Top 15 Sự thật thú vị nhất về loài sư tử

Hoàng Thu Thuỷ 257 0 Báo lỗi

Được biết đến như một chúa tể sơn lâm bởi vẻ bề ngoài dũng mãnh dữ tợn, sư tử là một loài động vật rất đáng được để chúng ta quan tâm. Hiểu biết và kiến thức ... xem thêm...

  1. Top 1

    Lượng thức ăn tiêu thụ mỗi ngày

    Những cuộc đi săn của sư tử có thể diễn ra khá nhanh, bởi khả năng săn mồi siêu hạng đã nói ở trên. Trong cuộc đi săn, sư tử sẽ thay nhau cắn và kìm kẹp con mồi, cùng lúc đó, sẽ có con giữ nhiệm vụ cắn cổ và khóa mõm của con mồi, khiến chúng bị ngạt thở.


    Sư tử thường thưởng thức bữa ăn ngay tại địa điểm săn mồi, nhưng đôi khi chúng kéo con mồi đến một nơi kín đáo. Những con sư tử đực sẽ được ăn mồi đầu tiên, tiếp đến là con cái và cuối cùng mới đến các con con. Một con sư tử cái trưởng thành cần trung bình khoảng 5 kg thịt mỗi ngày, đối với những con đực là khoảng 7 kg. Sư tử có thể ăn đến 30 kg thịt một lần. Nếu như không thể ăn hết con mồi trong 1 lúc, chúng sẽ nghỉ ngơi vài tiếng đồng hồ trước khi thưởng thức nốt bữa ăn.


    Những con sư tử không muốn săn mồi sẽ đi kiếm những động vật đã chết tự nhiên, do bệnh tật hoặc xác con mồi của những kẻ săn mồi khác như linh cẩu. Xác thối cung cấp một lượng lớn thức ăn trong chế độ ăn của sư tử. Chúng thường cướp thức ăn của những kẻ săn mồi nhỏ hơn hay ít quân số hơn. Đôi khi, chúng cũng bị đuổi khỏi bữa ăn bởi những kẻ ăn thịt khác khi chúng áp đảo về số lượng.

    Thịt
    Thịt
    Thịt
    Thịt

  2. Top 2

    Tuổi thọ

    Tuổi thọ của sư tử khi sống trong tự nhiên là từ 10–14 năm, còn trong điều kiện nuôi nhốt chúng có thể sống hơn 20 năm. Trong tự nhiên, sư tử đực hiếm khi sống được hơn 10 năm, bởi những trận chiến giữa những con sử tử đực với nhau.


    Sư tử đực đạt đến độ trưởng thành ở khoảng ba tuổi và ở bốn đến năm tuổi có khả năng thách thức và thay thế con đực trưởng thành gắn liền với một đàn khác. Chúng bắt đầu già đi và suy yếu ở độ tuổi từ 10 đến 15 tuổi. Có tới 80% những con sư tử con sẽ chết trước hai tuổi.

    Tuổi thọ
    Tuổi thọ
    Tuổi thọ
    Tuổi thọ
  3. Top 3

    Tính bầy đàn

    Sư tử có tính bày đàn cao nhất trong họ nhà mèo. Một đàn sư tử có khoảng 15 con, đàn lớn nhất được ghi nhận tính đến nay có 30 cá thể.


    Thông thường mỗi đàn sẽ có khoảng 4 con đực, còn lại là các con cái và đàn con. Riêng đối với loài sư tử Tsavo, mỗi đàn chỉ có duy nhất 1 con sư tử đực. Sư tử con sẽ có thể tách khỏi đàn sau khoảng 2 đến 3 năm khi chúng đã trưởng thành.


    Các cá thể cái trong đàn đều có mối quan hệ với nhau, chúng có thể là chị, em, con, cháu của nhau. Chính vì thế mối quan hệ giữa các con cái có phần khăng khít và ổn định. Hơn nữa, chúng sẽ không khoan nhượng với các con cái ở những đàn khác. Các con cái không cùng họ hàng sẽ không được gia nhập vào đàn, số lượng con cái trong đàn chỉ bị ảnh hưởng bởi sự sinh ra và chết đi, hoặc một con nào đó tách đàn để sống một cuộc sống du mục.


    Một số sư tử sống đơn độc hoặc sống theo cặp, chúng được gọi là những “kẻ du mục”. Những con sư tử đơn độc có thể thay đổi lối sống khi chúng tìm được một đàn chấp nhận nó. Một con sư tử trong đàn cũng có thể tách ra sống đơn độc bất cứ lúc nào mà chúng muốn. Thông thường thì những con sư tử sống theo bầy đàn sẽ có mối quan hệ thù địch với những con sống đơn độc.

    Tính bầy đàn
    Tính bầy đàn
    Tính bầy đàn
    Tính bầy đàn
  4. Top 4

    Tiếng gầm

    Sư tử là một trong bốn loài mèo lớn được cho là có tiếng gầm. Tiếng gầm của một con sư tử có thể được nghe thấy từ cách đó 5 dặm (khoảng 8 km).


    Sư tử có thể tạo ra một âm thanh lớn, có chiều sâu, bùng phát ra bên ngoài thông qua cái miệng hở của chúng. Khả năng tiếng gầm của sư tử đến từ một thanh quản có cấu tạo chuyên biệt và đặc biệt thích nghi. Cả hai giới tính của sư tử đều gầm thét vì các lý do khác nhau, bao gồm cả việc công bố chủ quyền lãnh thổ, thông tin liên lạc với các thành viên khác, và tức giận, cuồng nộ. Ngoài ra, tiếng gầm của một con sư tử được sử dụng trong quá trình tìm kiếm và cạnh tranh cho một người bạn đời.

    Tiếng gầm
    Tiếng gầm
    Tiếng gầm
    Tiếng gầm
  5. Top 5

    Bờm

    Một thước đo tốt về tuổi của sư tử đực là màu tối của chiếc bờm. Sư tử đực càng già, bờm của nó càng tối.


    Bờm của sư tử là đặc điểm dễ nhận biết nhất của loài. Nó bắt đầu phát triển khi sư tử khoảng một tuổi. Màu bờm thay đổi và tối dần theo tuổi; nghiên cứu cho thấy màu sắc và kích thước của nó bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường như nhiệt độ môi trường trung bình. Chiều dài bờm rõ ràng báo hiệu sự thành công trong các mối quan hệ xung đột giữa các con đực; Những cá thể có màu sẫm hơn có thể có cuộc sống sinh sản dài hơn và tỷ lệ sống của con non cao hơn, mặc dù chúng phải chịu đựng trong những tháng nóng nhất trong năm.


    Sư tử đực có bờm và thường bị loại trừ ra khỏi đàn khi chúng trưởng thành. Những con sư tử cái trong đàn giữ vai trò đi săn vì chúng có kích thước nhỏ hơn, nhanh nhẹn hơn mà không có bộ bờm to nặng.

    Bờm
    Bờm
    Bờm
    Bờm
  6. Top 6

    Tầm nhìn ban đêm

    Sư tử có tầm nhìn ban đêm rất tuyệt vời. Đôi mắt của chúng nhạy cảm với ánh sáng gấp 6 lần so với mắt của con người.


    Sư tử dành phần lớn thời gian để nghỉ ngơi; chúng không hoạt động trong khoảng 20 giờ mỗi ngày. Mặc dù sư tử có thể hoạt động bất cứ lúc nào, mật độ hoạt động của chúng thường đạt đến đỉnh điểm sau hoàng hôn với thời gian giao tiếp, tắm rửa và đại tiện.


    Các đợt hoạt động không liên tục diễn ra cho đến bình minh, khi việc săn mồi thường diễn ra nhất. Chúng dành trung bình hai giờ mỗi ngày để đi bộ và 50 phút để ăn. Giống như các thú họ mèo khác, khả năng nhìn trong đêm của sư tử rất tốt, làm cho chúng rất linh hoạt về đêm.

    Tầm nhìn ban đêm
    Tầm nhìn ban đêm
    Tầm nhìn ban đêm
    Tầm nhìn ban đêm
  7. Top 7

    Các vị thần chiến tranh

    Người Ai Cập cổ đại đã tôn thờ sư tử như các vị thần chiến tranh của họ vì sự dữ dội, năng lực và sức mạnh của chúng. Những con sư tử đực dành nhiều năm để sống đơn độc trước khi gia nhập một đàn sau đó. Chúng sẽ sống phân tán cách xa khỏi đàn tự nhiên của chúng hơn 25 km để tìm kiếm lãnh thổ của riêng mình.


    Khu vực được chiếm giữ bởi một đàn sư tử được gọi là “vương quốc”. Còn khu vực được chiếm đống bởi những con sư tử du mục chỉ được gọi là lãnh thổ. Mỗi con sư tử sẽ có một nhiệm vụ riêng trong một đàn. Những con đực trong đàn thường có nhiệm vụ tuần tra để bảo vệ lãnh thổ. Việc săn mồi thường chỉ dành cho những con cái, ngoài ra sẽ có một số con cái có nhiệm vụ chăm sóc con con.


    Cả con đực và con cái trong đàn đều có trách nhiệm bảo vệ đàn trước những kẻ xâm nhập. Tuy nhiên, sư tử đực đóng vai trò quan trọng hơn, bởi chúng có một cơ thể lực lưỡng với sức chiến đấu mạnh mẽ. Trong những cuộc giao chiến như thế, một số con sẽ tiên phong lên trước để chống lại những kẻ xâm nhập, những con còn lại lùi ra phía sau để quan sát.


    Sư tử đực châu Á thường sống đơn độc hoặc liên minh với tối đa ba con đực khác, trong một liên minh như thế sẽ có một con đầu đàn – chúng sẽ được lựa chọn và có tần suất giao phối với những con cái nhiều hơn. Những con cái sống với nhau thành từng đàn khoảng 12 con, có mối quan hệ chặt chẽ. Chúng sẽ chia sẻ thức ăn với nhau, và không chia thức ăn cho những con đực. Sư tử cái và đực chỉ hợp tác với nhau khi giao phối.

    Các vị thần chiến tranh
    Các vị thần chiến tranh
    Các vị thần chiến tranh
    Các vị thần chiến tranh
  8. Top 8

    Sư tử không cần uống nước hàng ngày nhưng chúng phải ăn

    Sư tử không cần uống nước hàng ngày nhưng chúng phải ăn: Sư tử có thể trải qua 4 ngày không cần uống nước, nhưng chúng cần phải ăn hàng ngày. Sư tử cái trưởng thành cần ăn khoảng 5kg thịt mỗi ngày, trong khi con đực cần khoảng 7kg hoặc hơn. Sư tử chủ yếu săn các động vật ăn cỏ lớn như ngựa vằn, linh dương đầu bò và trâu, đôi khi chúng cũng săn cả những loài thú nhỏ hơn.


    Ở mỗi vùng khác nhau, thực đơn ưa thích của các đàn sư tử cũng khác nhau. Ví dụ như trong Công viên Quốc gia Serengeti, linh dương đầu bò, linh dương Thomson và ngựa vằn là những con mồi ưa thích của sư tử. Còn tại Vườn quốc gia Kruger, ngựa vằn, trâu rừng và hươu cao cổ là những con mồi được săn nhiều nhất.

    Nước
    Nước
    Nước
    Nước
  9. Top 9

    Sư tử sống ở đâu?

    Sư tử thường sống ở các trảng cỏ (savan) và thảo nguyên chứ không sinh sống trong các khu rừng rậm rạp. Tất cả các loài sư tử hoang dã hiện nay chỉ sống tại 2 khu vực là châu Phi và 1 quần thể còn sót lại ở vườn quốc gia Rừng Gir của Ấn Độ thuộc châu Á hay còn được gọi là sư tử châu Á.


    Cách ngày nay khoảng 10.000 năm, sư tử từng phân bố rộng khắp toàn thế giới, từ châu Phi, châu Á, châu Âu cho đến cả châu Mỹ, chỉ ngoại trừ có châu Đại Dương. Khi đó, chúng là loài phân bố rộng chỉ sau con người chúng ta.


    Tuy nhiên sau đó, rất nhiều loài đã bị tuyệt chủng, và các loài còn sót lại hiện nay cũng đang rất nguy cấp và dễ bị tổn thương trong sách đỏ IUCN kể từ năm 1996.


    Từ đầu những năm 1990, các quần thể sư tử châu Phi đã bị sụt giảm nghiêm trọng, ước tính lên đến 43%. Mặc dù chưa có những thống kê chính xác, nhưng một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do sự thay đổi của môi trường, cũng như những xung đột đối với con người.

    Sư tử sống ở đâu?
    Sư tử sống ở đâu?
    Sư tử sống ở đâu?
    Sư tử sống ở đâu?
  10. Top 10

    Các loài sư tử trên thế giới

    Sự khác biệt chủ yếu giữa các loài sư tử là kích thước, biểu hiện bên ngoài của bộ bờm và khu vực sinh sống. Tuy nhiên, một số phân loài thể hiện những thói quen và sự phù hợp để sinh tồn. Giả sử như loài sư tử Kalahari có khả năng sinh sống trong điều kiện thiếu nước.


    Dưới đây là danh sách các loài sư tử còn tồn tại hiện nay:

    • Sư tử Đông Bắc Congo (Panthera leo azandica) hay còn được gọi là sư tử Trung Phi. Quần thể này sống ở Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Cameroon và Chad.
    • Sư tử Nam Phi (Panthera leo krugeri) chúng phân bố ở Cộng hòa Nam Phi, Namibia, Angola, miền bắc Botswana và một số vùng phía tây nam của Cộng hòa Dân chủ Congo. Đây là loài sư tử nặng nhất thế giới.
    • Sư tử Đông Phi (Panthera leo nubica) sinh sống ở các quốc gia Đông Phi như Ethiopia, Kenya, Somalia, Nam Sudan, Tanzania và Uganda. Chúng đã tuyệt chủng ở Ai Cập, Djibouti, Ai Cập và Eritrea.
    • Sư tử Tây Phi (Panthera leo senegalensis) hay còn được gọi là sư tử Senegal. Chúng là loài đang cực kì nguy cấp, chỉ còn sót lại ở một số quốc gia Tây Phi như Senegal, Burkina Faso, Benin, Niger và Nigeria.
    • Sư tử Katanga (Panthera leo bleyenberghi) hay còn gọi là sư tử Tây Nam Phi. Là một phân loài sư tử sinh sống ở Namibia, Angola, Zaire, tây Zambia, tây Zimbabwe và bắc Botswana thuộc Tây Nam Phi.
    • Sư tử Barbary (Panthera leo leo) Chúng từng sinh sống từ Maroc tới Ai Cập và được coi là phân loài sư tử lớn nhất. Con sư tử Barbary hoang dã cuối cùng bị giết chết ở Maroc năm 1922. Rất may là vẫn còn một số cá thể vẫn còn sống sót trong điều kiện nuôi nhốt.
    • Sư tử Hảo Vọng (Panthera leo melanochaitus) có nguồn gốc ở mũi Hảo Vọng thuộc Nam Phi với số lượng khoảng 17.000 – 19.000 con đang sinh sống tại Đông Phi và Nam Phi.
    • ...
    Các loài sư tử trên thế giới
    Các loài sư tử trên thế giới
    Các loài sư tử trên thế giới
    Các loài sư tử trên thế giới
  11. Top 11

    Tập tính sinh hoạt của sư tử

    Sư tử dành đến 20 giờ mỗi ngày để nghỉ ngơi. Chúng thường săn mồi vào lúc bình minh, và sau khi hoàng hôn, chúng dành thời gian cho gia đình với các hoạt động như giao tiếp với nhau, tắm rửa cũng như vệ sinh…


    Trung bình mỗi ngày chúng sẽ dành 50 để ăn, và khoảng 2 tiếng đồng hồ chỉ để đi bộ. Ban đêm, khả năng nhìn trong bóng tối của chúng cũng rất đỉnh, chính vì thế mà ban đêm chúng cũng rất linh hoạt.


    Sư tử là thành viên duy nhất trong họ nhà mèo có hình thái lưỡng cực tình dục hay dị hình giới tính một cách rõ ràng. Con đực to và mạnh hơn con cái. Đặc điểm nổi bật nhất chính là cái bờm có màu nâu hoặc vàng, bao phủ phần lớn đầu, cổ, vai và ngực của con đực.

    Tập tính của sư tử
    Tập tính của sư tử
    Tập tính của sư tử
    Tập tính của sư tử
  12. Top 12

    Tập tính săn mồi của sư tử

    Sư tử là một loài thú săn mồi siêu hạng. Chúng săn mồi theo bầy đàn bởi thế có thể săn được những con mồi lớn. Bộ lông gần giống với màu cát khiến chúng ẩn mình một cách tuyệt vời với màu của những đồng cỏ xavan.


    Con mồi chủ yếu của sư tử là những động vật có vú – đặc biệt là động vật móng guốc có kích thước từ trung bình đến lớn. Trong đó bao gồm:

    • Ngựa vằn
    • Linh dương đầu bò
    • Trâu rừng châu Phi
    • Linh dương Gemsbok
    • Linh dương Thom son
    • Hươu cao cổ
    • Hà mã (thường là hà mã con)

    Khi sống đơn lẻ, chúng sẽ săn những con mồi nhỏ hơn như sơn dương, linh dương Gazen, thỏ rừng, lợn nanh sừng châu Phi. Hải cẩu cũng là một trong những món ăn ưa thích của những con sư tử sống ở gần biển. Ngoài ra, chúng cũng thường tấn công các loại gia súc, gia cầm của người dân.

    Tập tính săn mồi của sư tử
    Tập tính săn mồi của sư tử
    Tập tính săn mồi của sư tử
    Tập tính săn mồi của sư tử
  13. Top 13

    Tập tính sinh sản của sư tử

    Những con sư tử cái nuôi nấng con cùng nhau. Những con cái trong cùng một bầy có xu hướng sinh con cùng thời điểm, điều này cho phép chúng nuôi một lứa đẻ nhiều con cùng nhau. Đặc điểm này cũng tạo thêm lợi thế là cho phép các sư tử con bú sữa của các sư tử mẹ khác, giúp dễ dàng hơn trong việc quản lý các sư tử con trong bầy ở những tháng ban đầu. Sư tử đực sẽ không trực tiếp tham gia vào việc nuôi con, nhưng chúng sẽ bảo vệ đàn con của cả bầy khỏi nguy hiểm.


    Khoảng cách thế hệ của sư tử là khoảng bảy năm. Thời gian mang thai trung bình là khoảng 110 ngày; con cái sinh ra một lứa từ một đến bốn con trong một hang hẻo lánh, có thể là một bụi cây, lau sậy, hang động hoặc một khu vực được che chở khác, thường tránh xa đàn. Con cái sẽ thường đi săn một mình trong khi đàn con vẫn ở gần hang. Sư tử con mới sinh chưa mở mắt - mắt chúng mở ra khoảng bảy ngày sau khi sinh.

    Tập tính sinh sản của sư tử
    Tập tính sinh sản của sư tử
    Tập tính sinh sản của sư tử
    Tập tính sinh sản của sư tử
  14. Top 14

    Kẻ thù của sư tử trong tự nhiên

    Sư tử và linh cẩu đốm được có môi trường sống và vùng sinh thái tương tự, chúng tồn tại song hành và cạnh tranh với nhau để kiếm con mồi và xác chết; đánh giá dữ liệu qua một số nghiên cứu cho thấy sự tương đồng về chế độ ăn uống là 58,6%. Sư tử thường không quan tâm đến linh cẩu đốm, trừ khi sư tử vừa săn được mồi và bị linh cẩu quấy rầy, trong khi linh cẩu có xu hướng phản ứng rõ ràng với sự hiện diện của sư tử, có hoặc không có sự hiện diện của thức ăn.


    Sư tử có xu hướng áp đảo những con thú họ mèo nhỏ hơn như báo hoa mai và báo săn nơi chúng cùng tồn tại; sư tử ăn cắp con mồi và thậm chí giết chết đàn con - và thậm chí cả con trưởng thành của hai loài này khi có cơ hội. Báo săn nói riêng có 50% nguy cơ mất mạng trước sư tử hoặc những kẻ săn mồi khác. Sư tử là kẻ thù chính của báo săn con, trong một nghiên cứu chiếm tới 78,2% số thú non họ mèo bị giết chết.

    Kẻ thù của sư tử trong tự nhiên
    Kẻ thù của sư tử trong tự nhiên
    Kẻ thù của sư tử trong tự nhiên
    Kẻ thù của sư tử trong tự nhiên
  15. Top 15

    Sư tử trong văn hóa

    Sư tử là một trong những biểu tượng động vật được công nhận rộng rãi nhất trong văn hóa của loài người. Không có động vật nào xuất hiện nhiều hơn sư tử trong nghệ thuật và văn chương. Сũng có thể tìm thấy sư tử trong các bức vẽ trên vách hang của thời kỳ đồ đá. Nó đã được mô tả rộng rãi trong các tác phẩm điêu khắc và tranh vẽ, trên quốc kỳ, và trong các bộ phim và văn học đương đại.


    Sư tử xuất hiện như một biểu tượng cho sức mạnh và sự quý phái trong các nền văn hóa trên khắp Châu Âu, Châu Á và Châu Phi, bất chấp các sự cố tấn công con người. Sư tử đã được miêu tả là "vua của rừng rậm" và "vua của các loài thú", và do đó trở thành một biểu tượng phổ biến cho gia đình hoàng gia và các hiệp sĩ.

    Sư tử trong văn hóa
    Sư tử trong văn hóa
    Sư tử trong văn hóa
    Sư tử trong văn hóa



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy