Top 16 Điều nên làm để đón Tết và bắt đầu một năm mới nhiều may mắn
Nếu bạn mong muốn có một mùa lễ Tết vui vẻ, an toàn và khỏe mạnh thì đừng nên bỏ lỡ những lời khuyên sau đây. Những việc như thay đổi ngoại hình hay sửa sang ... xem thêm...và dọn dẹp tổ ấm... là những việc bạn cần phải làm trong những giờ phút ngắn ngủi còn lại trước khi năm mới đến. Dưới đây là top những điều bạn nên làm để bắt đầu một năm mới thuận lợi.
-
Nên đổi kiểu tóc mới
Năm mới đến gần bạn hãy chuẩn bị cho bản thân mình một diện mạo hoàn toàn mới bằng cách thay đổi kiểu tóc mới hay màu tóc chẳng hạn. Bên cạnh đó việc chọn một kiểu tóc, màu tóc phù hợp, mới lạ góp phần giúp bạn tự tin hơn, đẹp hơn để sẵn sàng đón chào một mùa lễ Tết hứng khởi.
Các chuyên gia làm đẹp cho biết, cùng một gương mặt, cùng một đường nét, nhưng kiểu tóc khác nhau sẽ làm khuôn mặt thay đổi khác nhau. Nếu tóc dài khiến con gái trông dịu dàng thì mái tóc ngắn mang đến khí chất tươi trẻ, cá tính. Tóc thẳng tạo cảm giác mềm mại, tóc xoăn biến cô nàng trở nên hiện đại. Vì vậy hãy chọn cho mình một kiểu tóc phù hợp nhất mà lại mới lạ nhất để đón Tết 2022 này bạn nha!
-
Nên phụ giúp bố mẹ việc nhà
Dọn dẹp nhà cửa trước ngày Tết vốn là phong tục của người Việt với mục đích tẩy rửa và xóa sạch hết những điều không may mắn của năm cũ đồng thời chào đón những điều may mắn của năm mới. Đây cũng chính là thời điểm để những người trẻ, con cái trong gia đình chủ động giúp bố mẹ bằng những công việc đơn giản như sơn sửa, lau nhà cửa, sắp xếp đồ đạc trong nhà và lau dọn tủ thờ…
Nên nhớ là công việc này phải hoàn tất trước đêm giao thừa, tránh quét dọn nhà vào ngày đầu tiên của năm mới bởi nó sẽ khiến cho may mắn biến mất hết đó. Nếu bạn quá bận và không có thời gian dọn dẹp nhà cửa, bạn có thể tìm cho mình một công ty dọn dẹp nhà cửa uy tín.
-
Nên quên hết những gì không vui của năm cũ
Cuộc sống sau 1 năm của từng người sẽ luôn luôn ẩn chứa những câu chuyện buồn. Từ những việc nhỏ nhặt như những điểm kém từ thầy cô giáo hay một vài khó khăn trong công việc hay là một cuộc tình đổ vỡ. Dù sao đi chăng nữa khi năm cũ hết, năm mới đến là lúc bạn nên tự quên đi những thứ không mấy vui vẻ của năm cũ và mỉm cười đón chào năm mới tốt đẹp hơn.
Nếu một năm mới là 1 quyển sách dày 365 trang thì tại sao bạn lại không viết lên những điều may mắn và tốt đẹp vào trang trắng đầu tiên của quyển sách ấy? Hãy viết tiếp những trang còn lại trong cả một năm bạn nhé! Dọn sạch để bắt đầu chẳng phải là một khởi đầu tốt hay sao?
-
Nên sống lại những khoảnh khắc tuyệt vời của năm trước
Quên đi những điều không vui, buồn bã của năm cũ và đừng quên giữ lại kỷ niệm đẹp đẽ là điều đúng đắn mà bạn nên làm. Sẽ chẳng còn gì ý nghĩa hơn việc bạn ngồi tĩnh tâm và nhìn lại những khoảnh khắc hạnh phúc và đong đầy cảm xúc bên cạnh những người mà bạn yêu thương.
Đặc biệt những kỉ niệm về tuổi thơ có lẽ là đẹp đẽ nhất trong cuộc đời mỗi con người. Khi đó là khi ta còn nhỏ, khi tâm hồn còn ngây thơ trong sáng, khi mà những bộn bề lo toan chưa phải trải qua và đó là khi chúng ta vô tư nhất. Đừng bao giờ quên những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ.
-
Nên thanh toán nợ nần của năm cũ
Ai cũng đều muốn Tết này có thể có một chút tiền mua cho gia đình ít vật dụng mới, ít quà mới hay mua sắm cho chính bản thân của mình quần áo mới để đón Tết thật vui mà chẳng nghĩ đến chuyện "sau Tết tiền đâu xài nữa?". Thế nhưng cho mượn rồi thì không phải lúc nào bạn cũng trả cho mình đúng hẹn. Mỗi khi gọi điện thì chỉ nhận được thông báo "Sorry, con nợ can come to the phone right now" hỏi tại sao thì nhận được câu trả lời "Cuz she không thích!". Hoặc nếu không gọi điện mà nhắn tin qua Messenger thì chỉ nhận lại được thông tin "đã xem" của người ta mà thôi.
Những khoản vay mượn dù nhỏ hay to cũng luôn là một điều tối kị không được phép nghĩ đến vào đầu năm theo như quan niệm của người Đông Á. Chính vì thế mọi nợ nần trong năm cũ nên được giải quyết trước khi năm mới đến. Như vậy khi bạn bước sang năm mới, bạn sẽ không phải gánh trên vai mình gánh nặng nợ nần và công việc làm ăn vì thế mà suôn sẻ hơn.
-
Nên lên kế hoạch cho năm mới
Bạn thường nghĩ là bạn “nên” làm cái này hay cái kia thay vì bạn thật sự “muốn” làm và đừng nghĩ là bạn nên từ bỏ công việc này công việc nọ hơn mà hãy nghĩ đến những gì bạn thật sự muốn đạt được. Và bạn thường hay gặp một số câu hỏi như: “mình nên làm cái gì trong năm mới này?” “mình nên từ bỏ/ rút lui công việc nào”, “Mình có nên làm công việc này theo đề nghị của người kia hay không?”Bạn thường bỏ nhiều thời gian để cân nhắc việc “nên làm” hoặc “nên rút lui” thay vì cân nhắc cái bạn “thật sự muốn làm”.
Sau ngày Tết hầu hết mọi người đều thấy chán nản với hàng loạt các công việc từ danh sách những việc chưa làm của năm cũ và cả danh sách những việc phải làm trong năm mới. Để thoát khỏi cảm xúc này điều tốt nhất bạn nên làm đó là tự sắp xếp lại những việc cần phải làm trong năm mới thành một danh sách để dễ nhìn, dễ đọc. Một kế hoạch hợp lý với công việc được sắp xếp theo thứ tự là mức độ quan trọng. Bắt đầu từ việc nhẹ sẽ giúp cơ thể bạn thích nghi dần dần sau nhiều ngày nghỉ ngơi.
-
Đón giao thừa cùng người thân
Đối với nhiều người Tết đến chính là khoảng thời gian hạnh phúc nhất vì họ có thể từ phương xa trở về với gia đình, quây quần bên mâm cơm ngày Tết, tâm sự những chuyện đã xảy ra trong một năm và bày tỏ lòng yêu thương của mình với người thân trong nhà. Mỗi năm chỉ có một lần nên Tết luôn luôn làm người ta cảm thấy nôn nao. Mỗi khi đến đêm giao thừa thì cảm giác vui buồn lẫn lộn lại trỗi lên, có thể họ buồn vì hối tiếc những điều chưa làm được trong một năm vừa qua, vui vì năm mới lại có cơ hội mới để thực hiện những điều đó. Thế nhưng đêm giao thừa bạn muốn ở cạnh ai nhất?
Không còn gì ý nghĩa hơn cả khi bạn có thể ở bên gia đình mình vào thời khắc cuối cùng của năm. Đó là thời khắc tuyệt vời nhất trong năm. Nhưng nếu bạn vì một lý do nào đó không thể ở bên cạnh người thân thì cũng đừng quá buồn vì xung quanh bạn sẽ còn có những chiến hữu thân thiết như gia đình, đó chính là bạn bè và đồng nghiệp.
-
Bắt đầu năm mới bằng sự hứng khởi
Một năm mới một khởi đầu mới, bạn hãy nghĩ đến việc mình sẽ đạt được gì nếu hoàn thành những kế hoạch đầu năm một cách trọn vẹn. Được sếp lớn thưởng hay được thầy cô giáo khen hoặc lời chúc của bạn bè và đồng nghiệp… suy nghĩ tích cực trong bạn sẽ giúp bạn có động lực để bắt tay bước vào năm mới. Hãy bắt đầu năm mới bằng sự hứng khởi.
Để có được năng lượng làm việc tràn trề thì bạn nên hứng khởi ngay từ khi ở nhà. Hãy thức dậy sớm Thời điểm lí tưởng để thức dậy là khoảng 5h30 – 5h45, tuy nhiên điều này còn tùy thuộc vào giờ đi ngủ của bạn, bạn có thể sắp xếp cho phù hợp hơn mà vẫn đảm bảo ngủ đủ giấc 7-8 tiếng/1 ngày. Dậy sớm khi thành thói quen bạn sẽ không còn thấy mệt mỏi như khi thức dậy muộn, bên cạnh đó bạn sẽ có dư dả thời gian hơn cho những hoạt động khác vào buổi sáng.
-
Hạn chế bia rượu
Có rất nhiều người quan niệm rằng: Ngày Tết thì phải có bia, có rượu mới may mắn. Nhưng ít ai biết rằng việc say xỉn có thể mang lại cho bạn những rủi ro lớn khó tránh khỏi. Cách tốt nhất mà bạn nên xử lí trong tình huống không thể từ chối là bạn hãy xác định cho mình một giới hạn và kiên quyết không bao giờ vượt qua nó.
Những điều ước của bạn trong đêm giao thừa chỉ có ý nghĩa khi bạn có thể trở về nhà của mình trong trạng thái tỉnh táo và an toàn. Hãy hạn chế bia rượu để có một năm mới may mắn và an toàn cho chính bản thân mình.
-
Đừng quên luyện tập thể thao
“Muốn khỏe, muốn đẹp thì phải tập luyện thể thao” cho dù đó có là ngày thường hay ngày Tết. Ngủ nướng và ăn quá nhiều thực phẩm béo như: nước ngọt hay bia rượu sẽ đe dọa toàn bộ “công trình” ăn kiêng trong cả năm của bạn. Do đó, bạn hãy tập cho mình một sự quyết đoán từ việc tập luyện thể thao.
Bạn không cần phải đến phòng tập khổ luyện mà hãy tập những động tác nhẹ nhàng như những động tác vươn vai hay chạy bộ hoặc lắc hông và gập bụng sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn đấy.
-
Dạy con chúc Tết
Tết là dịp gia đình vui vầy sum họp, trao cho nhau nụ cười và những lời chúc tụng để bày tỏ lòng hiếu thảo, tình thương yêu của mọi người trong gia đình với niềm mong ước một năm mới an vui, may mắn và hạnh phúc.
Phong tục chúc Tết cũng là nét đẹp văn hóa, thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Chúc Tết còn là phong tục thể hiện sự kính yêu của con cháu với người lớn trong gia đình. Bạn nên tranh thủ ngày trước Tết Nguyên đán để dạy con một số câu chúc tết. Ví dụ với ông bà thì chúc “khỏe mạnh, sống lâu trăm tuổi”, với người lớn thì chúc “sức khỏe dồi dào, làm ăn phát tài”, với anh/chị thì chúc “hạnh phúc, may mắn”…
Bạn có thể tranh thủ những khi cùng bé làm việc nhà hoặc vào những giờ kể chuyện trước khi đi ngủ để dạy bé về phong tục này. -
Mỉm cười và nói lời cảm ơn khi được nhận lì xì
Mỗi dịp năm mới đến trẻ em thường được nhận lì xì từ người lớn như một lời chúc tốt lành. Phong bao lì xì đỏ cũng chính là tấm lòng, sự yêu thương của người lớn dành cho con, cháu mong muốn mang đến nhiều may mắn, thuận lợi khi một năm mới đến.
Không ít trẻ em hiện nay chỉ biết lì xì là sẽ có tiền mà không hiểu hết ý nghĩa sâu xa của phong tục đẹp đẽ này. Chính vì thế nhiều bé bắt đầu có nhận thức sai lệch về lì xì, trở nên thực dụng khi chê bai những người lì xì ít tiền. Do đó bạn cần dạy trẻ ý nghĩa của việc lì xì không nằm ở giá trị đồng tiền.
Một số điều ứng xử khi được lì xì bạn nên dạy con trước tết là: Con hãy mỉm cười và biết nói lời cảm ơn khi được người lớn lì xì. Nếu con quên, cha mẹ hãy gợi ý cho trẻ nhớ. Nên tránh việc chê bai ít nhiều, xé bỏ bao lì xì trước mặt khách, hay giành giật bao lì xì… Chỉ những điều đơn giản như vậy, nhưng cũng giúp cho con trưởng thành hơn. Ngoài ra cũng có nhiều nghi lễ, kỹ năng khác bạn cần dạy cho trẻ trước khi sang năm mới, tết về. -
Dạy con tri ân tổ tiên, ông bà, cha mẹ
Hãy tâm sự với con về những đóng góp của tổ tiên với con cháu và sự vất vả của ông bà đã nuôi cha mẹ nên người. Qua đó trẻ cảm nhận được những khó khăn vất vả của người lớn, để lòng tri ân sẽ đến một cách tự nhiên. Những ngày Tết các gia đình thường sửa soạn mâm cỗ, với các món ăn truyền thống như bánh chưng, thịt nấu đông, canh măng,… để cúng ông bà tổ tiên.
Sự tri ân của bé trở nên có ý nghĩa nhất khi cha mẹ và người thân trong gia đình là tấm gương để trẻ soi vào. Vì thế cha mẹ hãy là người đầu tiên và duy nhất để bé cảm nhận sâu sắc nhất cách thể hiện tình cảm, sự mang ơn tới những người thân trong gia đình bằng những hành động cụ thể. Nếu bạn sống xa gia đình hãy cho bé cơ hội được về quê vào ngày Tết cổ truyền.Trong bữa cơm ngày tết của đại gia đình ngoài lời cảm ơn đôi khi cũng cần gợi ý cho con có những hành động cụ thể tri ân ông bà, cha mẹ như: Bóp vai cho ông bà, rót nước, lấy tăm cho ông bà, quạt mát cho mẹ... Khi bé hỏi cha mẹ về những mối quan hệ ruột thịt trong gia đình như “Tại sao lại phân biệt ông nội và ông ngoại, lại còn có ông trẻ nữa?”, cha mẹ hãy kiên nhẫn giải thích về những mối liên hệ máu mủ, ruột rà để bé có thể hiểu được ý nghĩa huyết thống của gia đình mình.
-
Giúp con hiểu ý nghĩa của món ăn truyền thống ngày Tết
Tết đến gia đình nào cũng chuẩn bị một mâm cỗ thịnh soạn với các món ăn truyền thống, trước là để cúng tổ tiên, sau là để mọi người trong nhà cùng thưởng thức, quây quần. Các món ăn truyền thống ngày Tết không chỉ đa dạng về loại món mà còn chứa đựng những điều ý nghĩa để khởi đầu cho một năm mới an lành, thịnh vượng.
Các món ăn ngày Tết cũng mang nhiều ý nghĩa về mong ước một năm mới an lành và thịnh vượng. Bạn có thể kể bé nghe “Sự tích bánh chưng, bánh dày” để dạy con trân trọng những người nông dân đã vất vả làm ra hạt gạo trắng thơm. Hoặc để con phụ giúp mình trong việc chế biến các món ăn truyền thống. Tuỳ từng vùng miền, người ta chọn lựa 5 loại quả khác nhau (hoặc có thể nhiều loại hơn để bày cho đẹp mắt) để xếp thành một đĩa quả nhiều màu sắc, vô cùng bắt mắt. Mỗi loại quả lại mang một ý nghĩa khác nhau, thể hiện ước muốn của mỗi gia đình trong năm sắp tới.
Bánh Chưng được coi là linh hồn của ngày Tết, là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết Việt và cũng là thức bánh có lịch sử lâu đời. Khi gói bánh chưng, có thể cho con phụ giúp những việc nhỏ, cha mẹ hãy kể cho con về sự tích “Bánh Chưng, bánh Giày” từ thưở khai thiên lập địa để nhớ về cội nguồn, hướng về tổ tiên. Qua đó, các con sẽ càng trân trọng hơn giá trị lao động, hiểu được được sự vất cả của những người nông dân làm ra hạt gạo.
-
Nên cúng ông Công, ông Táo
Theo truyền thống của người Việt Nam ta, cứ vào ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Công, ông Táo lên thiên đình để báo cáo mọi việc trong gia đình nhà chủ với Ngọc Hoàng. Vào ngày này, mọi người thường dọn dẹp nhà bếp sạch sẽ, làm một mâm cơm cúng ông Công ông Táo để tiễn về chầu trời, đặc biệt trong nghi lễ này không thể thiếu mũ, áo mã bằng giấy và một hoặc ba con cá chép vàng được thả trong một chậu nước để ông Táo cưỡi về trời.
Ông Táo cũng chính là người đại diện cho sự ấm no hạnh phúc của một gia đình, gia đình ấy có sung túc, hạnh phúc, no ấm hay không là phụ thuộc vào bữa cơm gia đình.
Bởi vậy việc cúng ông Công ông Táo trong ngày Tết cũng chính là hình ảnh biểu tượng cho sự êm ấm, hạnh phúc của một gia đình, mong muốn sang năm mới sẽ ngày càng hòa thuận, hạnh phúc hơn. Sau nghi lễ tế ông Công ông Táo về trời cá chép được mang đi phóng sinh, cũng có gia đình không dùng cá chép thật, họ sử dụng cá chép bằng giấy sau đó hóa cùng mũ áo.
-
Nên cùng người thân đi thăm mộ tổ tiên
Bắt đầu từ ngày 23 đến ngày 30 tháng Chạp hàng năm, con cháu trong gia đình đi thăm và quét dọn mồ mả tổ tiên, họ thường mang hương, hoa quả đến cúng và mời vong linh tổ tiên về nhà ăn Tết với con cháu.
Đây là một phong tục phổ biến của tất cả người Việt thể hiện lòng hiếu đạo, sự thành kính đối với đấng sinh thành và những người đã mất, cũng chính là truyền thống uống nước nhớ nguồn, đạo lý của dân tộc Việt Nam.