Tê giác trắng
Tê giác trắng hay tê giác môi vuông (Ceratotherium simum) là một trong năm loài tê giác còn tồn tại và là một trong số rất ít loài động vật ăn cỏ lớn còn tồn tại. Tê giác trắng hay tê giác môi vuông là loài có nguồn gốc ở Đông Bắc và miền Nam Châu Phi với trọng lượng lên tới 3538kg. Mặc dù là những loài động vật lớn nhưng tê giác có xu hướng sống thành bầy đàn từ 1 đến 7 con.
Trên mõm của chúng có hai sừng với cấu tạo từ các sợi keratin. Nó cũng có một bướu rõ nét ở phía sau cổ của mình để giữ được cái đầu to lớn. Mỗi chân của tê giác trắng có ba ngón. Chúng có khả năng đi 4 đến 5 ngày mà không cần nước uống. Tê giác trắng rất ít sinh sản khi bị giam cầm; kể từ năm 1995, chỉ có một con tê giác cái được sinh ra ở Dvur Králové.
Tê giác trắng phương Bắc được xem là loài có nguy cơ hoặc bị tuyệt chủng trong hoang dã, trước đây tìm thấy ở một số quốc gia Đông Phi và Trung Phi phía nam sa mạc Sahara, phân loài này là một loài động vật sống ở đồng cỏ và rừng hoang mạc. Trên thế giới, hiện nay chỉ còn tồn tại có 3 cá thể được ghi nhận, mà đã được trả lại cho khu vực bảo tồn ở Kenya. Trong thời gian gần trước đó, số lượng tê giác trắng phương Bắc trong tự nhiên chỉ có trong Vườn quốc gia Garamba ở Cộng hòa Dân chủ Congo (trước đây là Zaire) và có bước đầu phục hồi từ mức thấp trong những năm 1970 đến khoảng 40 cá thể.