Top 10 Bộ phim Việt Nam hay nhất có thể bạn sẽ thích
Hãy theo chân toplist xem lại những bộ phim vô cùng hấp dẫn với sự tham gia của những diễn viên gạo cội trong làng giải trí Việt Nam như: cánh đồng hoang, bao ... xem thêm...giờ cho đến tháng mười hay cảnh sát hình sự...Những bộ phim nói về tình cảm gia đình, tình thương giữa người với người, tình anh em này sẽ còn sống mãi trong lòng khán giả Việt Nam.
-
Cảnh sát hình sự
Cảnh sát hình sự là bộ phim truyền hình dài tập được sản xuất năm 1997 do trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam sáng lập và đạo diễn về đề tài phòng chống tội phạm. Phim thể hiện sự chiến đấu ngoan cường của lực lượng cảnh sát khi truy quét và phá vỡ những đường dây tội phạm ma túy, mại dâm lớn nhằm đem lại bình yên cho nhân dân. Tuy có những con sâu trong ngành cảnh sát nhưng cuối cùng vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Cảnh sát hình sự làm sống lại niềm tự hào của nhân dân cả nước đối với lực lượng cảnh sát và cũng làm nhân dân yên lòng vì họ luôn được bảo vệ và giúp đỡ khi cần. Bộ phim đã đạt được những giải thưởng danh giá: giải Cánh diều vàng năm 2006, Huy chương vàng thể loại phim truyền hình tại Liên hoan phim truyền hình năm 2006, Giải đặc biệt tại Liên hoan phim quốc tế Tokyo năm 2008.
-
Phía trước là bầu trời
Phía trước là bầu trời là bộ phim tâm lý xã hội của đạo diễn Đỗ Thanh Hải, ra mắt lần đầu năm 2001. Nhân vật chính trong phim là Nguyệt, Thương, Nhung, ba cô gái tỉnh lẻ vừa tốt nghiệp đại học phải chật vật đi xin việc. Những bộ hồ sơ được rải đi khắp nơi mà không được, cuộc sống cơm, áo, gạo, tiền khiến cho 3 cô gái lâm vào những hoàn cảnh hết sức khó khăn. Nhờ nỗ lực của mình 3 cô gái cũng có được những công việc ổn định mà mình mong muốn.
Trong xóm trọ nhỏ đó còn có những bạn mới trở thành tân sinh viên vô âu vô lo. Tuy cuộc sống khó khăn nhưng tình cảm của những bạn sinh viên dành cho nhau thật đáng quý biết bao. Bộ phim rất gần gũi và chân thực với chúng ta khiến nó dễ dàng đi vào lòng khán giả.
-
Hoa cỏ may
Hoa cỏ may là bộ phim của đạo diễn Lê Trọng Ninh ra mắt năm 2001 đã tạo được những thành công nhất định. Phim có 2 phần chính: phần 1 nói về cuộc gặp gỡ của 7 cô cậu nhóc Na, Hương, Hùng, Thái, Thủy, Bình, Tiến ở nhiều miền quê khác nhau đều tụ họp tại Hà Nội nên họ quyết định thành lập nhóm “Hà Nội tụ nghĩa”.
Phần 2 là cuộc sống của họ sau khi đã trưởng thành với nhiều vấn đề, mâu thuẫn phát sinh trong cuộc sống, không còn tự do thoải mái khi còn là trẻ con và đang có dự án ra mắt tiếp phần 3. Những chi tiết xoay quanh tình bạn, tình yêu của bộ phim đã chinh phục được không biết bao nhiêu khán giả.
-
Chuyện nhà Mộc
Chuyện nhà Mộc là bộ phim tâm lý tình cảm vô cùng xuất sắc của đạo diễn Trần Lực ra mắt khán giả lần đầu tiên vào năm 1998. Bộ phim có sự tham gia của NSUT Hải Điệp trong vai ông Mộc, vì thương con gái vất vả quyết tâm cho con gái lên thành phố luyện thi đại học để thoát khỏi cảnh làm nông khổ cực.
Diễn viên Như Trang đảm nhiệm vai con gái ông Mộc - cô gái nông thôn quê mùa, ngây thơ, ham học, ám ảnh chuyện thi cử đến nỗi mê sảng. Diễn viên Xuân Bắc vào vai người yêu của Như Trang khi còn ở quê. Trong khi nhà ông Mộc khóc lóc thảm thiết vì tưởng con gái trượt đại học thì anh lại chạy khắp cả làng hét lên sung sướng khiến khán giả dở khóc dở cười. Bộ phim để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng khán giả về tình cảm cha con sâu nặng, tình người, tình làng nghĩa xóm mà ngày nay đã phai nhạt đi nhiều.
-
Đất phương Nam
Đất phương Nam là bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết đất rừng Phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi được đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh sản xuất vào năm 1997. Bộ phim lấy bối cảnh Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Pháp, bọn cường hào, địa chủ cai trị. Nhân vật chính trong phim là cậu bé An mồ côi mẹ tha phương cầu thực khắp nơi tìm cha. Cậu đã gặp những mảnh đời bất hạnh hơn mình, những bóc lột của bọn Pháp, bọn cường hào ác bá lên dân chúng, cảnh lầm than của nhân dân.
Cuối phim cậu cùng người bạn đồng hành của mình tham gia cách mạng để đem lại cuộc sống tươi đẹp cho người dân. Sau gần 20 năm bộ phim vẫn được chiếu trên nhiều kênh truyền hình địa phương và là bộ phim truyền hình đầu tiên được xuất khẩu sang Mỹ được đông đảo khán giả đón nhận.
-
Của để dành
Của để dành là bộ phim ra mắt năm 2000 đã làm lên tên tuổi của đạo diễn Đỗ Thanh Hải được chuyển thể từ truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ. Nội dung của bộ phim nói về gia đình bà Vi và 3 đứa con đã trưởng thành là Thanh, Tiến và Thư. Bà Vi đau ốm liên miên cần người chăm sóc nhưng cả 3 người con đều vô cùng bận rộn, không có thời gian chăm sóc cho bà nên họ đã thuê người giúp việc.
Quá buồn lòng về cách cư xử của 3 người con bà đã bỏ đi. Nhận ra những lỗi sai của mình và biết được tầm quan trọng của mẹ, họ đã tìm mọi cách đón bà trở về. Bộ phim nói về tình mẫu tử, tấm lòng của người mẹ dành cho những đứa con của mình. Bộ phim có sự tham gia của NSUT Hoàng Yến(bà Vi), Anh Tú(Thanh), Thu Hường(Thư), Hồng Tuấn(Tiến) cùng nhiều diễn viên khác.
-
Đất và người
Đất và người là là bộ phim tâm lý xã hội do Phan Hữu Phần và Phạm Thanh Phong đạo diễn ra mắt năm 2002 dựa theo tiểu thuyết nổi tiếng "Mảnh đất lắm người nhiều ma" của nhà văn Nguyễn Khắc Tường. Bộ phim nói về sự mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh-Vũ với những mưu mô, toan tính nhỏ nhen, thật giả lẫn lộn.
Diễn viên tham gia trong phim có:
- Nghệ sĩ Hán Văn Tình vào vai Chu Văn Quềnh là người thô lỗ, nghiện rượu nhưng đã biết hối cải, biết sửa đổi bản thân khi được yêu thương.
- Nghệ sĩ Duy Thanh vào vai Trịnh Bá Thủ, bên ngoài tỏ ra nho nhã, điềm đạm nhưng lại có âm mưu rất lớn tranh đoạt quyền lợi trong làng.
- Nghệ sĩ Duy Hậu vào vai Trịnh Hàm-người đứng đầu dòng họ với những tư tưởng phong kiến, gia trưởng ăn sâu vào máu cùng sự mưu mô, toan tính cay nghiệt cùng nhiều diễn viên khác.
-
Cánh đồng hoang
Là bộ phim chiến tranh hay nhất của Việt Nam được đạo diễn bởi Nguyễn Hồng Sến. Bộ phim lấy bối cảnh chính là vùng Đồng Tháp Mười trong những ngày xảy ra chiến tranh nói về vợ chồng nhà Ba Đô cùng đứa con nhỏ sống trong cái chòi ở giữa sông được giao nhiệm vụ giữ đường dây liên lạc cho bộ đội.
Khi Ba Đô bị trực thăng của lính Mỹ bắn trúng thì vợ của anh đã truy đuổi theo và bắn rơi chiếc máy bay. Nội dung phim nói về cuộc sống khó khăn khổ cực của người dân trong chiến tranh, tình vợ chồng hòa thuận yêu thương chan chứa đã lấy đi nước mắt của khán giả và còn ghi đậm dấu ấn tới tận ngày nay.
-
Bao giờ cho đến tháng mười
Bao giờ cho đến tháng 10 được coi là một trong những bộ phim của Việt Nam được ra mắt lần đầu tiên năm 1984 của đạo diễn Đặng Nhật Minh. Bộ phim nói về sự hy sinh thầm lặng của người phụ nữ trong xã hội cũ. Duyên là người phụ nữ được nhắc đến với sự hy sinh thầm lặng này. Duyên đi thăm chồng ở biên giới Tây Nam và được tin chồng qua đời. Vì có người cha chồng già yếu nên chị không dám nói chuyện này với mọi người và chịu đựng nỗi đau một mình. Duyên đã nhờ thầy giáo Khang viết những bức thư về cho cha để người cha được an lòng.
Do tuổi cao sức yếu trước khi qua đời người cha đã bảo Duyên gửi thư cho chồng bảo chồng về thăm cha lúc đó thì chị không thể giấu nổi sự thật này nữa. Sự hi sinh thầm lặng của chị cho gia đình chồng có được đền đáp hay không mọi người cùng đón xem và cảm nhận nhé.
-
Phim Sóng ở đáy sông
Sóng ở đáy sông là một bộ phim dựa trên một câu chuyện có thật về cuộc đời của một con người trong xã hội của đạo diễn Lê Đức Tiến, ra mắt lần đầu năm 2000.
Bộ phim nói về một nhân vật tên Núi và cuộc đời của cậu. Núi vốn là con của một người vợ lẽ và bản thân mẹ cậu nguyên là một người ở trong một gia đình tư sản thời cũ. Từ nhỏ Núi và hai em (Sông và Biển) không được bố cậu chấp nhận là con, bốn mẹ con chỉ được ăn cơm thừa canh cặn, bố Núi luôn tìm cách để tống khứ bốn người ra khỏi nhà, khi chiến tranh nổ ra, lợi dụng việc di tản của thành phố, ông ta đã gửi ba anh em về bên ngoại.
Cậu học ở quê ngoại và được đi thi học sinh giỏi. Ở quê ngoại, cậu có một mối tình đầu với một cô gái có họ rất xa và cô ấy có thai, sau khi gia đình phát hiện sự việc, người yêu Núi đã bỏ đi nơi khác.
Sau khi mẹ mất, bố bỏ rơi, mấy anh em hết kế sinh nhai, Núi trở thành kẻ cắp và phải đi tù nhiều lần, phải sống trong kiếp giang hồ. Sau cùng, khi gặp lại mối tình thời xưa thì Núi đã được cảm hóa và trở lại chính mình.