Top 10 Điều cần biết khi lần đầu hiến máu tình nguyện
Hiến máu là một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tình yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau của mọi người trong cộng đồng. Việc hiến máu không chỉ là cứu người mà còn mang ... xem thêm...lại nhiều lợi ích cho bản thân người hiến máu. Tuy nhiên, không phải cứ muốn là được, trước khi hiến máu, bạn cần biết những điều mà bài viết này nêu ra dưới đây.
-
Bạn đã đủ điều kiện hiến máu?
Bạn có thể rất muốn được giúp đỡ những người bệnh đang cần máu, điều đó là rất quý. Tuy nhiên, bạn đã đủ điều kiện cho lần hiến máu của mình chưa? Ở Việt Nam, tối thiểu một cá nhân được hiến máu phải từ 18 tuổi trở lên, có cân nặng ít nhất 45kg đối với nam và 42kg đối với nữ.
Bạn có thể chưa đủ điều kiện cho lần hiến máu nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn, huyết áp thấp hoặc thiếu máu. Một số trường hợp mắc hoặc đang điều trị các bệnh lây nhiễm như Viêm gan B, Viêm gan C, HIV/AIDS và còn một số bệnh khác cũng thuộc nhóm không được hiến máu. Phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú hoặc đang trong chu kỳ kinh nguyệt cũng không được hiến máu.
-
Duy trì lượng sắt trong cơ thể
Nếu bạn tự tin và chắc chắn rằng mình đã đủ điều kiện, hãy đến các Trung tâm huyết học và truyền máu trên cả nước, các điểm hiến máu di động, các phong trào, câu lạc bộ tình nguyện của Hội Thanh niên, Hội Chữ thập đỏ... Nhớ mang theo giấy chứng minh thư; thẻ hiến máu (nếu như bạn đã từng hiến máu trước đó).
Bạn cần duy trì lượng sắt trong cơ thể ổn định trước khi hiến máu, lượng sắt cao sẽ giúp bạn giữ được sự tỉnh táo và tránh nguy cơ bị ngất xỉu. Bạn nên đi cùng một người khác để có thể giúp bạn về nhà nếu cần và không nên tự lái xe, đi xe máy ngay sau khi hiến máu.
-
Thực hiện chỉ dẫn của nhân viên y tế
Cuộn tay áo lên, nằm thư giãn trên ghế hoặc giường hiến máu và nghiêm chỉnh chấp hành, thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên y tế để tránh gặp rủi ro. Bạn hoàn toàn yên tâm vì các kỹ thuật viên lấy máu được thực hiện bởi các nhân viên y tế được đào tạo kỹ lưỡng.
Thời gian lấy máu của bạn sẽ diễn ra trong vòng từ vài phút cho đến khoảng 10 phút với 1 lượng máu trung bình cho một lần hiến là khoảng 250 ml và không bao giờ vượt quá 500 ml. Nếu bạn thấy căng thẳng, lo lắng, hãy mang theo một cuốn sách, nghe một bản nhạc êm dịu hoặc trò chuyện cùng nhân viên y tế.
-
Hồi phục sau lần hiến máu
Sau lần hiến máu, bạn sẽ được bồi bổ với đồ ăn nhẹ, nước trái cây, nước đường để giữ mức đường huyết của bạn ổn định và không khiến bạn cảm thấy chóng mặt. Bạn có thể được băng nhẹ tại chỗ lấy máu để giữ tránh nhiễm trùng.
Máu của bạn sẽ trải qua hơn một chục các xét nghiệm để đảm bảo an toàn, phục vụ cho những bệnh nhân sau này. Nếu các kết quả xét nghiệm có vấn đề gì bất thường, bạn sẽ sớm được liên lạc lại.
-
Sức khỏe sau lần hiến máu
Những ngày sau hiến máu, bạn nên hạn chế việc tập thể dục, thể hình và nhớ uống nhiều nước. Tránh các loại nước uống chứa caffeine hoặc cồn, vì chúng có thể làm bạn mất nước.
Nếu bạn tấy rằng hiến máu là việc nên làm thì cũng không nên vội vàng để hiến máu tiếp. Bạn sẽ phải chờ ít nhất tám tuần cho lần hiến máu tới và điều đó đôi khi còn phụ thuộc vào cân nặng và sức khỏe của bạn.
-
Đừng hiến máu khi đói
Chóng mặt và nhức đầu nhẹ là những tác dụng phụ phổ biến sau khi hiến máu. Để chống lại những tác dụng phụ không mong muốn này, đầu tiên, bạn phải nhớ ăn uống đủ để đảm bảo năng lượng.
Bạn cũng đừng quên uống nước để giữ cơ thể đủ nước. Nếu có kế hoạch hiến máu trong tương lai, bạn nên chú ý ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt một vài ngày trước khi đi hiến máu.
-
Hiến máu là một việc làm quan trọng
Trong trường hợp ai đó bị mất máu và các chế phẩm máu, họ sẽ chỉ có thể khắc phục vấn đề này bằng cách nhận máu từ người hiến tặng. Nhìn chung, có rất nhiều trường hợp người bệnh cần được truyền máu, ví dụ như khi làm các phẫu thuật; Mất máu do chấn thương, chảy máu; Do bệnh tật…
Tuy nhiên, máu và các chế phẩm máu cũng có hạn sử dụng. Do đó, hầu như lúc nào cũng cần tới những người hiến máu, và việc hiến máu là một việc quan trọng và đầy ý nghĩa mọi người cần biết rõ và lan rộng việc này hơn.
-
Quyền lợi khi tham gia hiến máu
Người hiến máu được khám và tư vấn sức khỏe miễn phí, được bồi hoàn máu miễn phí (trong trường hợp người hiến máu không may cần phải truyền máu). Được cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện của Ban chỉ đạo hiến máu nhân đạo tỉnh, thành phố. Ngoài giá trị về mặt tôn vinh, giấy chứng nhận hiến máu có giá trị bồi hoàn máu, số lượng máu được bồi hoàn lại tối đa bằng lượng máu người hiến máu đã hiến. Giấy Chứng nhận này có giá trị tại các bệnh viện, các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc và có giá trị suốt đời người hiến máu.
Sau khi hiến máu người hiến còn được bồi dưỡng một suất ăn nhẹ tại chỗ, trao tặng một món quà lưu niệm, hỗ trợ một phần chi phí đi lại. Ngoài ra, người hiến máu còn được tham gia vào các tổ chức, các hoạt động có ý nghĩa dành cho người hiến máu... -
Hiến máu có hại tới sức khỏe không?
Hiến máu có hại tới sức khỏe không? Đây là một câu hỏi mà các bạn cần biết trước khi quyết định trong lần đầu tham gia hiến máu. Theo các chuyên gia phân tích, máu có nhiều thành phần, mỗi thành phần chỉ có đời sống nhất định và luôn được đổi mới hàng ngày.
Lượng máu trong cơ thể mỗi con người khoảng 70ml/kg cân nặng: như vậy, một người 50kg có khoảng 3500ml máu, người 65kg có khoảng 4500ml. Qua nghiên cứu và thực tế đã chứng minh, nếu bạn hiến dưới 1/10 máu trong cơ thể (từ 350 – 450ml) theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc thì hoàn toàn không có hại cho sức khỏe.
-
Việc cần làm trước và trong khi hiến máu
Trước ngày hiến máu bạn cần duy trì sức khỏe ổn định, không ăn món nhiều chất béo hoặc đồ ăn nhanh vì sẽ làm ảnh hưởng chất lượng máu. Ngủ đủ giấc và ngủ sớm tránh thức khuya kéo dài, uống nhiều nước và tuyệt đối tránh đồ uống có cồn, chất kích thích. Không sử dụng thuốc đặc biệt là aspirin trong vòng 2 ngày trước khi hiến máu.
Trong quá trình đi hiến máu bạn nên mặc áo có thể xắn tay để thuận tiện. Cho y tá biết nếu bạn muốn được lấy máu ở một vị trí hoặc một bên tay nhất định, thư giãn bằng âm nhạc hoặc trò chuyện thả lỏng tinh thần.
Trà Rubi 2017-03-16 20:15:23
cho e hỏi tí ạ. đang trong chu ki kinh nguyệt thì k được hiến máu vậy có quy định mấy ngày là k không được hiến k ạ?