Các kỹ thuật được sử dụng để chẩn đoán ung thư tuyến tụy
Nếu nghi ngờ có khối u trong tuyến tụy. Các bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để làm cơ sở đưa ra chẩn đoán ung thư và phương pháp điều trị phù hợp. Các kỹ thuật được sử dụng để chẩn đoán bao gồm siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), và đôi khi chụp cắt lớp phát xạ positron (PET).
- Siêu âm tuyến tụy: Những hình ảnh siêu âm trong tuyến tụy giúp các bác sĩ nhận thấy những điều bất thường của các tế bào.
- Sinh thiết: Sinh thiết là một thủ thuật lấy một mẫu nhỏ mô để kiểm tra dưới kính hiển vi. Bác sĩ có thể lấy mẫu mô từ tuyến tụy bằng cách chích kim xuyên qua da và vào tuyến tụy. Việc nuôi cấy tế bào sinh thiết và thực hiện các xét nghiệm cần thiết giúp bác sĩ phát hiện ra các tế bào ung thư có trong tuyến tụy.
- Xét nghiệm máu: xét nghiệm máu được sử dụng trong việc xác định ung thư tuyến tụy được gọi là CA19-9.
Nếu bác sĩ xác nhận chẩn đoán có sự xuất hiện của khối u trong tuyến tụy, họ sẽ cố gắng xác định mức độ (giai đoạn) của bệnh ung thư, giúp xác định phương pháp điều trị nào phù hợp cho người bệnh.