Top 11 Cách đơn giản phòng ngừa bệnh ung thư phổi

Renie Roser 1733 0 Báo lỗi

Ung thư phổi gây ra nỗi đau cho biết bao con người trên trái đất này, gây ra nỗi đau thương mất mát lớn lao cho không chỉ người bệnh mà còn có cả gia đình, ... xem thêm...

  1. Top 1

    Ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật

    Thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật chính là các loại rau, củ, quả, hạt... cung cấp cho cơ thể ta một cách tự nhiên nhất hàng loạt các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp cơ thể tăng cường được sức đề kháng để chống lại các yếu tố gây ung thư phổi. Người ta đã chứng minh ăn nhiều rau quả sẽ góp phần giảm đến 20% nguy cơ mắc các căn bệnh ung thư. Vì vậy, mỗi ngày nên ăn vừa đủ hoặc có thể nhiều hơn 500g rau tươi và hoa quả các loại. Có thể đa dạng mỗi ngày dùng mỗi loại rau xanh, quả tươi khác nhau để thay đổi khẩu vị và tăng kích thích sử dụng nhiều hơn, đồng thời cũng cung cấp được dồi dào và phong phú hơn nguồn dưỡng chất có trong các loại thực phẩm đó. Một lý do đơn giản hơn để chứng minh khả năng phòng chống ung thư của thức ăn có nguồn gốc thực vật là: Khi mọi người ăn chế độ nhiều thực vật, tự nhiên họ sẽ tiêu thụ ít calo hơn, giúp duy trì cân nặng hợp lý. Những người ăn chay ít có nguy cơ bị thừa cân, bởi yếu tố làm tăng cân mang đến nguy cơ mắc một số loại ung thư.


    Những nghiên cứu trong vài thập kỷ qua đã cho thấy thức ăn có nguồn gốc thực vật là lựa chọn tốt nhất để ngăn ngừa ung thư. Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa thức ăn có nguồn gốc thực vật và tỷ lệ ung thư thấp hơn. Nguyên nhân là bởi, thực vật sản sinh ra nhiều chất phytochemical (hóa chất thực vật), có thể bảo vệ tế bào của con người khỏi bị hư hại. Theo chuyên gia, chất phytochemical có nhiều tác dụng hữu ích, bao gồm cả khả năng chống viêm. Bên cạnh đó, thực phẩm có nguồn gốc thực vật có thể ngăn ngừa ung thư nhờ vào việc tăng cường tiêu thụ chất xơ. Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ trẻ theo chế độ ăn giàu chất xơ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú thấp hơn 25%. Nghiên cứu khác cho thấy tiêu thụ mỗi 10g chất xơ hàng ngày có thể làm giảm 10% nguy cơ ung thư đại trực tràng...

    Ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật
    Ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật
    Ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật
    Ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật

  2. Top 2

    Hạn chế ăn nhiều thịt đỏ

    Thịt đỏ bao gồm các loại thịt như thịt bò, thịt cừu, thịt bê, thịt ngựa, thịt trâu... với những miếng thịt màu đỏ tươi bắt mắt khiến nhiều người không kiềm được ham muốn ăn. Bất chấp việc chính các loại thịt này là nguyên nhân làm tăng % mắc bệnh ung thư của mình. Ngoài ra, ăn nhiều thịt cũng góp phần gia tăng cholesterol gây ra các loại bệnh khác như đau tim, béo phì... Mỗi người không nên ăn quá 80g thịt đỏ trong một ngày. Chỉ nên ăn 1 lần/tuần hoặc 3 lần/tháng. Nên ăn kèm với nhiều loại rau lá xanh để hạn chế bớt sự hấp thụ các độc tố có trong thịt đỏ. Thịt đỏ là thực phẩm rất nguy hiểm khi ăn quá nhiều trong thời gian tuần hoàn ngắn, chẳng hạn như cứ cách vài ngày lại dự một bữa tiệc thịt nướng to đùng nào đó. Kết quả nghiên cứu cho thấy mỗi khẩu phần thịt đỏ bổ sung hàng ngày làm tăng nguy cơ tử vong lên 13%. Tác động tăng lên 20% nếu khẩu phần đã được chế biến, đối với các mặt hàng thực phẩm như xúc xích, thịt xông khói và thịt nguội.


    Trong nghiên cứu kéo dài đến 28 năm, được công bố ngày 9 tháng 4 năm 2012 trên Archives of Internal Medicine, một nhóm các nhà nghiên cứu Harvard đã tìm kiếm mối liên hệ thống kê giữa việc tiêu thụ thịt và nguyên nhân tử vong. Các nhóm đối tượng được xem xét kỹ lưỡng bao gồm khoảng 84.000 phụ nữ từ Nghiên cứu Sức khỏe của Y tá và 38.000 nam giới trong Nghiên cứu Theo dõi Chuyên gia Y tế. Những người trong chương trình nghiên cứu ăn nhiều thịt đỏ nhất có xu hướng chết trẻ hơn và thường chết vì bệnh tim mạch và ung thư. Những người này cũng có xu hướng tăng cân nhiều hơn, tập thể dục ít hơn, hút thuốc lá nhiều hơn và uống nhiều rượu hơn những người khỏe mạnh khác trong nghiên cứu. Nghiên cứu cũng cho thấy gần 24.000 người trong hai nghiên cứu này đã chết vì bệnh tim mạch hoặc ung thư....

    Mỗi người không nên ăn quá 80g thịt đỏ trong một ngày.
    Mỗi người không nên ăn quá 80g thịt đỏ trong một ngày.
    Hạn chế ăn nhiều thịt đỏ
    Hạn chế ăn nhiều thịt đỏ
  3. Top 3

    Bỏ hút thuốc

    Thuốc lá chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh ung thư phổi mà hầu hết mọi người đều biết, kể cả hầu hết những người vẫn sử dụng nó mỗi ngày cùng đều biết. Nhưng họ vẫn dửng dưng như thể mình hút một lượng vừa đủ thôi chưa đến mức bị ung thư mà không biết rằng tỉ lệ độc hại trong mỗi điếu thuốc đã ngày càng tích lũy trong cơ thể của mình. Người ta nói cách tốt nhất để ngăn ngừa căn bệnh ung thư phổi là bỏ hút thuốc. Đối với những người không hút thuốc thì đừng bao giờ có ý định thử những chìa khóa mắc bệnh như thế. Mọi người cần phải nâng cao thận trọng hơn nữa khi mỗi năm có hơn 90% người bệnh bị tử vong do ung thư phổi là có hút thuốc lá.


    Hút thuốc làm tăng nguy cơ ung thư gan ngay cả đối với những người không bị viêm gan C. Một nghiên cứu cho thấy những người đã và đang hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư gan cao gấp đôi so với những người chưa bao giờ hút thuốc. Ung thư phổi là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong do ung thư, theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ. Và hút thuốc gây ra hầu hết các trường hợp ung thư phổi. Bằng chứng y khoa đã nhiều lần chỉ ra rằng ngay khi một người bỏ hút thuốc, cơ thể bắt đầu khắc phục những thiệt hại do các hóa chất liên quan đến thuốc lá gây ra, và người ta cho rằng việc tiếp tục hút thuốc có thể ảnh hưởng đến hành vi của khối u phổi. Không chỉ là nguyên nhân gây ra ung thư phổi, thuốc lá còn mang tới nhiều mối đe dọa về sức khỏe rất nguy hiểm mà có thể bạn chưa lường hết tới được.

    Bỏ hút thuốc
    Bỏ hút thuốc
    Bỏ hút thuốc
    Bỏ hút thuốc
  4. Top 4

    Tránh các loại khí độc

    Tiếp xúc với các khí thải từ các phương tiện giao thông có thể làm tỗn hại đến cổ họng ADN, gia tăng nguy cơ bị mắc phải ung thư. Đó là lí do mà những người sống ở những thành phố đông đúc sẽ có tỉ lệ mắc bênh cao gần như gấp đôi với những người sống ở nông thôn và những nơi ít xe cộ, thoáng đãng không khí và có nhiều cây xanh. Ngoài ra, có một nguồn khí độc hại nhất mà chúng ta rất dễ dàng hít phải, dù cho có đang ở trong nhà không phải tiếp xúc với các phương tiện giao thông, chính là khói thuốc lá từ các ông chồng hay người đàn ông trong nhà, mà đa phần họ đều chẳng thèm để ý đến việc người không hút thuốc vẫn có thể bị gia tăng bệnh nếu hít phải quá nhiều khói thuốc. Người ta gọi đó là "hút thuốc lá bị động" và còn điều gì đáng buồn hơn khi chúng ta đã làm mọi cách để ngăn ngừa ung thư như ăn uống hợp lí và không hút thuốc vậy mà vẫn nằm trong nhóm có khả năng bị ung thư.

    Vì vậy hãy cố gắng tránh nơi có người hút thuốc hoặc khuyên nhủ họ nên hạn chế hay hút thuốc ở những khu vực riêng, cũng như hạn chế hít phải các khí độc khác, để bảo vệ lá phổi của chúng ta được an toàn và khỏe mạnh. Theo nghiên cứu, 95% nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư là do yếu tố môi trường, còn 5% còn lại là do hormone. Vì vậy, việc tạo cho bản thân môi trường sống lành mạnh là điều vô cùng quan trọng. Môi trường sống lành mạnh ở đây có nghĩa là: Hạn chế tối thiểu nhất hít phải bầu không khí ô nhiễm, hít phải các khí độc hại ngay trong cuộc sống. Luôn đeo khẩu trang lọc khí độc hại khi đi ra đường, vào hầm mỏ, xưởng xí nghiệp. Luôn đeo khẩu trang khi ra đường tạo thói quen lành mạnh sẽ giúp sức khỏe của bạn khỏe mạnh lên...

    Hạn chế hít phải các khí độc
    Hạn chế hít phải các khí độc
    Tránh các loại khí độc
    Tránh các loại khí độc
  5. Top 5

    Hạn chế uống rượu, bia

    Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khi sử dụng rượu bia, 95% chất cồn được chuyển hóa qua gan trở thành các hợp chất mới, dưới tác dụng của enzyme alcohol dehydrogenase, rượu được oxy hóa thành acetaldehyde, một chất làm sinh sôi các tế bào ung thư bằng cách tấn công DNA. Thêm vào đó, nếu càng uống nhiều rượu, hàm lượng acetaldehyde trong nước bọt sẽ càng gia tăng, góp phần làm tổn thương DNA ở các tế bào niêm mạc miệng, vòm họng, thực quản và đường hô hấp. Giống như thuốc lá, rượu là một trong số ít các chất liên quan đến tăng nguy cơ ung thư. Rượu cũng làm tăng khả năng hấp thu các chất gây ung thư vào cơ thể như hút thuốc lá; kích thích cơ thể sản sinh ra các phân tử có hoạt tính cao gây tổn hại các tế bào DNA, và từ đó dẫn đến ung thư.


    Đối với cơ thể mỗi người, mỗi ngày uống một vại bia hay một cốc rượu to đã đủ làm tăng nguy cơ mắc bệnh, không những ảnh hưởng đến phổi mà còn khiến nhiều bộ phận khác vạ lây như ruột, gan và cả vú. Đặc biệt, nếu sử dụng kết hợp vừa uống rượu bia lại vừa hút thuốc thì giống như một quả bom công phá, thời gian chống cự trước khi phát bệnh của phổi sẽ bị rút ngắn hơn một cách đáng tuyệt vọng. Vì vậy, hãy cắt giảm cần thiết lượng bia rượu uống hàng ngày, chỉ nên uống vào những lúc cần thiết như tiệc tùng, lễ tết... "Cũng giống như người ta dùng kem chống nắng để hạn chế nguy cơ ung thư da, hạn chế uống rượu cũng là một cách để giảm nguy cơ phát triển ung thư. Hơn nữa, trong khi nhiều nghiên cứu cho rằng một số loại rượu có lợi, các chuyên gia vẫn lưu ý rằng uống rượu dưới mọi hình thức vẫn làm tăng nguy cơ ung thư.

    Hạn chế uống rượu, bia
    Hạn chế uống rượu, bia
    Hạn chế uống rượu, bia
    Hạn chế uống rượu, bia
  6. Top 6

    Làm việc ở môi trường an toàn

    Do đặc thù công việc mà nhiều người như nhân viên các phòng thí nghiệm, xét nghiệm, thợ điện máy, dầu mỏ, công nhân các xưởng hóa chất... và kể cả các thợ làm tóc thường xuyên gội đầu, nhuộm tóc phải tiếp xúc với các tạp chất độc hại, các thành phần hóa học chứa nhiều nguyên tố độc hại, thậm chí có nhiều chất còn gây nguy hại cho những lần sử dụng đầu tiên, không hiếm có các trường hợp bị nhiễm độc. Như vậy, để giúp cho lá phổi được khỏe mạnh, cùng ngăn ngừa bản thân tránh khỏi căn bệnh quái ác ung thư phổi, hãy lựa chọn làm việc ở những nơi an toàn, ít độc hại. Đối với những người đã gắn bó với những công việc như thế thì khi đi làm cần phải trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo vệ, ngăn ngừa cơ thể tiếp xúc với các hóa chất độc hại. Môi trường ô nhiễm sẽ gia tăng bệnh tật.

    Các hóa chất độc hại có mặt trong thức ăn, nước uống, không khí của chúng ta đã là nguyên nhân gia tăng tỷ lệ bệnh tật như ung thư, đái tháo đường, tăng huyết áp. Như vậy, chính ô nhiễm môi trường đã gây ra gánh nặng kinh tế và bệnh tật vô cùng lớn lao cho xã hội. Cố gắng tạo một môi trường sống xanh sạch đẹp cho ngôi nhà và nơi làm việc của bạn: Môi trường thoáng đãng, vệ sinh sẽ làm tăng năng suất lao động của bạn và làm cho bạn có cảm giác nghỉ ngơi, thư giãn. Âm nhạc, tranh ảnh, cây cảnh, tác phẩm điêu khắc cần luôn luôn có mặt trong môi trường sống của bạn. Vệ sinh dọn dẹp môi trường thường xuyên cần trở thành một thói quen trong cuộc sống. Chúng ta cần ôxy trong không khí để thở, ôxy được sản sinh ra từ sự quang hợp của cây xanh trong các khu rừng, trong công viên, đồng ruộng. Đó chính là lá phổi xanh của chúng ta. Vì vậy hãy biết giữ gìn bảo vệ môi trường, nguồn tài nguyên thiên nhiên của chúng ta các bạn nhé.

    Hãy lựa chọn làm việc ở những nơi an toàn, ít độc hại
    Hãy lựa chọn làm việc ở những nơi an toàn, ít độc hại
    Làm việc ở môi trường an toàn
    Làm việc ở môi trường an toàn
  7. Top 7

    Thường xuyên tập thể dục, thể thao

    Tập thể dục thể thao chính là phương thức tối ưu nhất cho bất cứ loại bệnh nào, đặc biệt là đối với những căn bệnh hiểm nghèo cần phải ngăn ngừa như ung thư. Tập thể dục sẽ giúp làm giảm hoóc môn cần thiết để các tế bào ung thư phát triển, ngăn ngừa triệt tiêu những mối nguy hại mà cơ thể lười vận động sinh ra. Có thể tập các bài tập thể dục thẫm mĩ, chạy bộ hay bơi lội, những động tác vận động nhẹ nhàng hay nhịp điệu mạnh mẽ sẽ giúp cơ thể vừa khỏe mạnh vừa tác động toàn diện đến các cơ quan. Đối với những người không có nhiều thời gian để tập thể dục thể thao bài bản thì việc đi bộ cũng là một cách vô cùng hiệu quả. Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp bạn kiểm soát cân nặng, cải thiện huyết áp mà còn ngăn chặn sự khởi đầu của một số bệnh. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt động thể chất có liên quan tới việc giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú và ruột kết.

    Thói quen lười vận động là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm: những căn bệnh do lối sống như béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường… và bệnh ung thư. Ngoài việc luyện tập thường xuyên, bạn cũng cần lựa chọn chế độ ăn lành mạnh, tốt cho sức khỏe, kết hợp thêm nhiều hoạt động thể chất vào sinh hoạt hàng ngày, giữ vệ sinh sạch sẽ. Cần tránh các thói quen sinh hoạt không lành mạnh như ăn nhiều đồ ăn nhanh, chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, ngủ không đủ giấc... Từ những ích lợi trên, để nâng cao sức khỏe và ngăn ngừa bệnh ung thư các chuyên gia sức khỏe khuyến nghị: người trưởng thành có sức khỏe bình thường nên luyện tập thể dục thể thao 30 phút mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần. Vận động nên thực hiện thường xuyên và đều đặn, hãy tranh thủ việc đó cho cơ thể khỏe mạnh nhé!

    Thường xuyên tập thể dục, thể thao
    Thường xuyên tập thể dục, thể thao
    Thường xuyên tập thể dục, thể thao
    Thường xuyên tập thể dục, thể thao
  8. Top 8

    Thói quen sinh hoạt lành mạnh

    Lối sống của mỗi cá nhân có tác động rất lớn đến nguy cơ mắc ung thư, nhất là thực hiện lối sống lành mạnh có thể phòng ngừa được một số bệnh ung thư. Việc ăn uống điều độ, rèn luyện vận động cơ thể thường xuyên... chính là một trong những thói quen sinh hoạt lành mạnh giúp cho bạn có sức đề kháng tốt và ngăn ngừa các tác nhân gây ung thư. Việc ngủ đủ giấc là một thói quen quan trọng cần bạn phải luôn chú ý. Giấc ngủ giúp cơ thể cân bằng lại sau một ngày hoạt động, học tập hay làm việc. Mỗi người nên ngủ đủ từ 7-8 tiếng đồng hồ vào buổi tối, tránh việc thức khuya ngủ ngày hoàn toàn không tốt cho cơ thể và trí óc. Nên có thói quen sử dụng các sản phẩm khoa học lành mạnh, như không nên sử dụng các máy móc có nhiều hóa chất như máy phun kem giác da có nhiều chất độc tố, giường sưởi nắng có công suất điện cao ảnh hưởng trực tiếp đến các bộ phận trong cơ thể.


    Ngoài ra, bạn cần tránh các thói quen không lành mạnh như ăn kiêng cấp tốc và ngủ không đủ giấc. Để cải thiện lối sống, bạn cần thay đổi một cách từ từ và một khi đã thực hiện được, sức khỏe của bạn sẽ tốt hơn. Bên cạnh đó, cần tiếp xúc với ánh nắng ít nhất 30 phút/ngày, có thể vào buổi sáng sớm hoặc nắng chiều, sẽ giúp cho nhịp sinh học của cơ thể được điều hòa. Hạn chế nhìn vào màn hình điện thoại, thiết bị điện tử liên tục trong ngày. Thay đổi trong cuộc sống hàng ngày giúp bạn tránh các bệnh không mong muốn, sống cuộc sống lâu dài và khoẻ mạnh. Thái độ sống tích cực sẽ khiến cuộc sống của bạn trở nên tốt đẹp và thú vị hơn. Khi gặp khó khăn trong cuộc sống, một thái độ tích cực sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua khó khăn.

    Nên có thói quen sinh hoạt lành mạnh.
    Nên có thói quen sinh hoạt lành mạnh.
    Thói quen sinh hoạt lành mạnh
    Thói quen sinh hoạt lành mạnh
  9. Top 9

    Đi khám sức khỏe định kì

    Hãy giữ cho mình một lịch hẹn với phòng khám bệnh tổng quát ít nhất mỗi năm một lần. Đây là cách tốt nhất để kịp thời ngăn chặn những mầm móng đầu tiên của bệnh ung thư phổi, cũng giúp cho nhiều gia đình với nhiều hoàn cảnh khác nhau chuẩn bị những việc làm cần thiết của họ. Đồng thời cần phải chú ý đến việc quan sát những biểu hiện khác thường của cơ thể, như việc tăng giảm cân đột ngột hay làn da trở nên xấu đi, tóc rụng thường xuyên... để có thể chủ động trong việc ngăn ngừa bệnh. Hầu hết các bệnh lý nếu được chẩn đoán phát hiện và điều trị sớm thì khả năng khỏi bệnh rất cao, ít để lại biến chứng tới sức khỏe người bệnh. Lợi ích này có thể thấy rõ trong các bệnh lý ung thư - bệnh lý nguy hiểm đang ngày càng phổ biến. Các bệnh lý khác nếu để bệnh tiến triển kéo dài cũng gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh.


    Theo thống kê ở bệnh nhân ung thư phổi, nếu phát hiện và điều trị bệnh sớm từ giai đoạn 1 thì tỉ lệ người bệnh sống trên 5 năm là trên 30%, nhưng ở giai đoạn III chỉ còn 2 - 4%. Theo Luật an toàn lao động năm 2015 của Chính phủ quy định, người lao động mỗi năm phải được khám sức khỏe ít nhất 1 lần. Quy định này áp dụng cho người sử dụng lao động như doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ quan,… phải thực hiện. Những đối tượng làm việc trong môi trường nguy hiểm, độc hại hoặc người bị khuyết tật, người lớn tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 6 tháng 1 lần. Sau khi xem xét cẩn thận tuổi tác, tiền sử gia đình và hồ sơ sức khỏe cũng như thói quen và lối sống của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm và kiểm tra cần thiết.

    Hãy giữ cho mình một lịch hẹn với phòng khám bệnh tổng quát ít nhất mỗi năm một lần
    Hãy giữ cho mình một lịch hẹn với phòng khám bệnh tổng quát ít nhất mỗi năm một lần
    Đi khám sức khỏe định kì
    Đi khám sức khỏe định kì
  10. Top 10

    Đeo khẩu trang khi ra đường

    Khẩu trang là một loại mặt nạ bảo vệ được sử dụng để bịt vùng mặt (thường là mũi, miệng) để bảo vệ người đeo khỏi bị lây nhiễm các loại vi khuẩn, dịch bệnh, bụi bặm thông qua đường hô hấp. Khẩu trang y tế được sử dụng nhiều trong các cơ sở y tế, cung cấp cho các bác sĩ, y tá, điều dưỡng viên, giám định pháp y… đặc biệt là những người làm công việc phẫu thuật, mổ xẻ. Ngoài việc giúp che nắng, ngăn bụi, giảm được mùi khói xe, khí thải độc hại… đeo khẩu trang còn có 2 mục đích quan trọng khác là ngăn chặn mầm bệnh từ người bệnh không phát tán ra bên ngoài và nhằm bảo vệ chính bản thân người mang khẩu trang tránh phải một số bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp từ người khác. Thông thường, các loại bệnh lây qua đường hô hấp bao gồm bệnh lây qua đường không khí (như bệnh lao) và qua đường giọt bắn (như bệnh cúm, các dịch bệnh cúm A/H5N1, cúm A/H1N1…). Các nhà khoa học trong nghiên cứu này ước tính, cứ tăng 10 microgam hạt bụi mịn trên 1 mét khối (μg/m3) không khí thì nguy cơ tử vong do ung thư phổi sẽ tăng từ 4-8%.

    Trước tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng tăng cao, việc lựa chọn khẩu trang thế nào để bảo vệ đường hô hấp tốt nhất là sự quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng. Một người khi mang khẩu trang thường là để bảo vệ bản thân mình, nhưng đồng thời còn một tác dụng quan trọng đối với sức khoẻ cộng đồng là bảo vệ người khác khỏi hít phải các giọt hô hấp của chính mình. Đeo khẩu trang chính là vũ khí phòng dịch COVID-19 quan trọng và hiệu quả. Diễn biến của dịch COVID-19 đang phức tạp trên bình diện quốc tế và trong nước. Các biện pháp phòng bệnh là hết sức quan trọng, trong đó, việc sử dụng khẩu trang đúng cách là một biện pháp quan trọng cho bản thân của mỗi người nhằm tự bảo vệ mình và góp phần đẩy lùi dịch bệnh. Vì vậy hãy chọn cho mình loại khẩu trang tốt nhất và nhớ sử dụng nó khi ra đường bạn nhé!

    Đeo khẩu trang khi ra đường
    Đeo khẩu trang khi ra đường
    Đeo khẩu trang khi ra đường
    Đeo khẩu trang khi ra đường
  11. Top 11

    Sống vui vẻ

    Trong cuộc sống ai cũng phải đối mặt với những khó khăn, nhưng người có suy nghĩ tích cực sẽ nhẹ nhàng vượt qua được nhiều vấn đề. Chưa kể những người luôn có suy nghĩ tích cực sẽ trẻ đẹp hơn và cũng kéo dài được tuổi thọ hơn. Về mặt y học, tinh thần quyết định rất nhiều trong vấn đề tạo hệ miễn dịch. Những người có suy nghĩ tích cực thì sức đề kháng của họ sẽ tốt hơn. Suy nghĩ tích cực giúp cơ thể tạo ra hệ miễn dịch tốt, giúp cơ thể khỏe hơn và nếu có vết thương sẽ mau lành hơn. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh ở những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính nếu lạc quan, yêu đời, suy nghĩ tích cực như "tôi còn được sống, tôi còn khả năng chiến đấu với bệnh tật" thì sức đề kháng sẽ tốt hơn những người có suy nghĩ tiêu cực như "tại sao tôi lại bị mắc bệnh, bệnh làm cho cuộc sống của tôi đã khổ càng khổ thêm...".

    Suy nghĩ tích cực cần được tập từ nhỏ và phải được rèn như một kỹ năng mềm. Các bậc ba mẹ dạy con có cách suy nghĩ tích cực từ nhỏ bằng chính cách suy nghĩ tích cực, ứng xử của ba mẹ. Cách dạy cho trẻ hay nhất chính là ba mẹ làm gương cho trẻ. Khi trẻ tập được thói quen này thì lớn lên sẽ trở thành một người có suy nghĩ tích cực. Còn những người chưa được tập từ nhỏ thì chính bản thân mình phải tự tập, tự thay đổi để có suy nghĩ tích cực hơn. Hơn hết trong tất cả các cách phòng chống trên, chúng ta cần phải có một cuộc sống vui vẻ, lạc quan, có niềm tin vào những điều tốt đẹp. Có như thế thì chúng ta mới càng thêm tin yêu cuộc sống và chăm lo cho bản thân, hoặc dù cho đã mắc bệnh rồi thì vẫn phải cố gắng lạc quan để chiến đấu với căn bệnh.

    Không nên thường xuyên lo lắng, rơi vào trạng thái buồn bã, ủ dột
    Không nên thường xuyên lo lắng, rơi vào trạng thái buồn bã, ủ dột
    Sống vui vẻ
    Sống vui vẻ



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy