Tiểu ra máu, tiểu mủ
Với bề mặt xù xì, sắc nhọn, lởm chởm, những tinh thể sỏi thận lắng đọng lâu ngày sẽ có kích thước lớn dần trong bể thận, di chuyển và cọ xát vào niệu quản, gây đau đớn cho người bệnh và dẫn tới hiện tượng tiểu ra máu hay tiểu mủ. Lúc này, đường tiết niệu đã bị tổn thương và nhiễm khuẩn do bài tiết kém. Càng vận động mạnh, người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau càng gò rõ rệt và sẽ đỡ khi nghỉ ngơi nhẹ nhàng.
Nước tiểu là một chất lỏng do thận tiết ra, thải ra ngoài cơ thể qua đường niệu đạo. Tùy vào chế độ ăn uống của mỗi người mà màu sắc và liều lượng nước tiểu tiết ra sẽ có sự khác biệt. Sự thay đổi màu sắc của nước tiểu còn phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể (thể hiện mức độ khỏe mạnh của con người). Đái máu là tình trạng người bệnh đi tiểu ra máu đồng nghĩa với việc trong nước tiểu có một lượng hồng cầu bất thường nhất định.
Sỏi gây tổn thương niêm mạc đường tiết niệu sẽ gây chảy máu, khi đi tiểu ra máu bạn có thể thấy nước tiểu có màu hồng hoặc nâu. Là chứng bệnh hay gặp và dễ gây tiểu máu nhất. Người bệnh thường sẽ có cơn đau sỏi thận trong tiền sử. Nếu chụp thận UIV hay siêu âm cho thấy sỏi chứng tỏ bạn đã mắc sỏi thận.
Ung thư thận: tiểu ra máu xuất hiện trong 70% trường hợp ung thư thận. Triệu chứng thường thấy là mức độ tiểu ra máu nặng, nhiều, không gây đau, khi sờ hố chậu phải thấy có u. Kết quả chụp UIV cho thấy khuyết thiếu một hay nhiều đài thận hoặc biến dạng đài - bể thận.