Top 10 Món ăn đặc sản nên nếm thử một lần khi đến Hà Tĩnh
Hà tĩnh - mảnh đất địa linh nhân kiệt, không chỉ nổi tiếng với những bãi biển đẹp, một kho di tích văn hóa phi vật thể như dân ca, ví dặm, ca trù… mà bất kể ai ... xem thêm...đến đây rồi đều không thể quên được những món ăn đặc sản nơi vùng quê dân dã này.
-
Kẹo cu đơ
Đây là đặc sản đặc trưng nhất của miền quê nghèo Hà Tĩnh, hương vị ngọt ngào từ thiên nhiên và cuộc sống. Thoạt đầu khi mới nghe tên Kẹo cu đơ ai cũng không khỏi ngỡ ngàng. Thực chất đây là loại kẹo đậu phộng hay còn gọi là kẹo lạc với công thức truyền thống. Tuy nhiên, Kẹo cu đơ có vị “lạ miệng” hơn nhiều so với kẹo lạc truyền thống. Kẹo hình tròn như gương soi, vẻ ngoài thô ráp nhưng lại có hương thơm đậm đà.
Để làm Kẹo cu đơ Hà Tĩnh đúng chuẩn, người chế biến phải trải qua khá nhiều bước như quạt bánh, chọn lạc, giã gừng, khuấy mật,… Đặc biệt, củi phải chọn sao cho lửa lớn, đượm. Thành phần chính của cu đơ gồm lạc, mật mía, mạch nha và gừng. Một số người có thể cho thêm nước cốt dừa để dậy mùi hơn. Chỉ từ những nguyên liệu dễ tìm đó người Hà Tĩnh đã tạo nên công thức bí truyền để tạo nên đặc sản nức tiếng gần xa. Kẹo cu đơ là sự hòa quyện giữa vỏ bánh đa giòn ngoài, lớp mật ngọt dẻo, lạc rang bùi béo cùng hương gừng cay thoang thoảng. Cu đơ đạt chuẩn cầm thấy nặng tay và chắc chắn. Khi cắn thử, miếng bánh có độ dẻo vừa, nồng cay của gừng, bùi thơm của lạc.
Bạn hãy thử tưởng tượng xem, vào mùa thu hay mùa đông ngồi tán gẫu với người thân, anh em, bạn bè cùng vài cái kẹo cu đơ và một ấm chè xanh, quyện lẫn giữa vị ngọt và vị chat thơm lừng thì quả là tuyệt vời luôn đúng không nào. Kẹo có hình tròn như chiếc gương, mang hương vị thơm lừng của mật mía quyện với lạc rang giòn màu cánh dán xen kẽ vị cay cay của gừng, bên ngoài được bao quanh bởi một lớp bánh đa vừng rất lạ miệng.
-
Ram bánh mướt
Theo tiếng của người Hà Tĩnh, “Ram” là một từ dùng để chỉ món nem rán theo tiếng phổ thông, “Bánh mướt" là cách gọi khác của từ “bánh cuốn”, “bánh ướt”, … Bánh mướt là một món ăn ưa dùng của người Hà Tĩnh. Đối với người miền Bắc, người ta thường cuốn Bánh Mướt với nhân thịt, khi tráng sẽ cho nhiều mỡ hơn. Tuy nhiên, đối với người Hà Tĩnh, nhân Bánh mướt là chả hoặc canh gà, đồng thời, khi rán sẽ không cho mỡ mà để nguyên.
Nguyên liệu chính làm nên Ram không có gì xa lạ. Chỉ là một ít miến dong, một chút thịt nạc băm nhuyễn, đập vào đấy quả trứng gà ta, thêm ít hành củ đập dập và gia vị tiêu, xúp, ớt, … Cũng không quên thêm vào một ít rau thơm. Tất cả được trộn lại, ướp một chút cho đượm vị hơn đã có thể làm nên món nhân Ram Hà Tĩnh. Ram rán ròn rụm, không bị vỡ cùng màu cánh rán bắt mắt thêm nhân thịt, rau, ngò bên trong hòa quyện. Thêm bánh mướt hay bánh cuốn ăn cùng thì hoàn hảo.
Bánh mướt được làm từ bột gạo nếp nguyên chất do chính người dân trồng. Nếp được xay nhuyễn thành bột, trộn muối, đổ nước ấm, nhào cho chắc, mịn. Người làm bánh khéo léo phải biết lấy lượng bột vừa đủ, bánh mỏng nhưng dai, vừa trắng lại vừa thơm. Bột nghiền xong cũng chưa thể tráng ngay thành bánh được, phải để bột lắng trong nước khoảng 2 giờ trở lên, người ta gọi đó là ủ bột. Ủ bột để khi tráng, bánh mới nở phồng, ăn mới dẻo dai.
Sự kết hợp giữa hai yếu tố này làm nên một món ăn hết sức đặc trưng vừa giản dị vừa tinh tế, ăn vào giòn mà dẻo, béo nhưng không ngấy mà bất kỳ ai khi đến với Hà Tĩnh đều không thể bỏ qua.
-
Bưởi Phúc Trạch
Mời về Phúc Trạch quê em/ Chè thơm bưởi ngọt người quen đợi chờ.
Nếu miền Bắc nổi tiếng với bưởi Diễn, bưởi Đoan Hùng, miền Nam nổi tiếng với bưởi Năm Roi, bưởi da xanh thì miền Trung lại có Bưởi Phúc Trạch. Loại bưởi nổi tiếng này được trồng ở xã Phúc Trạch, Hương Khê, Hà Tĩnh bởi bàn tay của những người nông dân cần cù, chất phác. Có thể bạn chưa biết, Bưởi Phúc Trạch là một trong bảy loại cây ăn quả quý hiếm của nước ta đấy.
Đặc trưng của loại bưởi này là có hình cầu tròn, bề ngang và chiều cao gần bằng nhau. Cuống quả không lồi, đế quả hơi lõm, vỏ không trơn không ráp, màu sắc vỏ quả xanh vàng. Màu sắc thịt quả màu hồng nhạt hoặc màu trắng trong. Những tép bưởi giòn, căng mọng nước, khía bưởi to, mu mỏng vị thanh chua ngọt tới cổ, ăn một lần sẽ nhớ mãi.
Tác dụng tích cực của quả bưởi đến sức khỏe cũng làm cho giá trị quả Bưởi Phúc Trạch càng ngày càng quý. Không chỉ mang hương vị ngon đặc trưng mà bưởi còn chứa rất nhiều vitamin A, C, ... nhiều khoáng chất đa lượng và vi lượng tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, còn có rất nhiều tác dụng có lợi cho sức khoẻ khác.
Không chỉ có giá trị dinh dưỡng ở độ ngon ngọt, Bưởi Phúc Trạch còn là thứ quả dễ bảo quản. Bưởi tươi ngon rất lâu mà không cần bất kỳ loại hóa chất bảo quản nào. Để bảo quản bưởi, một số gia đình vùi bưởi vào cát ẩm hoặc bôi vôi vào cuống rồi để ở nơi thoáng mát là có thể giữ bưởi được 3 đến 5 tháng. Vỏ quả có thể hơi khô héo và chuyển màu nhưng chất lượng múi bên trong vẫn được giữ nguyên. Hơn nữa, quả có lớp vỏ dày, cứng nên vận chuyển đi xa rất ít bị dập nát.
Mùa Bưởi Phúc Trạch chỉ kéo dài trong khoảng ba tháng (7,8 và tháng 9 âm lịch), vậy nên nếu bạn muốn chọn được cho mình những quả bưởi thật chất lượng và chuẩn bưởi Phúc Trạch nhất thì nên đến trong khoảng thời gian này.
-
Gỏi cá đục
Về với vùng biển Nghi Xuân, nơi sinh ra Đại thi hào Nguyễn Du sẽ cho ta thương thức nhiều món ăn chế biến từ biển thể hiện được nét văn hóa đặc sắc của người dân làng chai nơi đây, đặc biệt nhất đó chính là món gỏi cá đục.
Cá đục là một trong những loại cá nằm trong bộ "cá vược", hình dạng khá giống cá bống nước ngọt nhưng phần thịt bên trong dai và thơm hơn. Loài cá này có với bên ngoài đẹp nên được sử dụng để chế biến rất nhiều món ăn ngon và cũng là một trong những đặc sản Hà Tĩnh nổi tiếng gần xa được nhiều người yêu thích.
Theo các nghiên cứu, cá đục chứa rất nhiều vitamin, dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Các chất dinh dưỡng có trong cá đục bao gồm: vitamin (A và B), khoáng chất, Omega3,... Khi bạn chế biến nó cùng các thực phẩm khác với chế độ ăn uống đủ chất, cuộc sống lành mạnh sẽ rất tốt cho cơ thể.
Điểm độc đáo của món gỏi cá đục của người Hà Tĩnh đó chính là được sơ chế rất sạch sẽ, phần thịt cá sẽ được ướp với nước cốt chanh để thịt chín tự nhiên. Nước ướp cá về sau sẽ được tái sử dụng để làm nước gia vị chấm. Ăn gỏi cá đục nhất thiết phải có rau thơm và các loại lá sung, lá đinh lăng, lá xoài non ... cùng với xoài xanh, khế chua, chuối xanh thái lát mỏng. Khi ăn dùng bánh đa nem cuộn rau với cá, chấm với nước lèo, bạn sẽ cảm nhận được vị béo của cá, vị bùi của cùi dừa, vị cay, vị chua lẫn vị thanh thanh, ngọt ngọt rất đặc biệt.
-
Hến Sông La
Hến là món ăn đặc trưng, phổ biến của mọi gia đình ven Sông La (Đức Thọ, Hà Tĩnh). Ở vùng sông La, có hai loại hến với màu đặc trưng là màu vàng sáng và màu đen sạm. Hến có màu vàng sáng là những con hến sống ở khu vực đáy sông có nhiều cát, còn loại vỏ đen sạm là sống ở khu vực nhiều bùn. Sau khi hến được đưa về bến, những người phụ nữ tảo tần sẽ nhặt sạch sạn rác và ngâm hến trong khoảng 8-10 tiếng để hến nhả sạch những nhớt bẩn.
Hến sông La ngọt, chắc thịt, khi ăn rất thơm ngon và tươi. Hến khi bắt được lọc ra những to tròn, béo ngậy sau khi được rửa sạch, người làm đổ vào nồi. Khi sôi, nồi hến được khuấy đều, khi thấy hến mở hết vỏ thì bắc nồi ra khỏi bếp. Luộc hến tưởng chừng là công việc đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự cần mẫn, khéo léo, bởi nếu quá trình luộc không chuẩn thì sẽ không thu được hết ruột hến. Củi luộc phải đảm bảo khô để lửa cháy lớn, giúp nồi hến sôi đều.
Hến là món ăn dân dã, bình dị mà đậm đà vị quê hương. Không những vậy, từ nước hến và ruột hến có thể chế biến được rất nhiều món ăn khác nhau. Chỉ cần nấu nước hến với các loại rau là đã có ngay một bát canh thơm ngon, ngọt mát. Nếu không kịp hái rau, chỉ cần đập vài nhánh gừng, cho thêm chút mắm tôm hay thìa nước mắm, đun sôi lên là có bát canh nóng đưa cơm. Ngoài ra có thể kể đến một số món khác như: Hến xào giá đỗ kẹp bánh tráng vừng, hến và nước hến nấu canh rau ngót, rau lang ... bữa cơm có bát canh hến nóng hổi với bát cà pháo thì còn gì bằng. Hến có một mùi thơm đặc biết không lẫn vào đâu được, ăn vào vừa bổ vừa ngọt mát và là một món ăn được ưa chuộng nhất trong mùa hè.
-
Mực Nhảy Vũng Áng
Nghe cái tên thôi cũng đủ để người ta tò mò và thưởng thức. Vũng áng, Kỳ Anh là khu kinh tế biển phát triển nhất Hà Tĩnh, nổi tiếng gần xa với món ăn hải sản là mực nhảy. Mực nhảy Vũng Áng được nhiều người xem là một trong những loài mực nổi tiếng ở Hà Tĩnh. Biệt danh này bắt nguồn từ những chú mực sau khi được đánh bắt lên bờ thường thể hiện một “vũ khúc” kèm theo âm thanh tách tách vui tai.
Mực Nhảy Hà Tĩnh có bề ngoài lấp lánh rất bắt mắt, đồng thời mắt của mực sẽ liên tục chớp trong lúc đang nhảy, điều mà bạn khó có thể thấy ở các loài mực khác. Mực nhảy được nuôi ở bè của nhà hàng trong môi trường nước biển, khi khách gọi những con mực mình căng bóng, tưới rói đang tung bơi lội được vớt lên để chế biến, khách hàng có thể vào tận bể “ mục sở thị” bè và quy trình chế biến.
Có nhiều cách chế biến Mực nhảy. Những chú mực tươi sống dù được chế biến đơn giản nhưng vẫn giữ được vị mặn mà khác lạ. Thịt mực rất giòn, cắn vào sựt sựt, dai dai và có hậu ngọt. Ưa chuộng nhất vẫn là món mực hấp nguyên con chấm với mù tạt hoặc nước mắm gừng, kẹp lá lốt. Ngoài ra còn có món gỏi mực được trần qua nước chanh, chấm nước mắm. Món này không có vị tanh, trái lại có vị ngọt, dai và mát. Đó là cách những chú mực nhảy Vũng Áng chinh phục vị giác của thực khách.
Vào ban đêm, đặc biệt là từ khoảng tháng 4 - tháng 8 Dương lịch, ngư dân sẽ ra biển câu mực, sau đó thả vào các bè nuôi trồng thủy sản để giữ mực được sống. Các bạn có thể sắp xếp thời gian đến Vũng áng trong khoảng thời gian này để được thưởng thưởng thức những cân mực chất lượng nhất nhé.
-
Cháo canh
Nhìn vẻ bề ngoài cháo canh có vẻ giống mỳ vằn thắn hoặc bún nhưng những du khách đã đến Hà Tĩnh và nếm thử món ăn này sẽ bị ấn tượng bởi hương vị ngọt ngọt, chua chua, cay cay của nó.
Nguyên liệu chính làm nên món ăn đặc biệt là bột mỳ. 100% sợi bánh được làm bằng bột mì nên có độ mềm, dẻo vừa phải. Công thức trộn bột làm cháo canh theo tỉ lệ nhất định, cắt ngắn bằng ⅔ chiếc đũa nên rất dễ ăn. Bột được cán thành sợi như bún rồi chan với nước dùng từ xương lợn ninh nhừ, ăn kèm giò chả, thịt lợn, chút thịt bò và lá mùi tàu thái sợi, tạo nên món ăn vô cùng độc đáo.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nên hương vị đặc biệt của cháo canh là nước lèo. Nước dùng được hầm từ xương và các loại cá biển tươi nên rất ngọt. Sợi cháo canh mềm, nhỏ, rất dễ ăn. Đặc biệt chả cá ở đây được làm từ cá biển nên rất ngọt và dai, ăn cực ngon luôn nhé. cháo canh ở đây còn có thêm các loại cá dầm nếu khách hàng muốn ăn thêm. Một tô cháo canh nóng hổi, thêm một ít hành lá, một chút vị cay của ớt, tất cả nguyên liệu hòa quyện vào nhau đã tạo nên một món cháo canh khiến cho người khác phải nhớ da diết sau khi ăn một lần
Người dân tại đây thường thích ăn cháo canh ᴠào mùa lạnh, ᴠì ᴠừa co ro, ᴠừa хì хụp húp tô cháo canh ngút khói tỏa thơm lừng hương ngò gai, hành lá; thấm thêm ᴠị caу của tiêu ớt thì thật ấm lòng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Thêm một điều khá thú ᴠị của món cháo canh nữa chính là không có rau ăn kèm như bánh canh nhé. Rau chỉ đơn giản là rau thơm điểm хuуết qua thôi. Cũng tùу khẩu ᴠị của từng người mà họ có thể cho thêm quẩу được thái hạt lựu ᴠào cháo canh cũng rất ngon. Một ѕố quán còn có thêm bánh mì chiên giòn ăn kèm cho thực khách chọn lựa.
-
Bánh bèo Hà Tĩnh
Bánh bèo không phải là đặc sản của bất kì vùng nào. Món bánh này có mặt gần khắp mọi miền nước ta, từ Huế ra đến Nghệ An, Quảng Bình… Song bánh bèo Hà Tĩnh mang sắc thái rất riêng, độc đáo. Nhắc đến món ngon Hà Tĩnh này, dù ăn nóng hay nguội đều khiến du khách phải chảy nước miếng.
Bánh bèo Hà Tĩnh có hai loại chính, thường gọi là bánh bèo khô và bánh bèo nước. Những miếng bánh bèo được luộc chín với nước, sau đó rưới nước chấm lên, ăn cùng hành phi và hành ngò được gọi là bánh bèo khô. Còn bánh bèo nước lại được chế biến theo phong cách khác. Cũng là những miếng bánh bèo nhân tôm tươi rói, người ta nấu cùng nước lèo (nước canh) hầm từ xương và rau củ làm nên mùi vị nước canh thơm ngát mà lại đậm đà.
Điểm đặc biệt của bánh bèo Hà Tĩnh nằm ở hương vị của nước mắm. Thật sự lắm lúc không hiểu sao các cô chú có thể tạo ra nước chấm ngon đến thế. Nguyên liệu cũng chỉ từ nước mắm, nước lọc, các loại gia vị nhưng lại được cân đo đong đếm tỉ mỉ sao cho vị mặn vị ngọt vừa phải. Nước chấm đó không thể tìm thấy ở nơi nào khác ngoài Hà Tĩnh.
Bánh bèo Hà Tĩnh thưởng thức bằng cách cho bánh bèo ra đĩa rồi chan nước mắn pha, rắc thêm hành khô lên. Món ăn kèm là rau thơm cùng nước chấm chua ngọt, cân bằng hương vị cho món ăn. Chính nguyên liệu và cách thưởng thức đã tạo nên hương vị riêng cho món bánh bèo Hà Tĩnh. Bánh bèo dù ăn nóng hay nguội đều ngon. Khi ăn nguội, bánh hơi dai, giòn mang vị đậm đà.
-
Bánh đa vừng
Đến Hà Tĩnh, nhiều món ăn dân dã nhưng rất được ưa thích, trong đó không thể không kể đến bánh đa. Bánh đa vừng đen có hương vị rất đặc biệt và không giống với các loại bánh đa ở các vùng miền khác. Khắp cả hai mặt chiếc bánh đa được rải đều một lớp vừng đen nhánh, khi nướng lên hương vị của hạt vừng quyện với mùi vị cay nồng của các loại gia vị khác như tỏi, tiêu… tạo nên một vị béo ngậy khó quên và luôn mang một hương vị riêng đậm đà của đặc sản Hà Tĩnh.
Bạn có thể bắt gặp chiếc bánh này ở nhiều nơi, nhưng không đâu ngon bằng bánh đa chợ Tỉnh, chợ Cầy hay chợ Hội Hà Tĩnh. Bánh dày, to cùng lớp vừng đen phủ trên, khi ăn giòn rụm, hơi béo thơm, không thấy chán. Hãy thử tưởng tượng, cầm miếng bánh trên tay, bẻ từng miếng bánh chấm với nước mắm cốt pha chanh cùng ớt cay xè thêm vài giọt cà cuống thì ngon đúng điệu. Và một cách ăn thú vị không kém khác là kết hợp cùng gỏi bắp chuối hay hến xào…
Ngoài việc sử dụng như một món ăn vặt thì chiếc bánh còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Những người phải làm việc đêm khuya chỉ cần nướng một vài chiếc bánh đa là đã có một món ăn đêm không béo, đỡ buồn ngủ. Đối với những người thích ăn kiêng, những người muốn bổ sung thêm vừng đen vào khẩu phần ăn hàng ngày thì đây là lựa chọn hoàn hảo. Bánh đa vừng đen ăn kèm với các món ăn khác như lươn bằm, lươn sả ớt, lươn xào chuối, lươn xào cà, hến xào …
-
Bún thịt nướng
Đến thăm Hà Tĩnh, bạn đừng quên ghé qua bất cứ quán ăn ven đường nào để thưởng thức món bún thịt nướng Hà Tĩnh. Đây là món ăn vừa tinh tế vừa đơn giản, kết hợp vị thanh mát của bún với hương thơm nồng của nước tương và vị béo ngậy của thịt.
Một phần ăn cơ bản bao gồm bún trắng, thịt nướng và nước tương, rau sống. Khi ăn, thực khách trộn bún lẫn với nước tương và ăn kèm thịt. Các vị không bị lấn át nhau, khiến người ăn có thể phân biệt rõ từng thành phần trong món ăn. Thịt nướng dùng cho món bún không được nạc cũng như mỡ quá, thường là thịt nạc vai. Trước khi nướng khoảng vài tiếng sẽ được ướp sả, hành, một chút nước chanh cho thịt ngấm đều. Đặc biệt là chủ quán chỉ nướng thịt khi thực khách đến khi ăn, do vậy thịt còn mềm và vẫn giữ được vị béo ngậy, không bị khô và dai.
Bún thịt nướng tuy không mới nhưng người dân địa phương thổi hồn vào món ăn này hương vị đồng quê Hà Tĩnh này với sự khác biệt ở nước chấm: nước tương. Gia vị ăn kèm bún thịt nướng Hà Tĩnh không phải nước mắm, nước xương như người miền Bắc mà là nước tương – thường được người dân gọi là chẹo. Chẹo chế biến từ nước tương, trộn với lạc rang giã nhỏ kết hợp với ớt tỏi đường, tạo nên mùi vị chua cay mặn ngọt làm đậm đà thêm vị thịt và nét thanh mát của bún.
Suất bún thịt nướng một người ăn có giá rất phải chăng và bán cả ngày nên du khách có thể thoải mái lựa chọn thời điểm đi ăn.