Top 10 sai lầm người cao huyết áp cần tránh
Cao huyết áp là một trong những căn bệnh phổ biến thường gặp, không chỉ ở người cao tuổi mà những cô bác trung niên cũng dễ dàng bị mắc phải. Cao huyết áp là ... xem thêm...nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm khác, như: đột quỵ, nhồi máu cơ tim, bại liệt... Để phòng tránh và điều trị bệnh cao huyết áp đúng cách, chúng ta cần tránh những sai lầm sau.
-
Chủ quan về sức khỏe
Cao huyết áp không có những triệu chứng cụ thể, không có dấu hiệu báo trước và thường do thái độ chủ quan về sức khỏe của mỗi chúng ta mà người cao huyết áp thường phát hiện bệnh khi rất muộn. Những người trên 40 tuổi, mắc bệnh béo phì, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường sẽ dễ mắc bệnh cao huyết áp hơn những người bình thường. 6 tháng một lần chúng ta cần đến những cơ sở y tế để đo huyết áp định kỳ, khi phát hiện mắc bệnh (huyết áp ≥ 140/90mmHg) chúng ta cần tuân thủ theo phương pháp và hướng dẫn của bác sĩ để có thể bảo vệ được sức khỏe cho chính chúng ta.
Lưu ý trước khi đo huyết áp: trước khi đo 30 phút chúng ta không nên ăn uống, không dùng thuốc hay các chất kích thích, nghỉ ngơi thư giãn, đo ở nơi rộng rãi, thoáng mát, nhiệt độ vừa phải, không ồn ào và phải đo bằng huyết áp kế chính xác đã được kiểm định.
-
Chủ quan về việc điều trị
Nhiều bệnh nhân vẫn chủ quan về việc điều trị vì họ mới bị mắc giai đoạn đầu của cao huyết áp và thấy sức khỏe vẫn bình thường, tương đối tốt. Cao huyết áp nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng bệnh phát triển khá nhanh.
Việc dùng thuốc sớm, điều trị đúng cách sẽ làm chậm sự tiến triển bệnh nặng thêm, đưa huyết áp về mức ổn định, tránh được những biến chứng do huyết áp tăng cao.Hội Huyết áp châu Âu (ESH – 2007, ESH – 2009) của Mỹ quy định: Người dưới 80 tuổi cao huyết áp nếu không kèm theo nguy cơ, khởi đầu điều trị khi huyết áp ≥ 140/90mmHg; còn nếu có nguy cơ thì khởi đầu điều trị khi huyết áp ≥ 130/85mmHg mà không chờ kết quả việc thay đổi lối sống như trước nữa.
-
Không dùng đủ lượng thuốc hoặc tự ý tăng liều thuốc
Hội nghị huyết áp thế giới (2003), ESH (2009) khuyến nghị: cần phối hợp thuốc ngay từ đầu khi chớm phát hiện ra bệnh để ngăn chặn bệnh phát triển thêm. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố chủ quan mà người bệnh thường bỏ thuốc hoặc dùng không đúng liều lượng, không phối hợp theo sự chỉ định của bác sĩ, dẫn đến tình trạng bệnh thêm nặng hơn.
Ngoài ra, nhiều người còn tự ý dùng những loại thuốc huyết áp kết hợp với nhau gây nên những tác dụng phụ ngoài ý muốn, khiến cho việc theo dõi cũng như điều trị gặp nhiều khó khăn.Ngoài ra, có một số trường hợp bệnh nhân tự ý tăng liều lượng của thuốc để làm giảm huyết áp. Khi cảm thấy nhức đầu, khó chịu… người bệnh thường cho là do huyết áp đột ngột tăng cao, rồi tự tăng liều dùng với mong muốn huyết áp được nhanh chóng hạ bớt. Nhưng, thực ra các triệu chứng trên chưa hẳn đã do huyết áp tăng, có thể chỉ là do thay đổi thời tiết. Tự tăng liều thuốc có thể gây tụt huyết áp quá mức, thậm chí có thể gây ra trụy mạch rất nguy hiểm.
-
Tự ý xử lý tai biến
Khi bị tai biến mạch máu máu não, tình trạng đột quỵ, có người cho rằng đó là do huyết áp tăng cao, gây ra vỡ mạch, rồi tự ý dùng thuốc hạ huyết áp, có thể là huyết áp liều cao.
Chúng ta không được tự ý dùng thuốc, cần được bác sĩ khám chữa và kê đơn, nên đến bệnh viện khám chữa khi thấy có dấu hiệu bị đột quỵ, tức ngực, khó thở hay thở gấp. Nếu tự ý dùng thuốc hạ huyết áp, có thể dẫn tới hạ huyết áp quá mức, máu không đến được các vùng não khác làm tai biến nặng thêm.
-
Không phối hợp đúng với chế độ ăn
Người cao huyết áp nếu không kèm theo bệnh gì thì nên dùng chế độ ăn cân đối đủ các dưỡng chất, còn nếu kèm theo các bệnh về thừa cân, béo phì, rối loạn mỡ máu hay đái tháo đường thì cần có chế độ ăn tiết chế chất béo, chất đường và chất đạm (hạn chế mức ăn nhưng không kiêng khem quá mức dẫn tới bị thiếu chất) để làm cho các bệnh này không tiến triển nặng thêm ảnh hưởng trở lại đến huyết áp.
Người bị cao huyết áp cần có chế độ ăn riêng. Một số thực phẩm người bệnh cần kiêng ăn như thực phẩm chứa hàm lượng muối cao, thịt hun khói, dưa cà muối,… và những món ăn chứa nhiều dầu mỡ. Người bệnh cao huyết áp nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, đồng thời, tránh không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… Việc duy trì một chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, điều độ cần thực hiện thường xuyên và chặt chẽ. Nhiều bệnh nhân chủ quan nên cũng khó đảm bảo yêu cầu này.
-
Không luyện tập thể dục thường xuyên
Người cao huyết áp cần tập thể dục thường xuyên để có được một sức khỏe tốt nhất, tuy nhiên, người cao huyết áp chỉ nên chọn các môn tập luyện nhẹ, dễ thực hiện, thời gian thực hiện chỉ từ 30 – 40 phút, đảm bảo cho tim đập không quá 105 – 125 lần/phút như các môn đi bộ, chạy bộ chậm.
Người cao huyết áp cần tránh các môn tập nặng (tiêu thụ trên 500 calo/giờ), tốc độ cao và khó thực hiện, thời gian kéo dài như các môn cử tạ, quần vợt, chạy nhanh... khi có kèm theo nguy cơ tim mạch phải kiêng tập một số môn theo sự chỉ định của bác sĩ.
-
Không đo chỉ số huyết áp mỗi ngày
Hội tim mạch học Việt Nam khuyên người cao huyết áp nên đo huyết áp ít nhất 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng sớm và chiều để theo dõi được sự thay đổi của các chỉ số huyết áp. Nếu có bất thường sẽ được phát hiện sớm và đưa đi cấp cứu kịp thời.
Hoạt động của mỗi người trong ngày như hoạt động thể chất, sự căng thẳng, chế độ ăn uống,… có thể tác động lên sự ổn định của chỉ số huyết áp.
-
Có thể biết bệnh nặng, nhẹ qua cảm giác
Triệu chứng của cao huyết áp nhiều khi không đồng nhất với mức độ bệnh. Có khi dấu hiệu rất rõ ràng nhưng huyết áp lại không cao lắm.
Ngược lại, có những người huyết áp tăng cao nhưng triệu chứng lâm sàng rất nghèo nàn. Giải thích cho điều này, các chuyên gia cho biết: nếu tăng huyết áp là hệ quả của một tình trạng y tế khác, cho dù huyết áp không lên quá cao nhưng có thể nó sẽ biểu hiện rõ rệt triệu chứng của chính bệnh lý nguyên nhân. Do đó, bạn nên đo huyết áp thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh.
-
Ngừng thuốc khi thấy huyết áp bình thường
Rất nhiều bệnh nhân sau khi điều trị thấy huyết áp trở lại mức bình thường đã tự ý ngừng thuốc vì cho rằng, mình đã hoàn toàn khỏe mạnh. Trên thực tế, số người bị tăng huyết áp điều trị khỏi rất hiếm. Bởi, nếu nằm trong số 90% những người bị tăng huyết áp không rõ nguyên nhân, bạn khó có thể tìm được cách để kiểm soát nó.
Một số người nghĩ chỉ cần ăn nhạt, tập luyện để giảm cân là có thể cải thiện bệnh. Thực ra, các biện pháp này chỉ có vai trò bổ trợ, chứ không thể thay thế thuốc.
-
Tắm nước quá nóng, hoặc quá lạnh
Vào mùa đông, nhiều người sợ rét nên tắm nước quá nóng, việc tắm nước quá nóng sẽ dễ gây tổn thương cho da dẫn đến các mao mạch giãn nở, nước quá nóng sẽ khiến gây áp lực cho tim bởi tất cả các mạch máu trên da đều giãn nở hết cỡ gây thiếu oxy cung cấp đến tim.
Nguy hiểm hơn, với các trường hợp tắm nước lạnh (nước không đủ ấm) khiến các mạch máu trong cơ thể co lại, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, khiến người huyết áp cao dễ bị suy tim, đột quỵ.