Top 13 Phương pháp tốt nhất giúp trẻ học giỏi môn toán

Nguyên Bảo Nguyệt Nhi 1706 0 Báo lỗi

Môn toán được coi là một trong những môn quan trọng hàng đầu của nền giáo dục nước nhà. Tuy nhiên không phải trẻ nào cũng có phương pháp học tập đúng đắn để có ... xem thêm...

  1. Top 1

    Hiểu khái niệm

    Không chỉ riêng môn toán mà môn học nào cũng vậy, trẻ phải hiểu được khái niệm nó là gì thì trẻ mới có thể bắt đầu khám phá những ẩn số bên trong khái niệm đó. Môn toán là môn học khó mà dễ cần sự tập trung cao và tư duy sâu chứ không thể học vẹt, học gạo. Việc hiểu khái niệm của vấn đề sẽ giúp con bạn rèn luyện và thực hành được nhiều bài toán có dạng tương tự mà bạn sẽ không phải mất quá nhiều thời gian để giảng giải cho trẻ.
    Giờ học hình thành khái niệm
    Giờ học hình thành khái niệm
    để trẻ tiểu học có thể học tốt môn Toán thì cha mẹ cần lưu ý yêu cầu con học lí thuyết thật chắc, sau đó vận dụng linh hoạt vào giải các bài toán một các logic.
    để trẻ tiểu học có thể học tốt môn Toán thì cha mẹ cần lưu ý yêu cầu con học lí thuyết thật chắc, sau đó vận dụng linh hoạt vào giải các bài toán một các logic.

  2. Top 2

    Ôn lại kiến thức

    Hướng dẫn trẻ phương pháp học nhanh, nhớ nhanh tri thức và thực hiện rèn luyện tri thức đó một cách đúng đắn. Tập cho trẻ thói quen ôn lại bài cũ ở nhà và trên lớp để trẻ có thể khắc sâu tri thức hơn. Phụ huynh và giáo viên phải thường xuyên kiểm tra bài cũ giúp trẻ. Bên cạnh đó, bạn có thể giúp trẻ nhớ lại những kiến thức đã học.
    Tập cho trẻ thói quen ôn lại bài cũ ở nhà và trên lớp để trẻ có thể khắc sâu tri thức hơn
    Tập cho trẻ thói quen ôn lại bài cũ ở nhà và trên lớp để trẻ có thể khắc sâu tri thức hơn
    Phụ huynh và giáo viên phải thường xuyên kiểm tra bài cũ giúp trẻ. Bên cạnh đó, bạn có thể giúp trẻ nhớ lại những kiến thức đã học
    Phụ huynh và giáo viên phải thường xuyên kiểm tra bài cũ giúp trẻ. Bên cạnh đó, bạn có thể giúp trẻ nhớ lại những kiến thức đã học
  3. Top 3

    Hướng dẫn học

    Ngoài việc giúp trẻ ôn lại kiến thức, củng cố và bổ sung kiên thức cho trẻ thì phụ huynh nên dành thời gian hướng dẫn con học ở nhà vào các buổi tối hay cuối tuần. Phụ huynh có thể trao đổi thông tin thêm với giáo viên dạy môn toán để giúp con hoàn thành những bài tập ở nhà. Bên cạnh đó, phụ huynh nên khuyến khích con làm nhiều hơn các bài tập trên lớp cô giáo giao bằng cách, phụ huynh cho trẻ thực hiện một số bài tập trong sách tham khảo cùng dạng bài tập đó để trẻ rèn luyện. Khi thực hiện nhiều bài tập sẽ giúp trẻ trau dồi kĩ năng toán học của mình, sớm phát triển tự tin vào khả năng bản thân. Đối với phụ huynh, khi được trẻ nhờ sự hỗ trợ thì bạn hãy vui vẻ giúp trẻ và cố gắng không nóng giận khi trẻ chưa hiểu. Vì nếu bạn nóng giận quát mắng trẻ thì trẻ sẽ không dám nhờ bạn lần thứ hai.
    Phụ huynh hướng dẫn con học
    Phụ huynh hướng dẫn con học
    Ngoài việc giúp trẻ ôn lại kiến thức, củng cố và bổ sung kiên thức cho trẻ thì phụ huynh nên dành thời gian hướng dẫn con học ở nhà vào các buổi tối hay cuối tuần.
    Ngoài việc giúp trẻ ôn lại kiến thức, củng cố và bổ sung kiên thức cho trẻ thì phụ huynh nên dành thời gian hướng dẫn con học ở nhà vào các buổi tối hay cuối tuần.
  4. Top 4

    Giải thích

    Cách học của các bậc phụ huynh thế hệ trước có nhiều điểm khác biệt so với chương trình giáo dục hiện nay. Tuy nhiên, nó đều dựa trên những nền tảng có sẵn và không ít phụ vẫn vẫn có khả năng hướng dẫn con học tại nhà. Nhiều gia đình thì quá lệ thuộc vào giáo viên. Họ dường như nghĩ rằng việc học của con là do giáo viên chứ gia đình không có trách nhiệm. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Giáo viên đóng vai trò là người truyền thụ kiến thức và hướng dẫn trẻ học trên lớp còn phụ huynh chính là người cô, người thầy thứ 2 hướng dẫn trẻ học ở nhà. Việc giải thích cho trẻ hiểu một bài toán phải làm như thế nào hẳn là một điều không hề đơn giản. Tuy nhiên, phụ huynh có thể trao đổi với giáo viên, xem lại bài vở trên lớp của trẻ hoặc có thể tham khảo rất nhiều tư liệu về phương pháp dạy học mới hiện nay để giúp trẻ nhà mình hiểu và khắc sâu tri thức.

    Phụ huynh giải thích cho trẻ hiểu
    Phụ huynh giải thích cho trẻ hiểu
    Giáo viên đóng vai trò là người truyền thụ kiến thức và hướng dẫn trẻ học trên lớp còn phụ huynh chính là người cô, người thầy thứ 2 hướng dẫn trẻ học ở nhà.
    Giáo viên đóng vai trò là người truyền thụ kiến thức và hướng dẫn trẻ học trên lớp còn phụ huynh chính là người cô, người thầy thứ 2 hướng dẫn trẻ học ở nhà.
  5. Top 5

    Trình bày bài

    Cẩu thả khi làm bài là một trong những lỗi cơ bản của trẻ để mất điểm trình bày. Khi viết cẩu thả dẫn đến việc giải quyết bài tập có thể bị nhầm lẫn, sai số. Nhiều trẻ có thói quen viết ẩu khi không được nhắc nhở dẫn đến việc viết các chữ số khiến người đọc bị nhầm tưởng. Ví dị như số 7 viết như số 1, số 5 viết như số 9,... Bên cạnh đó, bài làm trình bày không rõ ràng, mạch lạc dễ gây phản cảm cho người đọc, người chấm bài và đương nhiên bài viết sẽ không đạt điểm tối đa dù trẻ có làm đúng hết. Vì vậy, trên lớp giáo viên hướng dẫn trẻ cách trình bày bài ngay từ lớp 1. Về nhà phụ huynh hướng dẫn trẻ theo cách trình bày của giáo viên để giúp trẻ rèn luyện thói quen cẩn thận khi làm bài.
    Bài cẩu thả
    Bài cẩu thả
    Trình bày bài
    Trình bày bài
  6. Top 6

    Học tính nhẩm nhanh

    Trẻ tiểu học lớp 1, lớp 2 đôi khi còn khá chậm trong khoản tính toán. Nhiều khi trẻ nghĩ mãi không ra khiến bạn có thể bực mình và có cam giác con mình chậm quá. Để giúp trẻ có thể tính nhẩm nhanh hơn, bạn có thể sử dụng phương pháp bàn tay, bàn tính số học hoặc phương pháp tách tròn chục, tròn trăm,... sẽ giúp trẻ hứng thú và dễ nhớ hơn rất nhiều.
    Phương pháp tính nhẩm bằng tay
    Phương pháp tính nhẩm bằng tay
    Để giúp trẻ có thể tính nhẩm nhanh hơn, bạn có thể sử dụng phương pháp bàn tay, bàn tính số học hoặc phương pháp tách tròn chục, tròn trăm,... sẽ giúp trẻ hứng thú và dễ nhớ hơn rất nhiều.
    Để giúp trẻ có thể tính nhẩm nhanh hơn, bạn có thể sử dụng phương pháp bàn tay, bàn tính số học hoặc phương pháp tách tròn chục, tròn trăm,... sẽ giúp trẻ hứng thú và dễ nhớ hơn rất nhiều.
  7. Top 7

    Liên hệ thực tế

    Học không chỉ những kiến thức có trong sách vở, trên giấy tờ mà việc học để trẻ hứng thú và yêu thích hơn thì điều quan trọng chúng ta phải gắn bài học vào thực tế để trẻ cảm thấy gần gũi. Chẳng hạn như, hướng dẫn trẻ học bài các loại hình như hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật,... Phụ huynh có thể lấy những vật có hình ảnh tương tự để trẻ nhận diện,... Khi trẻ thấy được tầm quan trọng của toán học trong cuộc sống trẻ sẽ yêu thích và hứng thú với việc tìm tòi, khám phá môn học đó.
    Bé học hình
    Bé học hình
    Học không chỉ những kiến thức có trong sách vở, trên giấy tờ mà việc học để trẻ hứng thú và yêu thích hơn thì điều quan trọng chúng ta phải gắn bài học vào thực tế để trẻ cảm thấy gần gũi.
    Học không chỉ những kiến thức có trong sách vở, trên giấy tờ mà việc học để trẻ hứng thú và yêu thích hơn thì điều quan trọng chúng ta phải gắn bài học vào thực tế để trẻ cảm thấy gần gũi.
  8. Top 8

    Học mà chơi

    Đây là phương pháp được sử dụng rất nhiều đối với trẻ tiểu học. Khi bước vào lớp 1 trẻ vẫn còn cái tư tưởng chơi của bậc mầm non và chưa thích ứng với việc học liên tục một ngày. Vì vậy mà phương pháp học mà chơi không chỉ giúp trẻ kích thích tư duy mà còn giúp trẻ hứng thú và thích ứng dần hơn với các môn học trong một thời gian dài. Chẳng hạn như, phụ huynh giúp trẻ học bài so sánh nhiều hơn, ít hơn bằng việc so sánh kẹo và đồ chơi của trẻ,...
    Bé học so sánh
    Bé học so sánh
    Học mà chơi
    Học mà chơi
  9. Top 9

    Động viên

    Hình thức khuyến khích, động viên không thể thiếu đối với trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ thích thú và có động lực hơn trong việc hoàn thành các bài tập được giao. Khi trẻ chưa hoàn thành chúng ta cũng không nên mắng trẻ mà hãy khích lệ trẻ bằng những lời khen để trẻ cảm thấy mình không kém cỏi và sẽ cố gắng hơn. Khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ ta giao thì hãy thực hiện lời hứa của mình với trẻ nhé.

    Khích lệ trẻ học hứng thú
    Khích lệ trẻ học hứng thú
    Hình thức khuyến khích, động viên  không thể thiếu đối với trẻ
    Hình thức khuyến khích, động viên không thể thiếu đối với trẻ
  10. Top 10

    Dạy trẻ lắng nghe và ghi chép đầy đủ bài giảng

    Cha mẹ cần dạy các con phải chú ý nghe bài giảng của thầy cô, nó giúp con nắm chắc kiến thức ngay ở lớp cũng như trong quá trình giải bài toán ở nhà. Cần lưu ý trẻ phải ghi chép cẩn thận những bài giảng của thầy cô, bởi nếu chỉ nghe không thì sẽ quên rất nhanh sau đó. Khi có bất cứ vấn đề thắc mắc nào, có thể hỏi thầy cô để thầy cô giảng lại đến khi hiểu. Tránh trường hợp trẻ rụt nhè, không dám hỏi, dẫn đến không nắm chắc kiến thức, khi về nhà sẽ không giải được bài tập.

    Dạy trẻ lắng nghe và ghi chép đầy đủ bài giảng
    Dạy trẻ lắng nghe và ghi chép đầy đủ bài giảng
    Khi có bất cứ vấn đề thắc mắc nào, có thể hỏi thầy cô để thầy cô giảng lại đến khi hiểu.
    Khi có bất cứ vấn đề thắc mắc nào, có thể hỏi thầy cô để thầy cô giảng lại đến khi hiểu.
  11. Top 11

    Luyện bài tập thật nhiều từ cơ bản đến nâng cao

    Ông bà ta có câu “Mưa dầm thấm lâu”, “Học đi đôi với hành” hàm ý để đề cao tầm quan trọng của việc luyện thật nhiều bài tập để có thể thuần thục các kĩ năng cần thiết. Khi giải bài toán thường xuyên thì bộ não được vận động liên tục giúp trẻ nhớ công thức lâu hơn, hiểu được bản chất của vấn đề thay vì chỉ học thuộc, học vẹt một cách thụ động trong sách giáo khoa.

    Ngoài ra, phần lớn trẻ nắm công thức ngay sau khi học, nhưng do dành quá ít thời gian luyện bài tập nên khi vận dụng vào giải toán lại không làm được, hoặc áp dụng sai. Cha mẹ nên cho trẻ làm đi làm lại cùng một dạng bài tập để trẻ có thể khắc sâu vào não bộ những công thức toán học quan trọng, vào những bài kiểm tra trẻ sẽ tự tin làm mà không gặp bất cứ khó khăn gì.

    Luyện bài tập thật nhiều từ cơ bản đến nâng cao
    Luyện bài tập thật nhiều từ cơ bản đến nâng cao
    “Học đi đôi với hành” hàm ý để đề cao tầm quan trọng của việc luyện thật nhiều bài tập để có thể thuần thục các kĩ năng cần thiết.
    “Học đi đôi với hành” hàm ý để đề cao tầm quan trọng của việc luyện thật nhiều bài tập để có thể thuần thục các kĩ năng cần thiết.
  12. Top 12

    Cho trẻ học nhóm

    Học nhóm là một trong những phương pháp giúp trẻ tiến bộ rất nhanh trong học tập, trong đó có môn Toán. Bản thân trẻ dù giỏi đến đâu thì cũng sẽ có những phần kiến thức không hiểu kĩ, còn mơ hồ. Có trẻ thiên về giỏi Toán Số, có trẻ lại thiên về Toán Hình. Khi học nhóm, trẻ có thể thảo luận, trao đổi kiến thức thế mạnh của mình, giúp đỡ nhau những phần kiến thức, bài tập chưa hiểu, cùng nhau tiến bộ.

    Bên cạnh đó, quá trình học nhóm sẽ có đôi lúc tranh luận về đáp án đúng sai, công thức áp dụng như thế nào cho thật hợp lí, thông qua những buổi tranh luận ấy trẻ sẽ hiểu được bản chất vấn đề và nhớ kiến thức lâu hơn. Học nhóm ngoài việc giúp trẻ học tốt Toán hơn thì còn giúp trẻ hình thành kĩ năng làm việc nhóm hiệu quả, có được những người bạn tuyệt vời nhất.

    Cho trẻ học nhóm
    Cho trẻ học nhóm
    Cho trẻ học nhóm
    Cho trẻ học nhóm
  13. Top 13

    Dạy trẻ cách học sáng tạo

    Cách học ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và kết quả học tập của trẻ. Nếu trẻ có cách học đúng, khoa học thì dù trẻ chỉ cần học trong khoảng thời gian ngắn nhưng lượng kiến thức tiếp thu, việc giải bài toán sẽ trở nên vô cùng dễ dàng. Ngược lại nếu trẻ học thiếu khoa học thì sẽ mất nhiều thời gian, các bài tập đôi khi giải sai đáp án. Bởi vậy mà cha mẹ cũng là người cần động viện và cùng con tìm ra những phương pháp học sáng tạo.

    Đôi khi cùng con học trên Youtube, cho con học Online, cùng con chơi các trò chơi Toán học… sẽ rất hiệu quả, giúp trẻ hứng thú khi học Toán hơn. Cha mẹ cũng cần lưu ý là việc học của trẻ phải được diễn ra hàng ngày để kiến thức luôn được đảo đi đảo lại. Tránh tình trạng phải học dồn vì như vậy sẽ khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi, căng thẳng, khả năng học tập cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.

    Cách học ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và kết quả học tập của trẻ.
    Cách học ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và kết quả học tập của trẻ.
    Cách học ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và kết quả học tập của trẻ.
    Cách học ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và kết quả học tập của trẻ.



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy