Chim cánh cụt hoàng đế - những ông bố bà mẹ tận tụy
Ai đã từng xem bộ phim tài liệu “March of the Penguins” – một thiên anh hùng ca bi tráng về loài chim cánh cụt hoàng đế - đều bị chinh phục hoàn toàn bởi công sức lớn lao mà loài này bỏ ra để duy trì nòi giống. Vào tháng 4 hàng năm loài chim này sẽ thực hiện một chuyến đi đầy gian lao từ bờ biển đến sâu trong đất liền cách đó khoảng 80 km chỉ để sinh nở. Sau khi chim mái đẻ 1 quả trứng duy nhất, nó sẽ chuyển sang cho con đực trông giữ và trở lại biển tìm thức ăn. Chim đực từ lúc này sẽ trở thành một ông bố tận tụy với một nhiệm vụ duy nhất là giữ quả trứng trên chân và dùng thân mình để ấp nó trong suốt 64 ngày đêm cho tới khi trứng nở. (Những ông bố nào vụng về để trứng rơi xuống mặt băng lạnh giá sẽ vĩnh viễn mất đi cơ hội làm cha của mình.) Khi chim non vừa chào đời, chim bố sẽ bón cho chúng ăn bằng chất dịch tiết ra từ thực quản của mình cho tới khi chim mẹ quay lại. Khi chim mẹ quay lại, chúng sẽ đổi phiên chăm sóc con và lúc này chim bố mới trở lại biển để kiếm thức ăn lần đầu tiên sau hơn 4 tháng ấp trứng. Đến tháng 12 – mùa hè ở Bắc Cực – băng tan để lộ mặt nước, cũng vừa lúc chim non có thể tự bơi và kiếm thức ăn cho riêng mình.
Chim cánh cụt hoàng đế là một trong những điều mà tổ chức Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) quan tâm nhất. Cùng với chín loài khác thuộc chim cánh cụt, nó đang được Mỹ xem xét để đưa vào Luật về loài nguy cấp (ESA). Một số lý do chính khiến chim cánh cụt hoàng đế thiếu thức ăn là do biến đổi khí hậu. Các lý do khiến số lượng chim cánh cụt hoàng đế giảm sút là do bệnh tật, sự ấm lên toàn cầu.
Số cánh cụt hoàng đế giảm 50% trong khu Terre Adélie do tỉ lệ tử vong của con lớn tăng lên, đặc biệt là con trống, trong một thời gian dài thời tiết ở đây ấm áp bất thường cuối năm 1970, khiến cho những biển băng bị tan. Mặt khác, mức độ trứng nở thành công giảm đi do biển băng tăng lên. Do đó loài này được cho là rất nhạy cảm với khí hậu.
Kết quả nghiên cứu của viện Hải dương học Woods Hole vào tháng 1 năm 2009 đã cho rằng chim cánh cụt hoàng đế có thể tuyệt chủng vào năm 2100 do biến đổi khí hậu trên Trái Đất. Bằng cách áp dụng mô hình toán học để dự đoán sự tan biển băng từ việc ấm lên toàn cầu, họ đã kết luận rằng cuối thế kỷ 21, chim cánh cụt hoàng đế sẽ giảm đi 87%, từ 3.000 cặp chim sẽ giảm xuống chỉ còn 400 cặp chim.