Hoa mai
Cây mai đã gắn bó với làng quê Việt Nam từ lúc người dân biết khai hoang, lập làng để sinh sống. Dù đất có khô cằn, thiếu chất dinh dưỡng thì rể mai vẫn bám và đi sâu vào lòng đất mẹ, lấy nước từ nguồn để nuôi thân cây cũng như người Việt Nam yêu đất Việt và luôn gìn giữ đạo lý, cội nguồn văn hóa đẹp của dân tộc.
Cây mai phải chịu nhiều nắng, gió, mưa, bão.... nhưng vẫn vững vàng theo năm tháng, vươn sức sống để đâm chồi nảy lộc, là nét tượng trưng cho phẩm chất nhẫn nại, kiên trì và can đảm trước mọi khó khăn thử thách, phấn đấu xây dựng cuộc sống mới. Hình ảnh cây mai chịu thời tiết khắc nghiệt, để đến cuối đông trút hết những chiếc lá trên cành cho chồi non nảy lộc và hoa mai vàng nở vào đầu xuân, nói lên đức tính hi sinh cao cả của cha ông ta cho tương lai thế hệ mai sau.
Nhánh mai vàng ngày tết còn giúp ta giữ gìn nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc về tri ân, báo hiếu ông bà tổ tiên. Mỗi độ xuân về, hoa mai vàng chớm nụ chuẩn bị kheo sắc thì cũng là lúc những thành viên trong gia đình đi làm ăn, sinh sống xa quê lại nao nức trở về quê sum hợp, thăm ông bà, cha mẹ... Chính những tính chất đặc biệt nổi bật, tượng trưng cho những đức tính, phẩm chất đẹp của con người Việt Nam, cây mai đã được xếp vào hàng: Tùng, Cúc, Trúc, Mai, là bốn loài cây tứ Tứ quý có những tính chất đặc biệt nổi bật, thể hiện một sức sống mãnh liệt, nhưng bình dị, thanh tao....