Top 10 Việc cần làm ngay để phòng ngừa cúm A/H1N1
Bệnh cúm A/H1N1 (hay còn gọi là cúm mùa) là bệnh truyền nhiễm do vi rút H1N1 gây nên. Mới đây, tại TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận một trường hợp đầu tiên tử vong ... xem thêm...do cúm A/H1N1. Theo các bác sĩ, tất cả mọi người đều có thể chủ động phòng bệnh cúm cho chính bản thân mình bằng các biện pháp dự phòng. Vì vậy Toplist xin đưa ra một vài những lưu ý để các bạn có thể phòng ngừa bệnh cúm A/H1N1.
-
Để phòng ngừa bệnh cúm A/H1N1, mỗi chúng ta hãy tự tạo cho mình thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để có thể loại bỏ những vi khuẩn khi cả ngày tiếp xúc với nhiều vật dụng. Chúng ta hãy rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi trên các phương tiện công cộng,... để đảm bảo cho sức khỏe của mình bạn nhé!
-
Khi ho hay hắt hơi, chúng ta hãy có ý thức che miệng, mũi vì khi ho, hắt hơi, vi khuẩn trong nước bọt, nước mũi sẽ bị lan ra không khí xung quanh, có thể làm bệnh bị lan truyền nhanh hơn. Sau khi hắt hơi, hay ho, chúng ta hãy rửa tay bằng nước và xà phòng. Tốt nhất nếu bị ho hoặc hắt hơi, chúng ta nên sử dụng khăn giấy, sau đó bỏ ngay khăn giấy vào thùng rác.
-
Việc giữ gìn nhà cửa sạch sẽ thông thoáng cũng là một cách để giúp phòng ngừa bệnh cúm lan truyền. Vì nếu không gian sống của bạn bị ô nhiễm, đó sẽ là cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng. Nên, mỗi chúng ta hãy tự có ý thức dọn dẹp và giữ gìn vệ sinh nơi ở và môi trường sống xung quanh mình để cuộc sống luôn trong lành, sạch sẽ.
-
Chúng ta hãy phòng ngừa bệnh cúm A/H1N1 bằng cách luôn tạo cho mình thói quen sinh hoạt điều độ, vận động và nghỉ ngơi hợp lý. Việc giữ cho mình thói quen sinh hoạt, vận động và nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp cho cơ thể của bạn có sức đề kháng tốt, cơ thể luôn khỏe mạnh. Người có sức đề kháng tốt hơn sẽ ít bị ốm hơn, cơ thể có thể kháng được những vi khuẩn gây bệnh.
-
Vitamin C là một loại vi chất dinh dưỡng vô cùng cần thiết cho sức khỏe của con người. Vitamin C có nguồn gốc nhiều trong các loại hoa quả tươi như cam, chanh, ổi, và có hàm lượng cao trong rau xanh, đặc biệt là bông cải xanh, khoai tây, rau cải, cà chua…, như vậy ta thấy để bổ sung vitamin C chúng ta có thể bổ sung bằng các thực thẩm vô cùng quen thuộc hàng ngày mà không phải tìm kiếm đâu xa.
Chúng ta hãy bổ sung rau củ và vitamin C trong chế độ ăn uống để cơ thể tăng sức đề kháng, có như vậy để có thể kháng được những bệnh theo mùa như cúm A/H1N1.
-
Tiêm chủng là biện pháp có thể coi là hiệu quả nhất để phòng bệnh cúm. Vắc xin cúm được phép chỉ định cho người từ 6 tháng tuổi trở lên, và sử dụng được cả cho thai phụ. Những người có nguy cơ diễn tiến nặng được khuyến cáo tiêm phòng cúm hàng năm. Những người tiêm phòng cúm sẽ tránh được tỉ lệ mắc cúm cao nhất, hoặc nếu có mắc sẽ không có biến chứng gây nguy hiểm.
-
Kháng sinh còn được gọi là trụ sinh là những chất được chiết xuất từ các vi sinh vật, nấm, được tổng hợp hoặc bán tổng hợp. Đây là các thuốc giết vi khuẩn (vi sinh mầm bệnh gây nhiễm trùng) hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu.
Cúm A/H1N1 là do vi- rút gây nên vì vậy không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng vi rút như Tamiflu. Việc chỉ định sử dụng thuốc phải theo hướng dẫn của thầy thuốc. Nếu bạn lạm dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh sẽ khiến cơ thể bạn tự mất đi khả năng miễn dịch, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến kháng thuốc kháng sinh. Điều này sẽ không có lợi khi bạn bị nhiễm cúm A/H1N1.
-
Cúm A/H1N1 là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, lây qua đường hô hấp, có thể gây nguy cơ tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Trong điều kiện bình thường, virus gây bệnh có thể tồn tại từ 24 – 48 giờ trên các bề mặt đồ dùng như tay vịn cầu thang, bàn ghế… và từ 8 – 12 giờ trên quần áo, 5 phút trên lòng bàn tay. Trong môi trường nước, virus cúm A/H1N1 có thể tồn tại lên đến 4 ngày ở nhiệt độ phòng và 30 ngày ở 0 độ C.Vì vậy hãy tập cho mình thói quen sử dụng khẩu trang y tế khi đi đường, tiếp xúc với người bệnh, đến bệnh viện và một số nơi công cộng tập chung đông người. Đặc biệt khi thời tiết giao mùa là lúc vi rút cúm hoạt động mạnh nhất.
Lưu ý: Hãy chọn cho mình loại khẩu trang y tế đảm bảo chất lượng, tránh những loại khẩu trang trôi nổi không rõ nguồn gốc. Người dân phải sử dụng khẩu trang đúng cách, không vứt khẩu trang bừa bãi, tránh tạo điều kiện phát tán dịch bệnh.
-
Muối có tính chất kháng khuẩn rất cao vì vậy hãy nghĩ ngay đến muối mỗi khi bạn cần sát khuẩn. Sự kết hợp các thuốc xịt mũi (streroid xịt mũi như flonase, nasacort, nasonex và các thuốc kháng histamin trong mũi như astelin, astepro, patanase) và nước muối súc miệng là có hiệu quả nhất trong việc chống lại các triệu chứng cúm A/H1N1 vì chúng hoạt động trực tiếp tại mũi và họng để giảm viêm, sổ mũi, ho, và đau họng.
-
Tinh dầu tràm nguyên chất chứa hoạt chất a- Tepineol ở mức 5% - 12% nồng độ, là một trong những dược phẩm thiên nhiên quý giá, có 2 tác dụng chính: chống nhiễm trùng và tính sát khuẩn cao.
Xông tinh dầu tràm trong phòng ngủ là cách phổ biến nhất để thanh lọc bầu không khí trong nhà, đảm bảo rằng các vi khuẩn trong không gian không có cơ hội phát triển. Vào mùa dịch, bạn nên dùng dầu tràm xông phòng thường xuyên và liên tục, có thể xông phòng qua đêm.
Cách dùng: nhỏ vài giọt tinh dầu tràm vào đèn xông tinh dầu, để hơi nước lan tỏa khắp phòng.
Lưu ý: bạn cần đảm bảo là tinh dầu bạn sử dụng thực sự nguyên chất để không ảnh hưởng đến sức khỏe và hệ hô hấp.