Top 10 Tật xấu khi khởi nghiệp

Xóm Thông 186 0 Báo lỗi

Nếu con đường từ khởi nghiệp tới khi thành doanh nghiệp lớn dễ đi thì chắc ai cũng có thể trở thành doanh nhân. Bài viết này toplist xin phép điểm qua 10 tật ... xem thêm...

  1. Top 1

    Không có sự thỏa thuận rõ ràng giữa các thành viên cùng sáng lập với nhau

    Nếu như bạn khởi nghiệp 1 mình, không có thành viên nào khác cùng tham gia góp vốn hay hỗ trợ thì có vẻ như vất vả hơn một chút. Nếu có thêm người nào đó cùng chí hướng với bạn thì đó là một điều tuyệt vời.


    Tuy nhiên, vấn đề nào cũng có 2 mặt. Bạn có thêm người đồng hành, bạn sẽ được san sẻ bớt gánh nặng, công việc, áp lực, có thêm động lực, ý tưởng… Còn vấn đề về lâu dài, nếu như giữa các thành viên không thỏa thuận rõ ràng ngay từ đầu sẽ khiến những rắc rối xảy ra về sau. Điển hình nhất chính là ví dụ về sự bất đồng giữa Winklevoss và Zuckerberg của Facebook.


    Vì thế lời khuyên cho bạn khi sáng lập lên một startup nào đó chính là hãy thỏa thuận đầy đủ về những nội dung sau đây:


    • Cổ phần của từng thành viên sẽ sáng lập là bao nhiêu %.
    • Mỗi thành viên sẽ đóng góp gì, có trách nhiệm ra sao?
    • Nếu có 1 thành viên rời đi hay bị loại bỏ thì sẽ xử lý cổ phần như thế nào?
    • Mục tiêu và tầm nhìn của dự án đó là gì?
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

  2. Top 2

    Quá bi quan hoặc lạc quan vào thị trường

    Khi khởi nghiệp phần đông chúng ta sẽ gặp phải cảnh bi quan. Bi quan vì không bán được sản phẩm, không tìm được cộng sự,... Cảm giác muốn từ bỏ để làm việc khác an toàn hơn. Đó là tâm lý hết sức bình thường. Việc này có thể tránh được nếu bạn nhận ra sớm bằng kinh nghiệm của người đi trước và bạn hãy nhớ rằng, không dám mạo hiểm làm gì thì bạn cũng không nhận được gì, cái gì nó cũng có cái giá của nó.


    Để có thêm sự lạc quan cần thiết, bạn có thể lên danh sách những doanh nhân hay người có sức ảnh hưởng trong xã hội mà bạn ngưỡng mộ. Việc tìm đọc những bài viết về con đường mà họ đã trải qua cũng như yếu tố giúp họ vươn lên vị trí hiện tại sẽ tiếp thêm cho bạn động lực để thực hiện giấc mơ khởi nghiệp.

    Bên cạnh đó, trong quá trình tìm kiếm khách hàng, nhà đầu tư hay những người cộng sự, bạn phải cho họ thấy niềm tin vào bản thân và startup của mình mạnh mẽ đến mức có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Nên nhớ rằng nếu bạn không tin vào chính mình thì tại sao người khác phải tin bạn?

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
  3. Top 3

    Không chia sẻ ý tưởng với ai

    Ý tưởng khởi nghiệp được xem là chất liệu cần thiết đầu tiên đối với những cá nhân, đơn vị đang có ý định kinh doanh hay bắt đầu làm việc trong một lĩnh vực nào đó. Một ý tưởng sáng tạo, độc đáo, chưa từng có ai thực hiện trước đây sẽ mang lại nhiều cơ hội thành công cho thương hiệu bởi độ cạnh tranh thấp, khả năng độc quyền cao.


    Bạn cảm thấy ý tưởng của mình là độc đáo và duy nhất, bạn sợ chia sẻ rồi người khác sẽ copy và làm theo được. Bạn nên nhớ rằng mọi ý tưởng vĩ đại đều bắt nguồn từ một ý tưởng nào đó. Việc chia sẻ sẽ giúp cho bạn tái đánh giá ý tưởng của mình. Một ý tưởng được nhiều người đánh giá cao chưa chắc là một ý tưởng tốt. Hãy nhớ điều đó.


    Hãy chia sẻ ý tưởng. Đừng lo ngại về việc ai đó sẽ đánh cắp ý tưởng của bạn, nếu không thể làm điều gì tốt hơn họ, cuối cùng bạn cũng sẽ chết”. Tức là phải có một ai đó quan tâm dù không tán đồng với ý tưởng, từ đó, Startup mới có thể tạo ra sản phẩm hoàn hảo được.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
  4. Top 4

    Chạy theo đám đông

    Người kinh doanh vốn nhỏ, tâm lý kỳ vọng tương đối nặng, thường dễ chạy theo xu hướng. Ôm suy nghĩ người khác làm gì mình làm đó, thấy người ta kiếm ra tiền mình cũng phải nhanh chóng chạy theo. Tuy nhiên, suy nghĩ tâm lý này không hề đúng chút nào.


    Những người kinh doanh vốn nhỏ chớp thời cơ không phải đối mặt với thị trường khổng lồ mà là vớt vát lại chút cơm thừa canh cạn của người khác. Có lẽ, đây chính là điểm mấu chốt mà không ít người nhìn thấy người khác kiếm tiền như nước còn mình thì thua lỗ, mất cả chì lẫn chài.


    "Sớm nở tối tàn" đó chính là câu miêu tả chính xác đối với nhiều xu thế như: trà chanh chém gió, bún đậu mắm tôm,.. Việc tạo ra sự độc đáo riêng của bạn sẽ giữ bạn ở lại thị trường lâu hơn người khác. Chạy theo người khác thì bạn chỉ ăn được miếng bánh thừa mà người đi trước bỏ lại, tất nhiên nó chẳng béo bở gì, và thậm chí bạn còn gánh luôn cả rủi ro của họ. Lời khuyên dành cho bạn là hãy có những cách làm của riêng mình, đừng chạy theo đám đông.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
  5. Top 5

    Có đam mê

    Nhưng quá lãng mạn. Bạn chỉ chú tâm vào việc biến ý tưởng của mình thành hiện thực mà quên đi một thực tế rằng: ý tưởng cần có tiền. Nếu bạn đủ giàu có để nuôi ý tưởng của mình đến khi thành công thì tốt. Tuy nhiên, đa phần chúng ta sẽ không có nhiều tiền đến thế. Hãy thực tế, ý tưởng tốt sẽ tạo ra doanh thu và thu hút được nhà đầu tư.


    Các kinh nghiệm liên quan đến ngành nghề rất quan trọng. Nếu như bạn không có chút am hiểu nào về ngành nghề đó, thì dù người khác kiếm được bao nhiêu tiền thì bạn cũng đừng vội chạy theo xu thế. Bởi có thể bạn sẽ không kiếm ra tiền mà ngược lại trở thành kỳ đà cản mũi.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
  6. Top 6

    Bảo thủ

    Đến một lúc nào đó, công ty buộc phải thay đổi để thích hợp với tình hình mới và điều này đòi hỏi tầm nhìn của chủ doanh nghiệp. Không ít chủ doanh nghiệp gặp khó khăn khi thay đổi phương hướng kinh doanh vì suy nghĩ “Tôi đang làm tốt, tại sao phải thay đổi?” Đúng là bạn đã thành công trong quá khứ nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ thành công trong tương lai.


    Các yếu tố khách quan, môi trường kinh doanh, thị hiếu khách hàng thay đổi liên tục. Nếu không bắt kịp, sự tụt hậu sẽ không tránh khỏi và đến khi bạn nhận ra mình đang kinh doanh không hiệu quả thì không dễ dàng khôi phục. Thay đổi còn đồng nghĩa với việc nắm bắt nhanh chóng mọi cơ hội quý giá.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
  7. Top 7

    Không đổi mới, cải tiến liên tục

    Sản phẩm dù tốt đến đâu cũng sẽ bị người khác sao chép và họ sẽ tạo ra sản phẩm tốt hơn bạn, rẻ hơn bạn. Do đó bạn phải luôn nỗ lực để đi trước người khác. Apple là một tấm gương để chúng ta học tập về sự thành công nhờ không ngừng đổi mới và cải tiến liên tục. Và tấm gương thất bại vì không chịu đổi mới thì có hằng hà sa số. Do đó, muốn thành công nhất định phải liên tục đổi mới.


    Nhiều người khởi nghiệp rất thận trọng nhưng điều này chưa hẳn đã tốt. Nếu bạn chọn một ý tưởng bình thường, dễ dàng, cố gắng tránh mọi khó khăn, mọi thử thách, bạn có thể sẽ an toàn nhưng ngược lại, bạn khó có bước đột phá vượt bậc. Mặc khác, sau một thời gian bạn sẽ thu hút nhiều đối thủ cạnh tranh vì họ cũng cảm thấy việc kinh doanh này quá dễ dàng. Như vậy, bạn cố gắng tránh mọi thử thách nhưng cuối cùng cũng phải đối mặt với việc cạnh tranh với đối thủ. Bạn chỉ có thể tránh cạnh tranh, hoặc chiến thắng trong cuộc cạnh tranh bằng những ý tưởng mạo hiểm và đột phá.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
  8. Top 8

    Không có kế hoạch kinh doanh

    Nhiều người kinh doanh đều quên đến việc này vì cho rằng chỉ những doanh nghiệp lớn mới cần đến. Nhưng họ quên mất rằng bảng kế hoạch kinh doanh sẽ như một tấm bản đồ. Không có bảng đồ bạn sẽ không đi được đâu.


    Một kế hoạch kinh doanh vững chắc, chi tiết là bước quyết định, là nền tảng cho sự thành công trong tương lai. Mặc dù trên thực tế, mọi việc thường diễn ra không như những gì bạn dự định ban đầu nhưng kế hoạch kinh doanh vẫn luôn là linh hồn của doanh nghiệp, là kim chỉ nam giúp bạn không đi lạc hướng. Có thể bạn chưa biết bắt đầu từ đâu nhưng bạn phải biết rõ nơi mình muốn đến. Bạn là ai, bạn bạn cần làm gì?

    Tại sao bạn lại quyết định kinh doanh? Sản phẩm, dịch vụ của bạn là gì? Bạn kiếm nguồn đầu tư ở đâu? Nếu bạn thấy khó khăn trước việc phải viết một bản kế hoạch, hãy viết những câu hỏi, những vấn đề mà bạn quan tâm trước khi bắt tay khởi nghiệp, đi tìm câu trả lời và sắp xếp các dữ liệu có được, những việc cần làm theo thứ tự ưu tiên và mốc thời gian. Thế là bạn đã có một kế hoạch để khởi sự kinh doanh cũng như trình bày với nhà đầu tư để tìm nguồn vốn.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
  9. Top 9

    Đầu tư toàn bộ tài sản, vốn liếng

    Nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ có thể bị cuốn vào đam mê kinh doanh và đầu tư toàn bộ tài sản, vốn liếng mình có được vào công ty. Khi chủ doanh nghiệp chấp nhận hy sinh giấc ngủ, mọi cơ hội nghề nghiệp và có lẽ là một chút tỉnh táo, thì việc trút hết vốn liếng để đầu tư là chuyện bình thường.


    Tuy nhiên, dù bạn có dùng hết đồng xu cuối cùng cho việc kinh doanh thì chưa chắc có hiệu quả mà việc này dễ dàng lại đẩy bạn vào tình huống hết sức khó khăn. Trước khi nuôi sống việc kinh doanh, bạn cần nuôi sống chính bản thân mình.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
  10. Top 10

    Không phát triển kế hoạch tiếp thị

    Kinh doanh mà không làm tiếp thị là một sai lầm rất lớn, đặc biệt là với các doanh nghiệp mới tham gia thị trường. Dù ngân sách ít nhiều thì bạn bắt buộc phải làm tiếp thị để dịch vụ, sản phẩm tiếp cận được với người tiêu dùng. Nếu bạn có quá ít ngân sách hãy tận dụng các công cụ miễn phí, mạng xã hội, tiếp thị truyền miệng.


    Dư dả hơn một chút, bạn có thể thuê các công ty tư vấn chuyên nghiệp hỗ trợ. Bạn không thể kinh doanh thành công nếu không thu hút được khách hàng và khách hàng thì chỉ có thể biết đến bạn qua con đường tiếp thị.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy