Top 10 Dấu hiệu nhận biết bệnh tăng huyết áp
Cao huyết áp là bệnh lý tim mạch nguy hiểm được xem như “kẻ giết người thầm lặng” vì toàn bộ sự tiến triển của bệnh thường diễn ra trong âm thầm không có triệu ... xem thêm...chứng. Hiện nay Việt Nam có khoảng 12 triệu người mắc phải, nghĩa là trung bình cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh. Tỷ lệ này ở mức báo động đỏ với hơn 40% người lớn bị tăng huyết áp. Phần lớn những người mắc bệnh tăng huyết áp có triệu chứng không rõ ràng và dễ nhận biết. Bệnh tăng huyết áp không được điều trị kịp thời sẽ có tác hại nghiêm trọng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết não, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, suy thận, suy tim… Vì vậy, phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh tăng huyết áp sẽ giúp điều trị sớm từ giai đoạn đầu của bệnh, tránh được những biến chứng nghiêm trọng về sau.
-
Đau đầu
Đau đầu là một triệu chứng phổ biến nhất của những người mắc bệnh tăng huyết áp. Những cơn đau do cao huyết áp thường lan ra khắp đầu, gây ra cảm giác căng cơ ở đầu, các cơn đau nhói lên theo từng mạch đập. Theo nghiên cứu của nhiều bác sĩ và các chuyên gia, 50,3% bệnh nhân tăng huyết áp có triệu chứng đau đầu. Nguy hiểm hơn là đa số người bệnh có triệu chứng đau đầu thường mua thuốc giảm đau để uống mà không nhận thức được về nguy cơ tăng huyết áp. Lý giải cho hiện tượng đau đầu thường hay xuất hiện khi tăng huyết áp đó là tăng huyết áp làm tăng áp lực thường xuyên của dòng máu lên trên thành mạch làm cho thành mạch bị dãn dần ra và xuất hiện những tổn thương. Những tổn thương này xuất hiện ngày càng tăng ở các mạch máu nhỏ tại não, gây ra hiện tượng đau đầu căng thẳng, đây là dấu hiệu sớm của tai biến do tăng huyết áp.
Trong trường hợp nặng, áp lực dòng máu đột ngột tăng cao gây ra những cơn đau đầu dữ dội (gặp trong những cơn cao huyết áp ác tính) có thể làm cho mạch máu bị vỡ ra gây xuất huyết não. Nếu những tổn thương nhỏ, hệ thống tiểu cầu và các sợi fibrin sẽ đến để vá lại vết thương và hình thành các cục máu đông, gây bít tắc các mạch máu. Tình trạng vỡ hay bít tắc các mạch máu não đều làm ngừng trệ việc cung cấp máu, gây ra thiếu máu cục bộ tại não, dẫn tới xuất hiện những triệu chứng lâm sàng, nhẹ là đau đầu hoa mắt chóng mặt, nặng là tai biến mạch máu não biểu hiện như méo miệng, hôn mê, liệt nửa người có thể dẫn tới tử vong. Đối mặt với tình trạng đau đầu do tăng huyết áp này bệnh nhân phải kết hợp nhiều yếu tố trong đó việc giữ huyết áp ở mức an toàn và phòng ngừa nguy cơ tổn thương hay bít tắc các mạch máu não, giữ lưu lượng máu lên não được tốt là quan trọng nhất.
-
Xây xẩm, chóng mặt
Huyết áp cao là bệnh thường gặp ở những người cao tuổi, béo phì hay những người mắc một số bệnh lý như tiểu đường, mỡ máu cao hoặc là do yếu tố di truyền. Huyết áp tăng khi lực tác động lên thành động mạch của máu tăng lên, áp lực của máu quá cao khiến tim phải hoạt động nhiều hơn để có đủ lượng máu cần cung cấp và bơm đi khắp cơ thể. Huyết áp cao dễ gây ra đột quỵ. Một dấu hiệu khác thường thấy ở đa số người mắc bệnh tăng huyết áp. Người bệnh sẽ cảm thấy chóng mặt mỗi khi thay đổi tư thế, thấy mọi thứ quay cuồng xung quanh bản thân hoặc ngược lại, bản thân quay xung quanh mọi vật. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể thấy trời đất tối sầm lại trong khoảng thời gian thoáng qua khi chuyển tư thế từ ngồi hoặc nằm sang đứng. 46,8% bệnh nhân tăng huyết áp có triệu chứng này.
Một số bệnh lý xảy ra khi huyết áp cao như các bệnh về tim mạch, tiền đình ốc tai... có thể khiến cho người bệnh cảm thấy chóng mặt. Ngoài ra những bệnh nhân bị đột quỵ do cao huyết áp cũng sẽ có triệu chứng chóng mặt. Như vậy có thể thấy, mối liên quan chính giữa chóng mặt và huyết áp là do việc không kiểm soát được huyết áp dẫn đến chứng chóng mặt cùng với các triệu chứng khác. Chỉ một số ít trường hợp bị chóng mặt là do huyết áp cao hoặc huyết áp thấp, trong khi phần lớn là do những nguyên nhân khác. Thường thì các trường hợp liên quan đến chóng mặt và huyết áp chỉ là số ít và được giải quyết nhanh chóng.
-
Mệt mỏi
Tăng huyết áp hay nhiều người gọi là cao huyết áp, là một bệnh lý phổ biến khi mà áp lực máu tác động lên thành mạch quá cao. Nếu mức huyết áp này tăng cao trong thời gian dài, có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác, thậm chí là biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng bệnh nhân. Mệt mỏi là triệu chứng khá phổ biến với người bệnh tăng huyết áp. Tuy nhiên, triệu chứng này không thật sự đặc trưng đối với bệnh cao huyết áp, vì thế có thể bị nhầm lẫn là do nhiều nguyên nhân khác và người bệnh thường không chú ý đến.
Cao huyết áp là căn nguyên chủ yếu gây ra các biến chứng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy thận... khiến cho hàng trăm nghìn người bị tàn phế hoặc mất đi khả năng lao động mỗi năm. Các biến cố tim mạch này đang là nguyên nhân tử vong hàng đầu tại Việt Nam. Theo báo cáo thống kê của Hội Tim mạch Việt Nam, cả nước hiện có 25% dân số đang có triệu chứng tăng huyết áp và mắc bệnh tim mạch. Đặc biệt, trong các năm trở lại đây, bệnh lý tăng huyết áp đang có chiều hướng trẻ hóa, trong đó rất nhiều đối tượng mắc bệnh đang còn trong độ tuổi lao động.
-
Khó thở
Triệu chứng khó thở do tăng huyết áp thường là khó thở nhẹ, thường xuyên hơn khi làm các việc nặng nhọc, một số trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến khó thở kịch phát về đêm dẫn đến việc người bệnh có cảm giác bị cản trở khi hít vào. Triệu chứng này khác với triệu chứng khó thở mà các bệnh lý về phổi gây ra như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản... Ở các bệnh về phổi, người bệnh sẽ bị khó thở cả khi hít vào và thở ra, đồng thời có các triệu chứng đi kèm như ho có đờm...
Khi huyết áp tăng cao đột ngột và có các triệu chứng như: nhức đầu, đau tức ngực, hoa mắt chóng mặt, có hiện tượng “ruồi bay”, khó thở, nôn, mệt mỏi đi kèm được gọi là cơn tăng huyết áp kịch phát. Nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: tai biến mạch máu não, phù phổi cấp, suy tim, đau thắt ngực...rất nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Chính vì vậy, điều trị kịp thời và đặc biệt có biện pháp dự phòng cơn tăng huyết áp là điều cần thiết.
-
Đau ngực
Bệnh lý tăng huyết áp và đau thắt ngực có mối liên hệ thường xuyên và mạnh mẽ với nhau. Theo một thống kê cho thấy có khoảng 15% bệnh nhân tăng huyết áp có biểu hiện đau thắt ngực và ngược lại, khoảng 70% bệnh nhân bị đau thắt ngực có mắc kèm tăng huyết áp. Bên cạnh đó tăng huyết áp và đau thắt ngực cũng là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm điển hình như bệnh mạch vành có tỉ lệ tử vong cao. Những bệnh nhân tăng huyết áp cũng có thể bị đau thắt ngực dù động mạch vành không bị hẹp. Nguyên nhân được cho là do suy các vi mạch vành (bất thường về cấu trúc hay suy chức năng của các động mạch vành rất nhỏ).
Các bất thường này được quan sát khi bệnh nhân có tình trạng phì đại cơ tim xảy ra do tăng huyết áp nặng và lâu ngày. Ngoài ra, một số nữ giới ở độ tuổi mãn kinh bị tăng huyết áp cũng có những triệu chứng của đau thắt ngực. Nguyên nhân được cho là do sự suy giảm nồng độ hormone sinh dục nữ estrogen và ảnh hưởng đến chức năng vi mạch vành. Khi điều trị những bệnh nhân tăng huyết áp có kèm đau thắt ngực, cần phân biệt rõ triệu chứng đau thắt ngực là do bệnh phì đại cơ tim do tăng huyết áp hay là một tình trạng hẹp động mạch vành thực sự do xơ vữa gây ra. Từ đó, mới có phương pháp kiểm soát và điều trị phù hợp nhất. -
Hồi hộp, đánh trống ngực
Triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực là một triệu chứng thường gặp ở 25,8% bệnh nhân tăng huyết áp. Tuy nhiên, không thật sự là triệu chứng đặc trưng nên thường không được người bệnh chú ý đến. Triệu chứng này khiến người bệnh có cảm giác lo lắng, hồi hộp, tim đập mạnh, nặng ở ngực. Những người khỏe mạnh bình thường trong nhiều trường hợp cũng sẽ có cảm giác hồi hộp, khó thở, tim đập nhanh. Các triệu chứng này xảy ra khi chúng ta ở trạng thái căng thẳng, xúc động, lo lắng, hoạt động gắng sức, hoặc khi quan hệ tình dục.
Hồi hộp, tim đập nhanh là những triệu chứng có tính sinh lý bình thường do tim hoạt động quá mức khiến nhịp tim tăng nhanh, gia tăng co bóp. Ngoài ra, triệu chứng này có thể xuất hiện khi mắc các bệnh lý đơn giản như: sốt, thiếu máu... Nếu triệu chứng hồi hộp, tim đập nhanh đi kèm với khó thở xuất hiện thường xuyên ngay cả khi đang nghỉ ngơi, tâm lý ổn định thì cần nghĩ ngay đến các bệnh lý tim mạch. Cần đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị kịp thời. Vậy đánh trống ngực bệnh gì? Các triệu chứng hồi hộp, tim đập nhanh có thể chẩn đoán là dấu hiệu của bệnh tim mạch nếu có kèm các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở, phù chân, đau ngực... -
Nóng bừng mặt
Trên thực tế, tăng huyết áp thường không có nhiều dấu hiệu cụ thể. Đây cũng là lý do khiến nhiều người rất chủ quan và chỉ chịu khám để điều trị khi đã xảy ra các biến chứng. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: Khi thấy cơ thể có các biểu hiện sau cần sớm đến khám tại các cơ sở Y tế vì có thể bạn đang mắc tăng huyết áp: đau đầu, đỏ bừng hay nóng bừng mặt, tức nặng ngực. Đỏ bừng mặt - dấu hiệu bệnh tăng huyết áp: Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân khiến da mặt bạn cảm thấy nóng và đỏ bừng lên.
Dấu hiệu đỏ mặt, nóng bừng mặt thành từng cơn, cũng là một triệu chứng thường thấy ở các bệnh nhân cao huyết áp. Nguyên nhân chính là do huyết áp tăng khiến cho mạch máu phản ứng giãn nở. Triệu chứng này là khá đặc trưng nhưng lại rất dễ bị bỏ qua. Theo một số nghiên cứu của các bác sĩ và chuyên gia về sức khỏe, có khoảng 23,3% người bệnh tăng huyết áp có triệu chứng nóng bừng mặt, nhưng 95% trong số họ đã không chú ý đến triệu chứng này.
-
Mệt mỏi nửa người theo cơn
Tăng huyết áp là tình trạng tăng liên tục của huyết áp tâm thu lúc nghỉ (≥ 130 mmHg) hoặc huyết áp tâm trương lúc nghỉ (≥ 80 mm Hg), hoặc cả hai. Tăng huyết áp mà không có nguyên nhân rõ ràng (tăng huyết áp tiên phát) là phổ biến nhất. Tăng huyết áp do một nguyên nhân xác định (tăng huyết áp thứ phát) thường do ngưng thở khi ngủ, bệnh thận mạn, tăng aldosteron nguyên phát, tiểu đường hoặc béo phì. Thông thường, bệnh không biểu hiện triệu chứng lâm sàng trừ khi huyết áp tăng rất cao hoặc bệnh đã kéo dài.
Mệt mỏi nửa người theo từng cơn là một trong những triệu chứng có thể gặp ở những người bị tăng huyết áp. Nguyên nhân của triệu chứng này là do thiếu máu não trong khoảng thời gian ngắn, do các mảng xơ vữa gây ra hoặc cục máu đông bít tắc tạm thời một động mạch nhỏ ở não. Triệu chứng này sẽ khiến người bệnh cảm thấy nửa người bị yếu đi so với nửa người còn lại, có thể kèm theo dị cảm, giảm cảm giác da ở nửa bên bị yếu.
-
Mờ mắt
Hiện nay, bệnh tăng huyết áp khá phổ biến ở nước ta do tuổi thọ cao, tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và có thói quen sử dụng nhiều muối. Theo đó, tình trạng huyết áp cao tác động vào thành động mạch liên tục làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch (xơ cứng động mạch). Bệnh cao huyết áp tiến triển âm thầm trong nhiều năm, người bệnh rất khó phát hiện ra các triệu chứng bởi các biểu hiện của bệnh thường không rõ ràng, thậm chí ở một số người bệnh cao huyết áp không có bất kỳ triệu chứng báo hiệu nào. Do đó, bệnh tăng huyết áp vẫn âm thầm làm tổn thương mạch máu, nhất là não, tim, thận, điển hình là tăng huyết áp võng mạc.
Ngoài những biến chứng gây ra cho tim, não, thận thì bệnh tăng huyết áp còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý võng mạc như: tắc động mạch trung tâm hoặc động mạch nhánh võng mạc, tắc tĩnh mạch trung tâm hoặc tĩnh mạch nhánh võng mạc, phình động mạch võng mạc. Những biến chứng tăng huyết áp võng mạc có thể sẽ dẫn đến các biến chứng trầm trọng khác ở võng mạc như xuất hiện pha lê thể và màng trên võng mạc, xuất hiện tân mạch ở võng mạc. Đặc biệt, ở những người có tiền sử bị mắc bệnh võng mạc do tiểu đường, tăng huyết áp sẽ làm bệnh tiến triển nặng hơn. Phù gai thị kéo dài có thể làm teo thần kinh thị giác, khiến thị lực suy giảm.
-
Xuất huyết
Phần lớn tăng huyết áp ở người trưởng thành đều không rõ nguyên nhân, chỉ có khoảng 10% các trường hợp là có nguyên nhân. Nguyên nhân của tăng huyết áp có thể được phát hiện thông qua khai thác tiền sử, khám lâm sàng và các kết quả cận lâm sàng thường quy. Một số trường hợp tăng huyết áp cần lưu ý tìm kiếm nguyên nhân và những dấu hiệu để có cách điều trị phù hợp.
Xuất huyết là một triệu chứng nguy hiểm có thể xuất hiện sớm hoặc muộn khi đã có biến chứng ở người mắc bệnh tăng huyết áp. Xuất huyết bao gồm chảy máu mũi, tiểu ra máu hoặc nghiêm trọng hơn là xuất huyết dạ dày, xuất huyết não gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, bất kể khi nào bạn có dấu hiệu xuất huyết cũng cần được thăm khám kịp thời nhé!