Hạn chế uống rượu, bia
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khi sử dụng rượu bia, 95% chất cồn được chuyển hóa qua gan trở thành các hợp chất mới, dưới tác dụng của enzyme alcohol dehydrogenase, rượu được oxy hóa thành acetaldehyde, một chất làm sinh sôi các tế bào ung thư bằng cách tấn công DNA. Thêm vào đó, nếu càng uống nhiều rượu, hàm lượng acetaldehyde trong nước bọt sẽ càng gia tăng, góp phần làm tổn thương DNA ở các tế bào niêm mạc miệng, vòm họng, thực quản và đường hô hấp. Giống như thuốc lá, rượu là một trong số ít các chất liên quan đến tăng nguy cơ ung thư. Rượu cũng làm tăng khả năng hấp thu các chất gây ung thư vào cơ thể như hút thuốc lá; kích thích cơ thể sản sinh ra các phân tử có hoạt tính cao gây tổn hại các tế bào DNA, và từ đó dẫn đến ung thư.
Đối với cơ thể mỗi người, mỗi ngày uống một vại bia hay một cốc rượu to đã đủ làm tăng nguy cơ mắc bệnh, không những ảnh hưởng đến phổi mà còn khiến nhiều bộ phận khác vạ lây như ruột, gan và cả vú. Đặc biệt, nếu sử dụng kết hợp vừa uống rượu bia lại vừa hút thuốc thì giống như một quả bom công phá, thời gian chống cự trước khi phát bệnh của phổi sẽ bị rút ngắn hơn một cách đáng tuyệt vọng. Vì vậy, hãy cắt giảm cần thiết lượng bia rượu uống hàng ngày, chỉ nên uống vào những lúc cần thiết như tiệc tùng, lễ tết... "Cũng giống như người ta dùng kem chống nắng để hạn chế nguy cơ ung thư da, hạn chế uống rượu cũng là một cách để giảm nguy cơ phát triển ung thư. Hơn nữa, trong khi nhiều nghiên cứu cho rằng một số loại rượu có lợi, các chuyên gia vẫn lưu ý rằng uống rượu dưới mọi hình thức vẫn làm tăng nguy cơ ung thư.