Top 10 Bệnh hiểm nghèo và cách phòng tránh hiệu quả từ sớm
Theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO), trong số những ca tử vong trên toàn thế giới hàng năm thì hơn 50% là do những căn bệnh hiểm nghèo nhất gây ra. Bệnh ung thư ... xem thêm...và đột quỵ là những “kẻ giết người” lớn nhất. Những căn bệnh này vẫn là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong toàn cầu trong những năm qua. Bệnh hiểm nghèo được biết đến là căn bệnh nguy hiểm nhất, không có thuốc chữa trị dứt điểm, người bệnh thường phải sống chung với bệnh, chịu đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần. Hãy cùng Toplist tìm hiểu về những bệnh hiểm nghèo phổ biến và cách phòng tránh cho từng căn bệnh ngay dưới đây nhé!
-
HIV - AIDS
HIV là tên loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người. AIDS là giai đoạn cuối của sự nhiễm HIV và được biểu hiện ở các triệu chứng bệnh khác nhau. HIV/AIDS - căn bệnh thế kỷ khiến hàng triệu người phải thiệt mạng, rất nhiều bác sĩ phải đau đầu không tìm ra lời giải. Trên thế giới đã có nhiều cuộc nghiên cứu được tiến hành, thế nhưng, thuốc trị bệnh vẫn là một con số bí ẩn. Thời gian gần đây, những bác sĩ tài giỏi nhất của thế giới đã chế tạo thành công thuốc ARV - một loại thuốc đặc hiệu giúp kéo dài tuổi đời cho bệnh nhân nhiễm HIV, thuốc có tác dụng làm giảm sự phát triển của vi rút, giảm quá trình chuyển sang giai đoạn xấu hơn, đem tới tia sáng hi vọng cho những bệnh nhân mắc bệnh trên toàn thế giới. Dù không phải là thuốc đặc trị căn bệnh, nhưng đó cũng là nguồn sống của vô số những bệnh nhân không may khi mắc phải căn bệnh này.
Cách phòng bệnh: HIV/AIDS lây truyền qua ba con đường đó là đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con. Vì vậy, cách phòng bệnh tốt nhất là truyền máu an toàn, phòng chống tệ nạn tiêm chích ma túy, tệ nạn mại dâm, tránh quan hệ tình dục bừa bãi, đặc biệt, cha mẹ nhiễm HIV không nên có con hoặc tuân theo chỉ dẫn nghiêm ngặt của bác sĩ nếu muốn có con. Mẹ sinh con ra mới bị nhiễm HIV/AIDS thì tuyệt đối không cho con bú sữa mẹ.
-
Ung thư
Theo thống kê của cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (International Agency for Research on Cancer - IARC), năm 2019, toàn thế giới có 18,08 triệu người mới mắc ung thư, trong đó có trên 9,5 triệu người tử vong vì căn bệnh này. Số ca mới mắc ung thư ở Việt Nam ước tính là 164.671 ca và số ca tử vong là 114.871 ca. Các loại ung thư phổ biến ở nam giới lần lượt là ung thư gan (21,5%), ung thư phổi (18,4%), dạ dày (12,3%), đại trực tràng (8,4%) và ung thư vòm họng (5%). Ở nữ giới lần luợt là ung thu vú (20,6%), đại trực tràng (9,6%), phổi (9,4%), dạ dày (8,6%) và gan (7,8%). Tỷ lệ mắc ung thư chuẩn hoá theo tuổi ở cả hai giới là 151,4/100.000 người và tỷ lệ tử vong là 104,4/100.000 người. Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 70% bệnh nhân ung thư chẩn đoán ở giai đoạn muộn (III hoặc IV), trong đó có cả các bệnh có thể sàng lọc, phát hiện sớm bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Dù y học đang ngày càng phát triển, những cuộc nghiên cứu tìm ra cách chữa ung thư luôn được thực hiện, thế nhưng, hiện nay vẫn chưa có thuốc nào có thể chữa được căn bệnh ung thư nguy hiểm đã lấy đi tính mạng của rất nhiều người trong hàng ngàn thập kỷ qua. Hầu hết, mọi người thường phát hiện ra bệnh khi bệnh đã chuyển biến xấu, đã là những giai đoạn sau cùng của bệnh nên việc điều trị càng trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh, mọi người cần nắm rõ cách phòng chống ung thư để luôn có sức khỏe tốt nhé!
Cách phòng bệnh: Luôn đi khám bệnh ung thư định kỳ, không dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, thức uống có cồn. Tăng cường sử dụng các thực phẩm có tác dụng phòng chống ung thư như rau cải xanh, tỏi, cà chua… Tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm dễ sinh bệnh như thịt xông khói, thức ăn bị mốc, thức ăn đóng hộp…
-
Bại liệt
Bệnh bại liệt (Poliomyelitis) là một bệnh nhiễm vi rút cấp tính lây truyền theo đường tiêu hóa do vi rút Polio gây lên, có thể lan truyền thành dịch. Bệnh được nhận biết qua biểu hiện của hội chứng liệt mềm cấp. Vi rút Polio sau khi vào cơ thể sẽ đến hạch bạch huyết, tại đây một số ít vi rút Polio xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương gây tổn thương ở các tế bào sừng trước tủy sống và tế bào thần kinh vận động của vỏ não.
Bại liệt là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut bại liệt gây ra, bệnh lây theo 2 con đường là đường hô hấp và đường tiêu hoá. Ban đầu, bệnh có những biểu hiện liệt mềm ngoại vi, không có cảm giác rối loạn kèm theo. Khi không được chữa trị kịp thời, bệnh thường phát triển thành dịch ở những chỗ đông người, khu tập thể nhỏ như: nhà trẻ, trường mẫu giáo... Bệnh thường phát triển vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè hàng năm. Bệnh hay gặp ở trẻ em, có khả năng lây truyền từ người sang người.
Cách phòng bệnh: Sử dụng vắc xin là biện pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả nhất. Vắc xin sống giảm động lực đường uống (OPV) hiện đang được triển khai cho trẻ được 2,3 và 4 tháng tuổi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng. Vắc xin bát hoạt đường tiêm (IPV) có tính an toàn cao hơn đã được Bộ Y tế đồng ý triển khai tiêm 1 mũi cho trẻ dưới 1 tuổi, thay thế dần vắc xin OPV trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Ngoài ra cần cho trẻ ăn chín, uống sôu, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
-
Bệnh xơ cứng rải rác
Bệnh xơ cứng rải rác (MS) là một bệnh do viêm xảy ra tại các thành phần của não hoặc tủy sống. Điều này có thể gây tổn thương cho các thành phần của não, tủy sống và dẫn đến các triệu chứng khác nhau. Bệnh xơ cứng rải rác là một bệnh viêm tự miễn ảnh hưởng myelin của hệ thần kinh trung ương. Nhiều người nghe tên bệnh có vẻ lạ, nhưng đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay. Những người bệnh nặng có thể dẫn đến tàn phế vĩnh viễn và hiện nay chưa có loại thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh. Các bệnh nhân thường có dấu hiệu mệt mỏi mạn tính, các triệu chứng tăng lên rõ rệt khi bệnh nhân hoạt động và thời tiết nóng bức. Khi bị nhiễm trùng đường tiểu hay nhiễm trùng hô hấp sẽ rất dễ mắc phải bệnh.
Cách phòng bệnh: Để phòng bệnh, chúng ta cần nâng cao sức đề kháng của cơ thể, điều trị dứt điểm những do virus gây nên, tập thể dục đều đặn, có chế độ ăn uống, hoạt động hợp lý, hạn chế căng thẳng, và giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ… -
Bệnh Parkinson
Bệnh Parkinson hay còn có tên gọi là liệt rung, là một bệnh thần kinh xảy ra do thoái hóa một nhóm tế bào nhân xám ở đáy não, dẫn đến làm giảm tiết chất dẫn truyền thần kinh Dopamin. Bệnh tiến triển từ từ nên rất khó để phát hiện, ở giai đoạn đầu có thể không có biểu hiện đặc trưng, sau đó có thể xuất hiện tình trạng run tay, tăng trương lực cơ, co cứng, cử động chậm chạp khiến người bệnh gặp khó khăn trong vận động và sinh hoạt hàng ngày. Bệnh thường bắt đầu ở người lớn tuổi (trên 60 tuổi), tuy nhiên cũng có khoảng 1/10 số bệnh nhân bị bệnh trước tuổi 50 và rất hiếm khi có người bị bệnh ở tuổi 30.
Ở giai đoạn sớm các triệu chứng của bệnh Parkinson hay gặp có thể là mệt mỏi, đau cơ, vụng về khi thực hiện các động tác đơn giản (đi tất, đi giầy, tra chìa khóa…), rối loạn chữ viết (chữ viết nhỏ dần), táo bón, trầm cảm, kéo lê một chân hoặc giảm hoạt động một tay khi vận động, bong vảy da ở mặt, gối. Cũng có khi triệu chứng sớm là run khi nghỉ không liên tục, kín đáo.
Điển hình bệnh Parkinson biểu hiện bằng ba triệu chứng cơ bản là:
- Run thấy rõ ở ngọn chi, môi, lưỡi. Run thường khu trú ở một bên cơ thể trong nhiều năm đầu, run có thể tạm mất khi vận động, nhưng sau đó lại tái diễn, khi ngủ hết run, xúc động tăng run, tuy nhiên, có trường hợp hoàn toàn không run.
- Cứng đơ là một trong các triệu chứng quan trọng nhất, chân tay cứng ở tất cả các nhóm cơ, đi lại khó, sờ nắn các cơ thấy chắc, cứng.
- Giảm vận động: Mất các động tác tự nhiên của nét mặt, của chân tay, nhất là khi cử động. Mất vẻ biểu lộ tình cảm, nét mặt như người mang mặt nạ, ít chớp mắt.
Cách phòng bệnh: Bạn nên phòng bệnh ngay khi còn trẻ, bằng cách tập thể dục hàng ngày, có chế độ ăn uống - làm việc - học tập - sinh hoạt và nghỉ ngơi thư giãn hợp lý, tắm giặt nắng thường xuyên, uống trà xanh, ăn các loại quả mọng chứa Flavonoid và tránh xa môi trường độc hại, nhiều khói bụi.
- Run thấy rõ ở ngọn chi, môi, lưỡi. Run thường khu trú ở một bên cơ thể trong nhiều năm đầu, run có thể tạm mất khi vận động, nhưng sau đó lại tái diễn, khi ngủ hết run, xúc động tăng run, tuy nhiên, có trường hợp hoàn toàn không run.
-
Bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer là một trong những căn nguyên phổ biến nhất gây chứng giảm trí nhớ ở người già bệnh đặc trưng bởi sự mất dần các nơ ron thần kinh và synap trong vỏ não và một số vùng dưới vỏ. Bệnh có xu hướng nặng dần gây ảnh hưởng xấu tới các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, tới trí nhớ, hoạt động ngôn ngữ và tư duy của người bệnh. Bệnh thường xuất hiện ở người trên 65 tuổi. Tuy nhiên dạng Alzheimer, sớm dù không phổ biến (chỉ chiếm khoảng 4 - 5% các ca bệnh Alzheimer) vẫn có thể đến ở độ tuổi từ 50 đến 65 tuổi.
Bệnh Alzheimer là một bệnh tiến triển theo từng giai đoạn nên triệu chứng mỗi giai đoạn là khác nhau. Bệnh Alzheimer là một loại bệnh gây ra sự thoái hóa toàn bộ não bộ và không thể phục hồi. Các tế bào thần kinh ở võ não cùng với các cấu trúc xung quanh nó bị tổn thương dần dần làm giảm khả năng phối hợp vận động, rối loạn cảm giác cuối cùng gây ra tình trạng mất trí nhớ cho người bệnh.
Cách phòng bệnh: Để phòng bệnh, chúng ta cần có chế độ làm việc và sinh hoạt hợp lý, hạn chế sử dụng các chất kích thích, tránh căng thẳng, mệt mỏi, có thể bổ sung các loại thuốc bổ não, tăng cường trí nhớ...
-
Đột quỵ
Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết.
Do đó, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong. Hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chứng như: tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm... Người bị mắc bệnh đột quỵ sẽ gặp khó khăn trong sinh hoạt, bất cứ khi nào cũng có thể bị ngất, có thể bị tàn phế, bại liệt cả đời hay đột tử khi gặp cú sốc.
Cách phòng bệnh: Thường xuyên tập thể dục, tránh xa thuốc lá, rượu, bia và các chất kích thích. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả, thịt gà và cá, hạn chế ăn thịt đỏ có nhiều mỡ động vật. Ngoài ra, cần kết hợp điều trị tốt các bệnh lý tim mạch, nội tiết như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, đặt van tim nhân tạo... -
Suy gan
Suy gan là một hiện tượng phổ biến hiện nay, đe dọa đến tính mạng của nhiều người và cần phải điều trị kịp thời. Các lý do phổ biến gây suy gan bao gồm: Bệnh nhân bị nhiễm virus viêm gan B, viêm gan C, uống rượu lâu năm gây bệnh xơ gan, gan nhiễm mỡ… suy dinh dưỡng thiếu chất cũng khiến gan không có đủ chất dinh dưỡng hoạt động cũng có thể dễ dàng gây suy gan. Suy gan để lâu năm sẽ dẫn đến ung thư gan không có thuốc trị bệnh.
Suy gan gồm hai dạng là suy gan cấp tính và suy gan mãn tính. Suy gan cấp có thể xảy ra đột ngột mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Bệnh thường tấn công nhanh và chức năng gan của bệnh sẽ bị mất trong vòng vài ngày hoặc vài tuần. Suy gan mãn tính thường là kết quả của xơ gan, diễn tiến của bệnh chậm, có thể mất vài tháng hoặc vài năm mới xuất hiện triệu chứng của bệnh.
Cách phòng bệnh: Bạn cần tiêm vắc xin chống viêm gan siêu vi hay một liều vắc xin miễn dịch để ngăn ngừa viêm gan B. Bạn cần có chế đô ăn hợp lý, giữ gìn vệ sinh cá nhân, tránh tiếp xúc với người bệnh bị nhiễm virus viêm gan B, viêm gan C. Ngoài ra, cứ 6 tháng một lần bạn cần đi khám xét nghiệm để chắc chắn hơn về sức khỏe của bản thân.
-
Lupus ban đỏ hệ thống
Lupus ban đỏ được chia thành hai thể chính là lupus ban đỏ dạng đĩa và lupus ban đỏ hệ thống, Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh thường gặp trong các bệnh lý tự miễn. Nguyên nhân của bệnh lupus nói riêng và các bệnh lý tự miễn nói chung là do cơ thể có những sai lệch về đáp ứng miễn dịch, dẫn đến hệ miễn dịch chống lại chính những cơ quan trong cơ thể. Hiện chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh lupus ban đỏ nhưng có thể kiểm soát được nếu điều trị đúng cách ngay từ đầu. Theo thống kê, trong số các bệnh nhân bị lupus ban đỏ, 90% là nữ giới. Lứa tuổi thường gặp là từ 15 đến 50 tuổi và bệnh chiếm tỷ lệ 50/100.000 dân
Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn của mô liên kết, do hệ miễn dịch tấn công các tế bào và mô của cơ thể, gây viêm và hủy hoại mô. Lupus ban đỏ hệ thống gây nguy hiểm cho tim, các khớp, da, phổi, các mạch máu, gan, thận và hệ thần kinh. Lupus ban đỏ hệ thống có thể được điều trị bằng bằng các corticosteroid và các chất ức chế miễn dịch, nhưng đến nay vẫn chưa có biện pháp chữa trị bệnh triệt để nào.
Cách phòng bệnh: Mọi người cần tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng cách ăn uống đủ chất, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tránh tiếp xúc với khói bụi, chất độc... Ngoài ra, khi phát hiện những dấu hiệu như người mệt mỏi, đau, phát ban, sốt, đau bụng, đau đầu và chóng mặt, cần liên hệ ngay với bác sĩ. Như vậy, bệnh nhân có thể chủ động hơn, ít đau hơn và sớm có thể chữa trị kịp thời.
-
Chấn thương sọ não
Chấn thương sọ não là tình trạng người bệnh bị sang chấn vào đầu gây tổn thương hộp sọ và các cấu tạo khác bên trong hộp sọ. Đây là nguyên nhân gây tử vong cao, để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh. Đặc biệt là chấn thương sọ não ở trẻ em luôn là mối nguy hiểm tiềm tàng. Chấn thương sọ não là loại tai nạn phổ biến ở mọi quốc gia, thường xảy ra ở những nước công nghiệp, nhất là các nước đang phát triển do sự gia tăng mật độ dân số, đô thị hóa nhanh với phương tiện giao thông có tốc độ cao lại cơ động trên mạng lưới đường sá, cầu cống chật hẹp, kém chất lượng, trong đó điều quan trọng là do trình độ và ý thức tự giác của con người. Chấn thương sọ não là nguyên nhân gây tử vong cao, để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh. Đặc biệt là chấn thương sọ não ở trẻ em luôn là mối nguy hiểm, mối bận tâm lớn nhất của các bác sĩ.
Để đánh giá mức độ tổn thương sọ não, có hai loại được xác định là chấn thương sọ não hở và chấn thương sọ não kín. Chấn thương sọ não kín bao gồm tất cả các chấn thương có tổn thương sọ não nhưng chưa gây rách màng cứng (màng bao bọc não), chưa gây thông não bộ với môi trường bên ngoài. Tổn thương hộp sọ có thể lún sọ, rạn vỡ sọ. Tổn thương não gồm chấn động não, giập não, chèn ép não do máu tụ, phù não, lún sọ, tràn khí... Chấn thương sọ não hở bao gồm tất cả các chấn thương gây rách màng cứng, khai thông não bộ với bên ngoài. Loại này gây nguy cơ nhiễm khuẩn não cao. Ngoài ra còn nhiều cách phân loại khác như theo bản chất tổn thương não, vị trí tổn thương não...
Cách phòng bệnh: Chấn thương sọ não có thể xảy ra cho bất kỳ ai nếu chẳng may bị tai nạn (tai nạn giao thông, tai nạn trong sinh hoạt, tai nạn lao động…). Vì vậy, để đề phòng tai nạn xảy ra, cần phải chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ an toàn giao thông và thực hiện đúng an toàn trong lao động sản xuất, đặc biệt là đội mũ bảo hiểm và mũ bảo hộ đúng quy định và đúng chất lượng.