La bàn
Ra đời ở Trung Quốc từ khoảng hơn 1000 năm TCN gắn với Chu Công và nhà Chu cho đến thời Chiến Quốc, tức cách ngày nay khoảng từ 3000 đến 2500 năm, vào khoảng thời nhà Hán, la bàn do Tổ Xung Chi phát minh với mục đích ban đầu là dùng xác định hướng Nam trên một hình nhân chỉ về hướng Nam. Nó có hình dáng một cái muỗng cắt ra từ một miếng nam châm thiên nhiên và được đặt trên một cái đế bằng đồng đã được mài láng để giảm ma sát. Phần muỗng tròn láng để chính giữa đế đồng làm trọng tâm thành ra cáng của kim chỉ nam có thể quay xung quanh. Sau khi muỗng đứng im, cáng muỗng chỉ hướng Nam. Đến thời nhà Đường thì hoàn chỉnh và được ứng dụng rộng rãi trong ngành hàng hải để chỉ hướng, việc mà trước đó thường dựa vào việc xem thiên văn.
Về sau, khi người Ả Rập buôn bán với người Trung Hoa, họ đã học được cách sử dụng la bàn và đem qua Tây Âu vào cuối thế kỷ thứ 12, rồi đến Bắc Âu vào thế kỷ thứ 13 trên những chuyến hành trình đi biển hằng tháng liền của các thủy thủ. Dù đã được phát minh từ hơn 2500 năm về trước nhưng cho đến hiện nay, la bàn vẫn được hoàn thiện và ứng dụng nhiều trong các hoạt động đi biển, vào rừng, sa mạc, hướng bay của máy bay, tàu thủy, tàu ngầm, tên lửa, tàu vũ trụ,...Có thể thấy, la bàn là một phát minh tiêu biểu của thời đại cổ đại Trung Hoa.