Hình tượng con voi trong văn hóa

Con voi là đối tượng của miêu tả trong nhiều nền văn hóa khác nhau trong văn hóa đại chúng, trong thần thoại và biểu tượng đặc biệt là ở châu Á và châu Phi nơi có sự hiện diện của chúng. Kể từ thời kỳ đồ đá, con voi đã được khắc họa bởi bức tranh khắc đá cổ trong hang động nghệ thuật. Theo thời gian, chúng được mô tả trong nghệ thuật trong các hình thức khác nhau, bao gồm cả hội họa, tác phẩm điêu khắc, âm nhạc, phim ảnh, và thậm chí cả kiến trúc.


Điểm chung của các nền văn hóa là sự mô tả đều có ý nghĩa yêu mến và tôn kính đối với voi, đặc biệt là trong tôn giáo nhất là ở các vùng Ấn Độ va Đông Nam Á. Voi còn được biết đến với sức mạnh của chúng trong chiến tranh và cũng là con vật gắn liền với sinh hoạt hàng ngày của dân cư bản địa, một số còn sử dụng trong việc hành hình (voi giày). Voi từng là đối tượng bị săn bắt lấy ngà của thực dân phương Tây.


Voi đã thuần hóa là con vật nuôi có ích và rất thân thiện với con người. Từ hàng nghìn năm nay, những con voi đã được thuần hóa để làm những công việc như kéo gỗ, kéo cày, kéo cây và để biểu diễn trong các lễ hội. Voi là động vật thông minh nên có thể học và ghi nhớ rất nhanh các kỹ năng đơn giản. Người dân vùng Đông Á thường dùng voi để kéo các cây gỗ lớn mà xe ủi hoặc xe kéo không làm được. Người châu Á cũng dùng voi để làm loài vật chiến đấu (voi trận) như Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Campuchia...... Người Việt từ lâu đã biết sử dụng voi phục vụ cho đời sống, đặc biệt là trong việc quân sự. Từ người Việt, Chăm, Khơme cho đến các tộc người ở Tây Nguyên đều có nhiều huyền thoại, truyện cổ về loài voi.


Voi đóng vai trò quan trọng trong văn hóa của khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Chúng xuất hiện trong các câu truyện thần thoại ở Jataka và Panchatantra. Trong tôn giáo, chúng có vai trò thiêng liêng và nhiều đền thờ có thờ các tượng voi. Trong đạo Hindu, đầu của thần Ganesha là một chiếc đầu voi. Chúng được trang điểm đẹp đẽ để sử dụng trong các đám rước lớn ở Kerala. Trước đây chúng cũng được sử dụng trong chiến tranh như những đội tượng binh ở Ấn Độ, Việt Nam v.v. Voi còn là biểu tượng quốc gia, là linh vật (quốc thú) của Lào (còn gọi là Vạn Tượng hay đất nước Triệu voi) là hình tượng nghệ thuật phổ biến và đặc trưng của hai quốc gia Lào và Thái Lan.


Trong văn hóa Ấn Độ giáo thì con voi là hình tượng phổ biến. Voi là biểu tượng của vật linh trong Ấn Độ giáo vì nó là vật cưỡi của thần Inđra hay còn gọi là Thần Sấm sét - Thần Chiến tranh hay Thần Hộ mệnh). Hình tượng voi trong kiến trúc được thể hiện rất phong phú, sinh động với nhiều tư thế khác nhau, mang ý nghĩa tôn giáo, voi thường được khắc tạc cùng với thần Inđra. Người Chăm ở Việt Nam, chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ thường khắc tạc voi với nhiều loại hình như tượng, phù điêu, đất nung trang trí… Trong thánh ca tiếng Phạn của người Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á, con voi là động vật duy nhất có tay, đây là biểu tượng của sự cho đi và nhận lại. Một nguyên nhân nữa khiến voi là biểu tượng của sự giàu có và may mắn là bởi chỉ các gia điình giàu có, quý tộc ở Ấn Độ xưa mới có voi. Voi chính là một biểu tượng của giai cấp, phân biệt giàu nghèo trong xã hội.


Trong Phật giáo, voi là một biểu tượng của sức mạnh tâm thức. Vào khởi đầu của việc tu tập, tâm thức chưa được kiểm soát được tượng trưng bằng một con voi xám có thể chạy hoang bất cứ lúc nào và phá huỷ mọi thứ trên đường. Sau khi thực hành pháp và tu tập, tâm bây giờ đã được kiểm soát, lại được tượng trưng bằng một con voi trắng mạnh mẽ và hùng dũng, có thể đi đến bất cứ nơi đâu nó muốn và huỷ diệt tất cả những chướng ngại ở trên đường. Voi trắng sáu ngà còn là vật cưỡi của Phổ Hiền bồ tát tượng trưng cho trí tuệ chiến thắng sáu giác quan. Vì voi là con vật khôn nhất trong các loài thú nên theo truyền thuyết, Phật Thích Ca khi nhập vào trong bụng mẫu hậu Sirimahamaya qua hình dáng một con bạch tượng, ám chỉ ngài là một bậc hiền giả giáng sinh.


Trong văn hóa Việt Nam, voi được nhiều lần nhắc đến qua những câu chuyện, câu thành ngữ, tục ngữ. Ví dụ:

  • Mười voi không bằng bát nước xáo: Chỉ những người huênh hoang khoác lác nhưng chẳng có thực chất.
  • Tránh voi chẳng xấu mặt nào: Chỉ cách ứng phó, đối nhân xử thế, không chấp nhất
  • Thầy bói xem voi: Câu chuyện dân gian.
  • Được voi đòi tiên: Chỉ sự tham lam, đòi hỏi quá đáng.
  • Voi giày ngựa xé: Liên tưởng đến một hình phạt tàn khốc.
  • Đầu voi đuôi chuột: Chỉ về sự việc làm không đến nơi, đến chốn, mang tính khoa trương.
Hình tượng con voi trong văn hóa
Hình tượng con voi trong văn hóa
Hình tượng con voi trong văn hóa
Hình tượng con voi trong văn hóa

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy