Top 17 Trò chơi dân gian độc đáo ngày Tết cổ truyền
Trò chơi dân gian không đơn thuần là những trò vui tiêu khiển mà nó chứa đựng những nét đẹp văn hóa và mang giá trị truyền thống dân tộc. So với những dịp khác ... xem thêm...trò chơi dân gian ngày Tết có phần đặc biệt hơn với bầu không khí cực kỳ sôi động, rạo rực tinh thần đua tranh và đầy ắp tiếng cười. Toplist xin giới thiệu một số trò chơi dân gian trong ngày Tết Cổ Truyền của Việt Nam ta để xuân này cùng anh em, bạn bè tham gia chơi nhé.
-
Đập niêu đất
Đập niêu đất cũng là trò chơi dân gian khá phổ biến ở nhiều làng quê miền Bắc. Trò chơi thường diễn ra ở sân đình hay trên sân rộng. Trước khi chơi người ta trồng ở giữa sân hai chiếc cột cách nhau 5m, buộc dây thừng nối 2 thân cột làm giá treo niêu. Một vạch mốc cách giá treo niêu khoảng 3 đến 5m được kẻ làm điểm xuất phát. Trước khi chơi trọng tài sẽ trao cho người chơi một chiếc gậy dài khoảng 50cm, những người tham gia chơi đứng dưới vạch mốc và bị bịt mắt nên họ phải định hình hướng đi và ước lượng khoảng cách treo niêu để đập cho trúng một trong những chiếc niêu đang treo trên dây. Người đập trúng niêu sẽ có được phần thưởng ghi trong mảnh giấy nhỏ trong chiếc niêu bị đập vỡ.
Đập niêu đất là trò chơi đã có từ lâu đời và phổ biến rộng khắp cả nước. Thông thường trò chơi này sẽ được tổ chức vào các lễ hội đặc biệt là trong ngày Tết Cổ Truyền. Để chuẩn bị chơi đập niêu đất người ta dựng giữa sân hai chiếc cột cách nhau 5m, buộc dây thừng nối 2 thân cột làm giá treo niêu. Người chơi sẽ bịt mắt và cầm một chiếc gậy dài đứng vào vạch mốc rồi tìm đập những chiếc niêu treo trên dây. Người đập trúng niêu sẽ có được phần thưởng ghi trong mảnh giấy nhỏ trong chiếc niêu bị đập vỡ… Trò chơi đập niêu này không quá khó và thu hút đông người tham gia, vì vậy trong ngày xuân năm nay bạn có thể cùng bạn bè tổ chức chơi để ngày Tết thêm hứng khởi và vui vẻ.
-
Chơi cờ người
Cờ người là một trong những trò chơi thường thấy trong các ngày hội, ngày Tết, mừng Xuân mới. Đây là thú chơi tao nhã trí tuệ giúp con người có những giờ phút giải trí bổ ích. Theo đó sẽ có 32 quân cờ chia thành hai phe (16 quân đỏ và 16 quân đen) bày xong là cuộc đấu trí bắt đầu. Cờ người cũng là cờ tướng mà quân cờ là người thật, cũng chơi trên sân bãi, 16 nam áo đỏ, 16 nữ mặc áo đen đeo biển (tên quân cờ) trước ngực đứng vào vị trí. Hai tướng (Tướng Ông, Tướng Bà) mặc đẹp (như cờ tướng) có hai cờ đuôi nheo cắm chéo sau lưng được che lọng. Gặp buổi trời nắng thì mỗi quân cờ được một người che ô đứng bên và đi theo mỗi lần quân chuyển. Hai đối thủ ngồi phía sau. Có người chạy cờ lo việc chuyển quân theo ý định của người chơi.
Mỗi lần đi một nước đấu thủ (có tiếng trống khẩu) gõ một tiếng. Người chạy cờ tới nghe lệnh và chuyển quân trên bãi. Nguyên tắc đi quân là mã nhật, tượng điền, xe liền, pháo cách. Và để giành được chiến thắng đòi hỏi người chơi phải bình tĩnh, thận trọng, chủ động không bị phân tán bởi những người xem mách nước. Đi một nước phải tính trước 2-3 nước tiếp theo để khỏi bị bất ngờ trước đối thủ của mình. Được biết ván cờ có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ mới phân thắng bại. Cờ người thực chất là môn cờ tướng do người đóng thế thành các quân cờ. Bàn cờ thường ở khoảng sân đất rộng như sân đình, chùa. Mỗi ván cờ lúc bắt đầu phải đủ 32 quân, bao gồm 16 nam và 16 nữ. Trang phục của “quân cờ” phải chỉnh tề và thống nhất, có lọng che nên sân chơi cờ người rất rực rỡ, đẹp mắt. Trò chơi này không đơn thuần chỉ để giải trí mà còn là một cuộc đấu trí mang đậm bản sắc dân tộc Việt nên thường được duy trì trong ngày Tết Cổ Truyền. -
Đánh đu
Cây đu được cấu tạo gồm 4 cây tre lớn tạo thành 2 trụ đu, bàn đu và thượng đu. Thượng đu làm bằng thanh tre ngang nối 2 phần trụ đu với nhau. Tay đu là 2 cây tre già nhỏ vừa với tay cầm và được chốt rất chắc chắn để người đu cầm được khi đu, bàn đu là chỗ để người chơi đặt chân đứng lên đó. Có nhiều cách đu nhưng phổ biến nhất vẫn là đu đơn và đu đôi, đu đơn là đu một người, đu đôi là đu hai người. Đu đơn nữ thường thể hiện sự nhịp nhàng và duyên dáng của người chơi, đu đơn nam thường thể hiện sự khoẻ mạnh, bay bổng và thường đu cao tít lên. Đu đôi gồm có đôi nam, đôi nam nữ. Tuy nhiên đẹp nhất hấp dẫn và thích thú nhất vẫn là chơi đu đôi nam nữ, bởi giữa đất trời mùa Xuân vạn vật, hoa cỏ đang khoe sắc đua hương, những đôi trai gái đang độ tuổi xuân thì đều phơi phới đam mê muốn kết duyên, tìm bạn.
Ngoài ra khi chơi đu đôi nam - nữ thể hiện rất rõ quan niệm cổ xưa có âm - dương, trời - đất, núi - sông, nam - nữ giao hoà… khiến cho cảnh vật, không khí ngày xuân thêm bay bổng, nhịp nhàng và hứng khởi hơn. Hai người lên đu quay mặt vào nhau, dùng tay vịn thân đu, dùng sức nhún từ đôi chân đẩy cho đu bay bổng càng vượt cao càng hay và giật giải treo trên ngọn đu. Càng nhún mạnh đu càng lên cao, cần đu đưa lên vun vút, bên nọ sang bên kia. Ngày nay chơi đu là trò chơi mang tính phổ biến và dân dã ở nhiều vùng nông thôn, không phân biệt đẳng cấp, giới tính, lứa tuổi… ai cũng có thể tham dự. Thế nhưng đây lại là trò chơi yêu cầu người chơi phải thật bình tĩnh, có sức khoẻ và một chút dũng cảm, bởi đây là trò chơi có tính mạo hiểm khi người đu hưng phấn lên thì có thể điều chỉnh đu bay lên cao tít. Trò chơi đánh đu thu hút từ trẻ nhỏ đến nam thanh nữ tú và cả người lớn tuổi tham gia vì trò này không khó và không có quy định cụ thể nào. -
Đi cà kheo
Tuy khó chơi và đòi hỏi người chơi phải có sức khỏe tốt cùng sự khéo léo nhịp nhàng toàn bộ cơ thể, nhưng đi cà kheo luôn thu hút đông đảo mọi người. Những người không tham gia chơi thì đứng xem và cổ vũ nhiệt tình cho người chơi. Các cuộc thi cà kheo tại các vùng quê vào dịp Tết thường tạo được tiếng cười sảng khoái cho người theo dõi bởi sự hấp dẫn, bất ngờ của trò chơi. Sau khi chọn được người thắng cuộc, đội cà kheo cùng các cổ động viên của làng sẽ sang làng khác để thi tiếp khiến cho ngày xuân tưng bừng khắp xóm làng.
Cà kheo được làm bằng cây tre to vừa tay cầm, nhưng phải chọn cây tre già đặc, gióng ngắn. Bà con thường chọn cây (mạy sang) - loại cây tre mọc trên rừng măng mọc đầu mùa mới ăn được. Tre lấy về tuỳ theo người cao thấp mà cắt cho vừa tay, chân, nhưng không cắt hết phần có chạc ở mắt gióng để làm giá đỡ chân và cả thân mình. Vì loại tre này dày thân và rất dẻo khi làm giá đỡ sẽ không bị gẫy gập hoặc nứt nẻ. Trước đây bà con thường làm cà kheo rất cao, cao bằng sàn nhà khoảng 2 mét vì thanh niên trai bản đi chọc sàn hoặc hò hẹn bạn gái thường đi bằng cà kheo. Chỗ để chân từ trụ cà kheo thẳng ra chỗ chạc tre bà con lấy một gióng tre to hơn một đầu gắn với cây trụ chính và một đầu có chạc tre đỡ, gắn chặt thành hình tam giác đỡ cho chân bám chắc và toàn thân giữ thăng bằng trên chiếc cà kheo.
-
Đấu vật
Đấu vật là một trò chơi thượng võ cũng là một môn thể thao rất nổi tiếng vào các dịp Tết dịp Hội. Được tổ chức từ mồng 4 - 6 Tết hàng năm và thu hút đông đảo trung niên, thanh niên tham gia. Theo đó ở Việt Nam ngoài đấu vật ngày Tết còn có nhiều hội vật Làng Sình, Liễu Đôi, Hà Nam, Mai Động… Xưa ở vùng Bắc Ninh, Phú Thọ có những lò vật và những đô vật nổi tiếng cả một vùng. Theo truyền thống trước khi bước vào trận đấu thực thụ, hai đô vật phải làm động tác biểu diễn màn chào hỏi. Đây không chỉ biểu diễn những động tác đẹp mắt, mà còn là nghi thức tâm linh của các đô vật hướng về Tổ tiên hướng về các vị anh hùng của dân tộc. Do đó các trận đấu luôn tạo ra không khí hào hứng, sôi nổi trong tiếng hò reo cổ vũ hòa cùng tiếng trống thúc giòn giã.
Trên sới vật từng cặp đô vật thân hình cường tráng, mình trần, chít khăn xanh, khăn đỏ đang khua chân, múa tay để rình miếng nhau, chỉ đợi đối phương sơ hở là lao vào vật ngửa đối thủ. Quy định chung của cuộc đấu là người chiến thắng phải vật cho đối phương thua trắng bụng (ngã ngửa ra đất) hay nhấc bổng được đối phương lên. Do đó trong môn vật này sức khỏe chưa đủ để bạn giành được thắng lợi mà còn cần cả sự mưu trí và nhanh nhẹn. Đấu vật là một trò chơi thượng võ, cũng là một môn thể thao rất nổi tiếng vào các dịp Tết dịp Hội. Ở Việt Nam ngoài đấu vật ngày Tết còn có nhiều hội vật Làng Sình, Liễu Đôi, Hà Nam, Mai Động… Xưa ở vùng Bắc Ninh, Phú Thọ có những lò vật và những đô vật nổi tiếng cả một vùng.
-
Chơi kéo co
Bất kể khi nào bạn cũng có thể chơi kéo co cùng bạn bè, nhưng chơi vào ngày Tết Cổ Truyền thì không khí đặc biệt hơn đúng không nào? Trò chơi dân gian này vừa có tác dụng rèn luyện sức khỏe, lại vừa vui vẻ, thoải mái. Và vì đây là trò chơi tập thể nên qua đó các bạn càng trở nên đoàn kết hiệp lực, thân thiết với nhau hơn rất nhiều. Kéo co thường được tổ chức trong các lễ hội cầu mùa, thể hiện mong ước của cư dân nông nghiệp, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống hạnh phúc, sinh sôi, nảy nở. Không chỉ có dân tộc Kinh, mà ở nhiều dân tộc ít người khác ở Việt Nam như dân tộc: Thái, Tày, Nùng, Giáy… cũng có tục trò chơi kéo co dân gian với nhiều hình thức đa dạng, phong phú trong cách chơi.
Trong các lễ hội cổ truyền, trò chơi kéo co thường có trong phần hội, thể hiện tinh thần tập thể, tính kỷ luật, sức mạnh đoàn kết của cả cộng đồng, ý chí vươn lên giành chiến thắng, rèn luyện thể chất, sức mạnh dẻo dai, sự khôn khéo và sức chịu đựng của con người, giúp con người phát triển toàn diện về trí, đức, tài, nghệ. Kéo co là trò chơi có cách thức tổ chức, đạo cụ và sân chơi đơn giản. Một cuộc thi kéo co có 2 đội, số lượng người đều nhau. 2 đội sẽ nắm vào một sợi dây thừng, ở điểm giữa của dây được đánh dấu bằng một dây lụa đỏ làm mốc. Khi hiệu lệnh vang lên, các thành viên của mỗi đội chơi nắm chặt hai tay vào dây, đội nào kéo điểm đánh dấu sang phía mình là đội đó thắng cuộc. Mỗi cuộc thi đấu gồm 3 hiệp, đội nào thắng liên tiếp 2 hiệp thì đội đó giành phần thắng, không cần thi đấu hiệp thứ 3. Mỗi hiệp thường không kéo dài quá 2 phút, nên đòi hỏi các thành viên của các đội chơi phải rất nỗ lực. -
Đi cầu kiều
Đi cầu kiều là một trò chơi dân gian có từ cổ xưa của người Việt, một trò chơi rất đơn giản nhưng không kém phần thú vị nên thường thu hút được rất nhiều người tham gia. Đi cầu kiều là một trò chơi tuy nhìn có vẻ đơn giản nhưng thực ra không dễ chút nào. Người ta thường lựa chọn một bờ đất cao trên một hố đất rộng, bắc một đoạn tre làm cầu. Đoạn tre ấy một đầu nằm ghếch trên bờ đất đầu kia buộc vào chiếc cột chôn vững chắc. Cũng có nhiều nơi ngày Tết cầu kiều sẽ được bắc ra hồ nước trong làng hay ao nhà nên tính thử thách càng cao hơn rất nhiều. Nhiệm vụ của người chơi là khéo léo đi trên cây cầu lắt léo không có chỗ bám vịn ấy ra đến chỗ treo thưởng. Cuộc chơi càng hấp dẫn và kích thích sự hiếu thắng của mọi người.
Hiện chỉ còn một đến 2 làng sống ven sông Hồng ở Gia Lâm, Hà Nội là còn tổ chức đi cầu kiều vào mỗi dịp Tết đến xuân về. Trò chơi này thường được tổ chức ở giếng làng hoặc ao trước đình. người dân trong làng chọn một cây tre có thân to và thẳng. Một đầu cây tre buộc trên bờ còn đầu kia buộc vào đầu dây thừng trên cái cọc ở giữa ao. Lúc này ta có được một cây cầu nhưng lại đung đưa trên mặt nước, phía cuối cây cầu có một cành tre trên đó treo các bao lì xì mầu đỏ. Người chơi trò này phải đi từ bờ ao ra đến chỗ treo bao thưởng bằng cây cầu tre lắc lẻo đó. Đây cũng là đoạn vui nhất vì có khi chưa đi hết cầu mà người chơi đã bị ngã xuống ao. Nếu ngã mà chưa lấy được giải thưởng thì phải chơi lại. Có người vừa kịp túm lấy giải thưởng thì cũng là lúc bị rơi xuống nước và cũng có người chỉ đứng trên cầu chưa đi được bước nào đã ngã. Trời nắng còn đỡ chứ trời rét thì rất vất vả, mặc dù ướt như vậy người nào cũng tham gia đến cả chục lần.
-
Ném tung còn
Tung còn (hay còn được gọi là ném còn) là trò chơi dân gian đã có từ lâu đời, gắn liền với đời sống, sinh hoạt, lao động của đồng bào các dân tộc thiểu số, phổ biến nhất là dân tộc Thái, Mường. Trò chơi này xuất hiện vào dịp đầu năm mới, các lễ hội hằng năm. Đây là dịp để đồng bào vui chơi, giao lưu kết bạn, thậm chí giao duyên với sự tham gia của đông đảo các nam thanh, nữ tú. Để chơi tung còn phải có quả còn, cây nêu và một bãi cỏ rộng. Quả còn được làm bằng nhiều mảnh vải màu ghép lại thành từng múi, bên trong nhồi cát, có đường kính từ 5 đến 6 cm và có đủ độ nặng để ném xa; ở bốn góc quả còn có đính các mảnh vải nhỏ nhiều màu sắc dài khoảng 5 cm.
Chính giữa quả còn được khâu một sợi dây vải bền chắc dài khoảng 50 cm, trên sợi dây này, cứ cách khoảng 10 cm lại được buộc những mảnh vải màu tạo thành các tua có màu sắc rực rỡ để làm cho quả còn đẹp và có tác dụng định hướng cho còn bay đúng vào phông còn. Giữa sân cỏ rộng, một cây nêu (thường dùng cột tre) được dựng lên. Trên cây nêu gần đỉnh có treo một vòng tròn cũng làm bằng tre, có đường kính từ 45 đến 50 cm, có thể được dán giấy hoặc không dán. Chơi tung còn phải có hai đội, một đội nam và một đội nữ, hoặc hỗn hợp nam, nữ mặc sắc phục truyền thống của dân tộc mình, lấy cây nêu làm ngăn cách, nhìn hướng vào nhau. Số lượng người chơi ở mỗi đội không hạn chế. Mỗi đội được làm hai quả còn và đều muốn quả còn của mình đẹp nhất, rực rỡ nhất.
-
Chọi gà
Là một thú chơi tao nhã vừa có tính tiêu khiển lại vừa khuyến khích việc chăn nuôi của nhà nông xưa. Đó là một thú chơi mà hầu hết ở các ngày Tết, ngày Hội đều có. Vì thế việc lựa chọn kỹ gà bố, gà mẹ rồi đến khi trứng nở ra gà con lại được lựa từ dáng vẻ chân, mỏ, mình, đầu… Những chú gà nòi được nuôi rất công phu và đưa chúng tập luyện với các chú gà chọi khác để làm quen dần với những trận chiến đấu. Trong các trận chọi gà luôn thu hút đông đảo sự chú ý. Theo đó hai con gà chọi đỏ gay lừa mổ nhau, đập cánh vào nhau, nhảy lên đá móc vào nách, vào cổ họng, vào ức của đối phương rất quyết liệt hoặc ghì nhau đè cánh đạp chân như những đấu thủ trên sàn đấu. Có những trận đấu kéo dài hàng tiếng đồng hồ mà không phân biệt thắng thua.
Người xem bàn tán, tranh luận sôi nổi, đặc biệt là những ngày Tết Nguyên đán, khiến cho không khí Tết lại càng trở nên rộn rã. Trong quá trình thi đấu nếu như thấy gà đuối sức, người chơi có thể xin dừng cuộc chơi để tránh gây thương tích cho gà. Thi đấu xong người giành phần thắng sẽ không trao bằng tiền mà sẽ được bên thua đãi một bữa ăn thịnh soạn. Việc thi đấu ở đây đôi khi thắng thua không quan trọng mà chủ yếu để những người nuôi gà chọi chia sẻ kinh nghiệm, khán giả chứng kiến những pha biểu diễn kịch tính của các chú gà, tạo niềm vui trong dịp Tết đến Xuân về.
-
Bịt mắt bắt dê
Bịt mắt bắt dê là một trò chơi dân gian, có từ thời xa xưa và còn lưu truyền cho đến ngày nay. Nó được thể hiện trên các bức tranh dân gian, tuy có những nét khác nhau, nhưng điểm chung là trong trò chơi dân gian ấy nhất thiết phải có một con dê. Trong các trò chơi dân gian có lẽ đây là trò phổ biến nhất, không chỉ ở thành phố, nông thôn mà dường như xuất hiện trên mọi miền đất nước. Cách chơi trò này cũng khá đơn giản sau khi oản tù tì sẽ có một người thua cuộc, người này phải bịt mắt và đi tìm những người còn lại. Những người còn lại thì nắm tay thành một vòng tròn, người bịt mắt ở giữa sẽ đi quanh và tìm bất kỳ ai. Khi tìm được một ai đó người bịt mắt phải đoán xem đó là ai, nếu đoán đúng thì người bị bắt sẽ phải thay thế người bịt mắt còn nếu không thì người kia vẫn phải tiếp tục bịt mắt để đi “bắt dê.”
Nhiều người vẫn nghĩ rằng “Bịt mắt bắt dê” là trò chơi trẻ em, tuy nhiên, từ thời xa xưa nó là trò vui chủ yếu dành cho người lớn, hay chính xác hơn là trò chơi của trai thanh gái lịch trong các dịp vui như Hội đầu xuân, Tết Trung thu… Bức tranh dân gian Đông Hồ miêu tả trò chơi “Bịt mắt bắt dê” gồm có hai người tham gia, một thanh niên và một thiếu nữ, cùng với một con dê, ở trong một vòng rào gỗ không khép kín. Hai người chơi bị bịt mắt và con dê đều mang áo tơi lá để khi chuyển động vang lên tiếng sột soạt dễ tìm bắt, hai người chơi còn đeo thêm lục lạc ở chân, dê đeo lục lạc ở cổ để khi di chuyển vang lên tiếng lanh canh cho dễ phán đoán, định hướng đuổi bắt hơn. Cũng như trò chơi dân gian “Đánh đu”, trò chơi “Bịt mắt bắt dê” ngày xưa không dành cho trẻ em mà chủ yếu dành cho thanh niên, thiếu nữ để họ có cơ hội gặp gỡ, tiếp cận, đụng chạm về thể xác, vui đùa và tìm hiểu nhau vượt qua ranh giới “nam nữ thọ thọ bất tương thân” của lễ giáo phong kiến.
-
Chơi đáo
Trò chơi dân gian ngày Tết góp phần tạo nên nét đẹp văn hóa dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống lâu đời của người dân tộc Việt Nam. Từ xưa đến nay mỗi khi Tết đến Xuân về nhà nhà đều náo nức hòa chung không khí đón nhận những trò chơi dân gian cực kỳ vui nhộn. Những trò chơi dân gian ngày Tết đa phần mang màu sắc vui tươi mang đến cho người dân tâm thế rạng rỡ đón chào một năm mới tràn đầy sức sống. Bên cạnh đó trò chơi dân gian giúp người dân giải tỏa bao khó khăn, mệt nhọc của năm cũ chào đón một năm mới vui tươi, hạnh phúc, chơi đáo là một trong những trò chơi dân gian thường thấy ở mọi vùng quê Việt Nam.
Là trò chơi rất phổ biến ở khắp các vùng quê xưa. Thú vui đánh đáo không chỉ hấp dẫn trẻ em mà cả đối với người lớn bởi nó thể hiện sự khéo léo của người chơi và lại còn có tâm lý ăn thua kích thích dù chỉ là rất ít. Ngày Tết trẻ em được người lớn mừng tuổi một ít tiền và cũng được phép tiêu tiền nên dùng nó vào các trò chơi như đánh đáo rất hấp dẫn. Trò chơi rất đơn giản trên một bãi đất bằng phẳng. Tùy theo quy định của người chơi mà khoét lỗ. Dễ thì khoét lỗ to, khó thì khoét lỗ nhỏ. Ngoài lỗ đáo là vạch quy định để từ đó người chơi đứng ném tiền xu về phía lỗ đáo. Vạch này xa hay gần lỗ đáo cũng do những người chơi tự quy định, càng xa thì càng khó. Đồng xu nào trúng vào lỗ thì người ấy được ăn. Cứ như vậy lần lượt tới người tiếp theo đến khi nào không còn xu nữa thì hết ván...
-
Trò chơi Ô ăn quan
Là trò chơi rất phổ biến ở khắp các vùng quê xưa. Thú vui ô ăn quan không chỉ hấp dẫn trẻ em mà cả đối với người lớn bởi nó thể hiện sự khéo léo của người chơi và lại còn có tâm lý ăn thua kích thích dù chỉ là rất ít. Ngày Tết trẻ em được người lớn mừng tuổi một ít tiền và cũng được phép tiêu tiền nên dùng nó vào các trò chơi như ô ăn quan rất hấp dẫn. Trò chơi rất đơn giản trên một bãi đất bằng phẳng. Trong các trò chơi dân gian có lẽ đây là trò chơi nhiều trí tuệ nhất. Trẻ em Việt Nam đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh những năm 1970 - 1980 đứa trẻ nào cũng ít nhất một lần từng chơi qua trò chơi này. Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia hình chữ nhật đó thành mười ô vuông, mỗi bên có năm ô đối xứng nhau. Ở hai cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật, kẻ hai ô hình bán nguyệt hoặc hình vòng cung hướng ra phía ngoài. Các ô hình vuông gọi là ô dân còn hai ô hình bán nguyệt hoặc vòng cung gọi là ô quan.
Quân chơi gồm hai loại quan và dân, được làm hoặc thu thập từ nhiều chất liệu có hình thể ổn định, kích thước vừa phải để người chơi có thể cầm, nắm nhiều quân bằng một bàn tay khi chơi. Quan có kích thước lớn hơn dân đáng kể cho dễ phân biệt với nhau. Quân chơi có thể là những viên sỏi, gạch, đá, hạt của một số loại quả... hoặc được sản xuất công nghiệp từ vật liệu cứng mà phổ biến là nhựa. Số lượng quan luôn là 2 còn dân có số lượng tùy theo luật chơi nhưng phổ biến nhất là 50. Quan được đặt trong hai ô hình bán nguyệt hoặc cánh cung, mỗi ô một quân, dân được bố trí vào các ô vuông với số quân đều nhau, mỗi ô 5 dân. Trường hợp không muốn hoặc không thể tìm kiếm được quan phù hợp thì có thể thay quan bằng cách đặt số lượng dân quy đổi vào ô quan. Trò chơi thường gồm hai người chơi, mỗi người ngồi ở phía ngoài cạnh dài hơn của hình chữ nhật và những ô vuông bên nào thuộc quyền kiểm soát của người chơi ngồi bên đó. -
Rồng rắn lên mây
Đây là một trò chơi dân gian ngày Tết rất được trẻ em yêu thích. Trò chơi này sẽ mang lại những tiếng cười để tạo nên không khí vui tươi cho ngày đầu xuân năm mới. Đây là trò chơi tập thể đòi hỏi sức lực cùng sự khéo léo của người chơi. Luật chơi tương đối đơn giản có một người đứng đầu là thầy thuốc (có nơi gọi là chủ nhà). Và một tập thể lần lượt xếp theo hàng dài, người đứng sau nắm lấy vạt áo hay ôm eo người đứng trước. Trò chơi bắt đầu bằng việc tất cả người chơi hát vang “Rồng rắn lên mây, có cây lúc lắc...” Vừa hát vừa đi vòng vòng sau đó dừng trước nhà thầy thuốc hỏi xem thầy thuốc chọn khúc nào?
Sau khi kết thúc lời hát, thầy thuốc sẽ trả lời. Nếu thầy thuốc trả lời là “Không có nhà” thì cả đoàn lại tiếp tục đi và hát. Khi thầy thuốc trả lời là “Có nhà” thì hai bên sẽ hỏi đáp và tiến hành trao đổi. Sau đó, thầy thuốc sẽ tiến hành đi bắt người chơi. Người đầu hàng sẽ có nhiệm vụ dang tay che chắn cho người phía sau và thực hiện chạy di chuyển, điều khiển hàng uốn lượn để thầy thuốc không bắt được người chơi. Nếu người chơi bị bắt sẽ phải lên thay làm thầy thuốc. Sau khi thầy thuốc đã chọn khúc ưng ý sẽ là lúc thầy thuốc phải tìm mọi cách để bắt được người ở khúc đã chọn. Người đứng đầu hàng có nhiệm vụ phải dang tay bảo vệ và lèo lái để thầy thuốc bắt được người đã chọn.
-
Nhảy lò cò
Nhắc đến những trò chơi dân gian mang yếu tố khéo léo, trí óc, chúng ta có thể nghĩ ngay đến những trò chơi tập thể như đánh đáo, pháo đất… Còn với những trò chơi dân gian Việt Nam thể hiện sự vận động, không thể không nhắc đến trò chơi kéo co, thả chó… Và một trong số những trò chơi dân gian vận động được cả những bé trai và bé gái yêu thích chính là trò chơi nhảy lò cò. Trò chơi dân gian này dành cho các em thiếu niên, nhi đồng không phân biệt nam nữ. Trò chơi dân gian nhảy lò cò thường được chơi thành một nhóm với số lượng từ 2 đến 5 người. Có thể nhiều hơn nhưng sẽ rất mất thời gian để quay vòng một lượt chơi.
Đây là trò chơi thường hay thấy xuất hiện tại các sân trường học nhiều năm trước đây. Người chơi sẽ chọn một khoảng sân rộng rãi, kẻ một hình chữ nhật, sau đó chia hình ra thành 7 - 10 ô tùy theo sở thích chơi của từng người, từng nhóm và đánh số thứ tự 1, 2, 3... vào những ô ấy. Mỗi người chơi sẽ chọn cho mình một chiếc dép hoặc một viên gạch vuông vừa tầm tay, sau đó sẽ tiến hành oẳn tù tì hay thi nhau ném dép, ném gạch để xem ai là người đi trước. Kế đến từng người sẽ đi theo vị trí đã chọn luật chơi là mỗi người sẽ lần lượt ném gạch, dép vào từng ô và lò cò vào những ô khách, cứ thế người nào đi hết các ô và xây được nhà đầu tiên sẽ giành chiến thắng.
-
Trò chơi bắt trạch trong chum
Bắt trạch trong chum là trò chơi phải có 2 người một nam một nữ để hỗ trợ nhau trong cuộc bắt trạch. Để bắt đầu trò chơi, người ta bày một hàng chum, thường là 5 chiếc, mỗi chum đựng 2/3 nước và thả vào đó một con trạch. Muốn dự thi phải có hai người: một nam một nữ để cùng hỗ trợ nhau trong cuộc bắt trạch. Và đôi nam nữ này phải tuân theo lệ làng: vừa ôm nhau vừa bắt chạch! Gái dùng tay phải ôm ngang lưng trai còn tay trái khoắng vào chum nước. Trai tay phải khoắng vào chum nước còn tay trái ôm qua người con gái. Hai người vừa ôm nhau vừa bắt cho đến khi được trạch thì thôi.
Đôi trai gái nào bắt được trạch đầu tiên sẽ giành giải. Giải thưởng là khăn lụa hồng, trà mạn, trầu cau, có khi có cả tiền. Ban giám khảo là các bô lão và quan viên trong làng. Ngồi ngắm các đôi trai gái bắt chạch, các cụ sẽ bắt bẻ nếu thấy họ mải bắt chạch mà bỏ tay ôm nhau. Vây quanh những chiếc chum để theo dõi cuộc thi hấp dẫn này, các “khán giả” vừa cười vui vẻ vừa thúc giục các đôi trai gái ôm nhau cho chặt. Cùng với một số cổ tục khác như tế nõ nường, rước sinh thực khí, lễ hội tắt đèn, lễ hội rước đêm...được tổ chức ở nhiều vùng nông thôn trên khắp đất nước, tục “bắt trạch trong chum” ở làng Văn Trưng đã kín đáo thể hiện quan niệm hòa hợp âm dương của cha ông ta. Qua trò chơi này, nhiều đôi nam nữ trong làng đã kết tóc xe duyên, thành chồng thành vợ.
-
Trò chơi đánh phết
Với người Việt, Tết Nguyên đán luôn là một dịp lễ đặc biệt và vô cùng thiêng liêng. Vào những ngày cuối năm, mọi người hối hả dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa thật chu đáo. Tới giao thừa, cả gia đình quây quần bên nhau đón năm mới vừa sang. Những ngày đầu năm là lúc để người ta đi chúc Tết, thăm viếng họ hàng, hay lên chùa, thành tâm thắp một nén nhang thơm, cầu bình an cho 365 ngày sắp tới. Ngày Tết, dẫu ai đi xa về gần cũng cố thu xếp mọi việc để đoàn tụ bên gia đình, nhâm nhi chút bánh mứt, nghe những câu chuyện vui ấp ủ suốt năm dài. Ngoài mứt dừa thơm ngọt, mứt gừng cay cay, hãy thưởng thức Nhâm nhi Tết để tìm lại những vốn cổ tốt đẹp của dân tộc. Từng câu chuyện nhỏ, từng dòng tâm sự thấm đẫm tình cảm, từng trò chơi dân gian cho người ta thêm yêu năm mới tràn đầy hy vọng.
Đánh phết là trò thi đấu chơi vào ngày hội xuân ở đồng bằng Bắc Bộ. Sân chơi là sân đình, hai đầu sân (theo hướng đông - tây) có vòng tròn vạch vôi hay đào lỗ làm mục tiêu. Người đánh phết chia làm hai phe dùng gậy tre để cả gốc dài 1m đánh vào quả phết (làm bằng gỗ tròn sơn đỏ tượng trưng cho Mặt Trời), hễ quả chuyển vào vòng tròn (hay lỗ) của đối phương là thắng cuộc. Có người cho rằng trò đánh phết có nguồn gốc từ tục thờ Mặt Trời (quả phết chuyển động từ đông sang tây và ngược lại). Dân gian còn gắn trò chơi này với sự tích Hai Bà Trưng luyện tập binh sỹ. Các cuộc thi đấu phết đều thu hút đông đảo người xem, mọi người cùng hò reo khích lệ trong không khí ồn ào sôi động. Cũng bởi vậy mà có câu khẩu ngữ “Vui ra phết.”
-
Bịt mắt bắt vịt
Ngày Tết hầu hết các làng Việt xưa đều có các trò vui để dân làng cùng chơi lấy may, lấy phước. Trò bịt mắt bắt vịt là trò chơi khá phổ biến. Người chơi và người xem tập trung tại một bãi đất rộng quây thành một vòng tròn. Ai muốn tham gia bắt vịt thì đăng ký với ban tổ chức.
Người ta chọn những con vịt to, khỏe để chúng có thể chạy và bay nhanh. Hai người chơi bị bịt chặt mắt và đưa vào vòng tròn. Người ta thả vào vòng tròn một con vịt. Con vịt sợ hãi kêu và bay, chạy loạn xạ. Người bắt vịt cứ theo tiếng vịt kêu mà chạy theo bắt. Khi con vịt bị bắt thì cuộc chơi kết thúc. Hai người khác lại tiếp tục vào chơi tiếp.
Vi Võ 2017-01-04 10:29:14
Bài viết thú vị này đã được chọn làm video youtube Toplist.vn. Cám ơn tác giả !