viên và phụ huynh để hỗ trợ cho người bệnh có thể được học tập tại trường, tại nhà. Ngôn ngữ trị liệu giúp khắc phục những vấn đề khó khăn cho đối tượng người khiếm khuyết, trong đó có trẻ em với các chứng bệnh như tự kỷ, bại não, chậm nói, hay gặp các vấn đề nuốt...


    Thực hiện các trị triệu liệu nhằm tăng cường khả năng giao tiếp cũng như phát triển ngôn ngữ giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và hoà nhập được cuộc sống cộng đồng được tốt hơn. Nhà trị liệu ngôn ngữ được trả lương trung bình 80.480 USD/ năm. Dự báo số lượng việc làm tăng trưởng 2,5% (45.400 việc làm) từ năm 2020 đến năm 2030.

    Nhà trị liệu ngôn ngữ
    Nhà trị liệu ngôn ngữ
    Nhà trị liệu ngôn ngữ



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy