Top 12 Việc cần làm để buổi họp phụ huynh thêm thú vị, bớt căng thẳng
Họp phụ huynh đây là một điều mà bất cứ phụ huynh nào cũng ngần ngại khi nhắc đến. Bởi trước giờ, trong các cuộc họp thầy cô không nhắc nhở chuyện tiền nong, ... xem thêm...thì cũng liên quan đến chuyện con cái học ở trường, đa phần la phê phán, lên án khiến cuộc họp lúc nào cũng căng thẳng. Mới đầu năm học này, trong một số buổi họp các bậc phụ huynh còn náo loạn tại trường bởi vấn nạn lạm thu. Để cải thiện tình hình trên, một giáo viên đã chia sẻ kinh nghiệm làm thế nào để có một buổi họp họp thêm thú vị, bớt căng thẳng, các bạn hãy cùng Toplist tìm hiểu nhé!
-
Những việc cơ bản cần chuẩn bị
Trang trí lớp thật gọn gàng, sạch sẽ nhưng tươi vui, chuẩn bị khăn trải bàn lọ hoa, làm power point (nếu lớp có máy chiếu) và phần kịch bản word thật cẩn thận, học thuộc các ý sẽ triển khai. Nên dành nhiều thời gian cho việc nói chương trình học, thoả thuận lưu ý với phụ huynh về nội quy cũng như cách rèn nếp học và sinh hoạt cho học sinh. Trang điểm nhẹ nhàng cho tươi tắn, thân thiện, gần gũi nhưng có khoảng cách. Khi nói về chương trình học nên đưa ra 1 số kinh nghiệm, mẹo rèn học sinh, dẫn chứng 1 vài bài học cụ thể trong chương trình và phân tích cho phụ huynh hiểu.
-
Cho học sinh viết lời nhắn nhủ gửi đến phụ huynh
Đôi khi, học sinh có nhiều lời nhắn nhủ đến cha mẹ của mình nhưng lại ngại nói ra vì nhiều nguyên nhân có thể là: cha mẹ bận rộn không có thời gian tâm sự cùng con, cha mẹ hay trách mắng khiến các con lo sợ không muốn chia sẻ nhiều,... Vì thế, cô giáo viên hãy biến buổi họp phụ huynh thành chiếc cầu nối để giúp cha mẹ hiểu con mình hơn bằng việc chuẩn bị 4 cái phong bì: Cảm ơn, Xin lỗi, Hứa hẹn, Mong ước. Giáo viên cho học sinh viết những lời nhắn nhủ đến phụ huynh, rồi bỏ vào mỗi phong bì đó, không cần ghi tên, cô sẽ lựa chọn và đọc cho phụ huynh nghe trong buổi họp.
-
BẢNG GHI NHẬN NHỮNG ĐIỀU TỐT
Giáo viên phát cho học sinh những tờ bìa xanh đỏ tím vàng mang tên: BẢNG GHI NHẬN NHỮNG ĐIỀU TỐT, cho học sinh ghi tên mình và trang trí lên đó. Sau đó, tờ bìa đó sẽ được chuyển đến tay từng bạn trong lớp. Các bạn học sinh còn lại có nhiệm vụ ghi vào đó thật ngắn gọn những mặt TỐT mà em nhìn thấy ở bạn (nguyên tắc: không nhận xét về ngoại hình, bạn viết sau ko trùng lặp với bạn đã viết trước). Mỗi học sinh sẽ được tất cả các bạn học sinh khác trong lớp KHEN mình. Giáo viên cho học sinh đọc rồi thu lại, buổi họp phụ huynh phát lại cho các bố mẹ.
-
Những lời khuyên bạn NÊN và KHÔNG NÊN làm
Tương tự như cái số 2, nhưng nội dung là ghi lên đó những lời khuyên bạn NÊN và KHÔNG NÊN làm (thực chất là chỉ ra những nhược điểm của bạn nhưng góp ý một cách nhẹ nhàng). Giáo viên cũng lại phát cho phụ huynh đọc để hiểu về con mình. Đã có trường hợp, phụ huynh chia sẻ đọc cái này mới biết đó là con mình có biết nói bậy chứ ở nhà cháu ngoan lắm (vì tờ đó có bạn ghi là "cậu không nên nói bậy nữa").
-
Làm 1 mẫu KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG HÈ
Giáo viên làm 1 mẫu KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG HÈ, cho học sinh tự điền vào đó những nội dung dự định và mong muốn sẽ thực hiện trong hè về nhiều mặt (học tập, đọc sách, chơi thể thao, giúp đỡ bố mẹ, về quê, v.v...), viết ra những khó khăn khi thực hiện từng nội dung trong kế hoạch, những mong muốn cha mẹ hỗ trợ để thực hiện kế hoạch đó. Lại làm và gửi phụ huynh để đọc và phối hợp.
-
Cho phụ huynh xem các video hoạt động của nhà trường
Trong buổi họp, giáo viên cho phụ huynh xem các video hoạt động của nhà trường, các hình ảnh và video về các hoạt động của lớp như là các các buổi dã ngoại, có thể phụ huynh cũng đã từng tham gia và cùng chơi các trò chơi kéo co, nhảy bao bố.... với học sinh, cùng reo hò, ngã lăn quay, giáo viên chiếu lại để phụ huynh thấy được những hoạt động đó vui vẻ như thế nào, chắc chắn họ sẽ rất thích thú.
-
Cho phụ huynh nêu cảm tưởng, suy nghĩ của mình
Giáo viên nên dành một ít thời gian trong buổi họp phụ huynh cuối năm học để phụ huynh ghi lại cảm tưởng, ý kiến, băn khoăn, thắc mắc ... Mỗi phụ huynh đều được phát 1 tờ giấy A4 trên đó có các câu hỏi, gợi ý cụ thể để phụ huynh dễ bày tỏ. Nhờ đó giáo viên có thể hiểu hơn và kịp thời giải đáp những băn khoăn, hiểu lầm của phụ huynh.
-
Lên phương án chuẩn bị cho buổi họp phụ huynh
Để chuẩn bị cho buổi họp sắp tới, giờ sinh hoạt trước đó một tuần, giáo viên hãy cho học sinh ghi lại: những điều khiến con thích thú khi đến trường, những khó khăn gặp phải từ đầu năm học (ở nhà, ở trường), những mong muốn, nguyện vọng với bố mẹ, thầy cô, v.v...để qua đó giáo viên tổng hợp và trao đổi lại với học sinh, với phụ huynh.
-
Giáo viên phải biết cách cư xử trong buổi họp phụ huynh
Khi họp bạn đứng lên để họp, khi nghe ý kiến thì ngồi xuống để nghe, khen cụ thể 1 số em tiêu biểu, chê thì nói chung chung kiểu 1 số em còn nói chuyện riêng nhưng đừng nói cụ thể tên, học sinh nào hư quá cuối giờ gặp phụ huynh trao đổi riêng.
Khi nhận xét về học sinh nên xen vào những ví dụ đáng yêu, dễ thương ở lớp của các em để tạo không khí gần gũi. Nên chuẩn bị tinh thần trước cho một số câu hỏi mà phụ huynh sẽ hỏi để tự tin hơn.
Phụ huynh nào muốn dạy khôn cô giáo thì nên ngắt lời: tôi cảm ơn bác, tôi thấy ý của bác hay, tôi sẽ gặp riêng bác để học hỏi thêm, còn bây giờ chúng ta cùng bàn về tình hình của lớp. Xưng hô tôi với các bác trên cuộc họp nhé!
-
Cho phụ huynh "tham quan" trường
Các phòng học đã có sẵn máy chiếu, các thầy cô có thể chiếu hình ảnh giới thiệu về các phòng học, phòng chức năng, thư viện, nhà ăn, phòng ngủ, vườn cây, bể bơi....của trường. Nếu công phu hơn nữa thì quay các video mà chính thầy cô hoặc học sinh là các hướng dẫn viên giới thiệu về trường. Chắc chắn nhiều phụ huynh sẽ thích thú vì được "tham quan" trường như thế.