Top 10 Phát minh vĩ đại Thomas Edison để lại cho nhân loại ngày nay

Hoài Thu 58413 0 Báo lỗi

Thomas Edison vẫn được biết đến ngày nay là một trong những nhà sáng tạo có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Những cải tiến của Edison bao gồm máy quay đĩa, ... xem thêm...

  1. Năm 1879, Thomas Edison nảy ra một ý tưởng mới và phát minh ra một chiếc đèn có sức chịu đựng cao trong một môi trường chân không lớn, nó sẽ cháy sáng hàng trăm giờ. Tháng 1 năm 1879, tại phòng thí nghiệm của mình tại Menlo Park, Edison đã chế tạo bóng đèn điện sợi đốt đầu tiên. Đèn phát sáng khi dòng điện đi qua dây tóc mỏng platin đặt trong một bóng thủy tinh hút chân không để chống ôxy hóa. Lúc đó, đèn chỉ cháy trong vài giờ. Chiếc đèn hiệu quả đầu tiên dùng dây tóc là sợi vải tẩm carbon. Trưa ngày 21 tháng 10 năm 1879, mẫu đèn đầu tiên của Edison đã cháy trong 45 giờ. Ngày hôm sau Edison bắt đầu thí nghiệm mới dùng bìa các tông tẩm carbon làm dây tóc. Cuối cùng, sau bao sự tìm tòi miệt mài không ngừng nghỉ, vào ngày 31 tháng 12 năm 1879, Edison đã công bố phát minh đèn sợi đốt của mình trước công chúng và làm thay đổi hoàn toàn thế giới lúc đó.


    Cấu tạo đèn sợi đốt gồm sợi đốt, bóng thủy tinh và đuôi đèn. Bóng đèn được làm bằng thủy tinh chịu nhiệt,chịu được nhiệt độ cao, bảo vệ sợi đốt. Sợi đốt làm bằng Vonfram, chịu được nhiệt độ cao, có chức năng biến đổi điện năng thành quang năng. Đuôi đèn (đuôi xoáy và đuôi ngạnh) được làm bằng đồng hoặc sắt tráng kẽm gắn chặt với bóng thủy tinh, có chức năng nối với mạng điện cung cấp cho đèn. Mặc dù, các nhà lịch sử Robert Friedel và Paul Israel đã liệt kê 22 nhà phát minh loại đèn này trước Joseph Swan và Thomas Edison nhưng họ kết luận rằng phiên bản đèn sợi đốt của Edison hơn các phiên bản khác do kết hợp ba yếu tố: vật liệu đốt hiệu quả hơn, độ chân không trong bóng đèn cao hơn các phiên bản khác và điện trở cao hơn.

    Chiếc đèn của Edison đã thắp lên ánh sáng cho lịch sử của nhân loại
    Chiếc đèn của Edison đã thắp lên ánh sáng cho lịch sử của nhân loại
    Đèn sợi đốt
    Đèn sợi đốt

  2. Ngày 29/11/1877, ông giới thiệu với công chúng phát minh đầu tiên là chiếc máy hát quay tay. Chiếc máy quay đĩa đầu tiên của ông ghi lại âm thanh trên các trụ bọc thiếc cho chất lượng âm thanh thấp và nó phá hủy luôn đường rãnh ghi âm khi nghe lại nên chỉ nghe một lần. Bằng cách quấn các lá thiếc quanh ống trụ và nhờ một mũi kim dao động theo các rung động của âm thanh tạo ra các đường rãnh có độ sâu khác nhau, ông đã ghi lại được bài hát “Mary had a little lamb” và bằng một cây kim và màng rung, Edison đã tái hiện được bản thu âm.


    Sau đó, ông phát minh ra ống hình trụ hàng loạt bằng cách tạo ra khuôn đúc hình trụ nguyên khối của hình trụ gốc thông qua phương pháp mạ điện. Năm 1887, Edison tiếp tục sản xuất hàng loạt máy hát ống quay hình trụ. Quá trình này kéo dài tận năm 1890 khi ông sử dụng loại sáp cho vào khuôn co lại lúc nguội, giúp lấy ra dễ dàng. Về mặt lý thuyết, các ống quay hình trụ của Edison có thời lượng ghi/phát từ 2 đến 4 phút, thu với tốc độ 160 vòng/phút. Tất cả chỉ đủ sức ghi lại một bản nhạc duy nhất. Việc ghi lại âm và phát âm thực hiện hoàn toàn bằng cơ học với sự hiện diện của chiếc kèn kim loại to tướng và bóng loáng. Khi ghi âm, chiếc kèn có nhiệm vụ “gom” âm thanh, tạo nên áp suất lớn cho kim ghi ghi được. Ngược lại, khi phát âm, người ta lại dùng chiếc kèn ngược lại để khuếch đại âm thanh lên mức nghe được. Cho đến năm 1913, khi mà phát minh ra đĩa hát trở nên thắng thế và máy hát ống quay hình trụ không còn được tiếp tục sản xuất.

    Edison và chiếc máy hát đĩa quay tay
    Edison và chiếc máy hát đĩa quay tay
    Máy hát đĩa quay tay
    Máy hát đĩa quay tay
  3. Không chỉ biết đến với những phát minh nổi tiếng về điện, Thomas Edison còn gây ngạc nhiên cho nhân loại trong lĩnh vực điện ảnh, đặt nền móng cho điện ảnh sau này khi phát minh ra máy chiếu phim và tạo ra những thước phim đầu tiên năm 1894. Vào một buổi chiều năm 1887, Thomas Armat tới thăm Edison và đưa cho nhà phát minh xem một máy chiếu hình, Edison nhận ra ngay giá trị của nó. Ông đã bỏ ra 4 năm công sức vào việc cải tiến máy chiếu bóng và chế tạo máy chiếu phim và như vậy, đã mở đầu cho một ngành kỹ nghệ rộng lớn trên thế giới, chuyên cung cấp món giải trí bình dân nhất.


    Edison đăng ký bằng sáng chế cho Kinetoscope, một chiếc máy chiếu phim khá đồ sộ và chỉ chiếu được cho một người xem. Mọi phát minh của thế kỷ trước, bây giờ chúng ta nhìn lại chỉ thấy sao mà nó đơn giản thế: máy làm cho một chuỗi hình ảnh chạy qua một nguồn sáng để tạo thành ảnh động. Nhưng Kinetoscope là một phát minh quan trọng. Mọi thiết bị chiếu phim hiện nay đều dựa vào nguyên lý hoạt động của nó. Bộ phim đầu tiên trong lịch sử được đăng ký bản quyền ở Mỹ, được chiếu bởi Kinetoscope chỉ kéo dài có 5 giây, nó mô tả cảnh Fred Ott, một nhân viên của Edison, hít một nhúm thuốc lá bột vào mũi rồi sau đó hắt xì hơi. Kinetoscope không phải là máy chiếu phim, nhưng đã giới thiệu phương pháp tiếp cận cơ bản trở thành tiêu chuẩn cho tất cả các chiếu phim trước khi video xuất hiện, bằng cách tạo ảo giác về chuyển động bằng cách truyền một dải màng đục lỗ mang các hình ảnh liên tiếp qua nguồn ánh sáng với màn trập tốc độ cao.

    Bên trong chiếc máy chiếu phim
    Bên trong chiếc máy chiếu phim
    Máy chiếu phim, một thiết bị giải trí mới lạ thời xưa
    Máy chiếu phim, một thiết bị giải trí mới lạ thời xưa
  4. Vào thế kỷ XIX, để có được bản sao hợp đồng, tài liệu, nhiều ngành nghề tốn khá nhiều thời gian, công sức. Chính vì thế, Edison suy nghĩ tạo ra một thiết bị có động cơ điện nhỏ giúp ích trong việc tạo bảng mẫu in ấn. Edison phát minh ra tiền thân của súng xăm - bút nén khí stencil. Edison được cấp bằng sáng chế cho chiếc máy này vào năm 1876. Nó sử dụng một cây gậy nghiêng với một cây kim thép để xuyên thủng giấy cho việc in ấn. Điều quan trọng nhất là nó là một trong những thiết bị đầu tiên có hiệu quả dùng để chép các tài liệu .


    Một công ty đã mua lại sáng chế này và sản xuất những chiếc "bút" này đại trà. Tuy nhiên, khi bán trên thị trường, sản phẩm này bị phàn nàn nhiều bởi sự nặng nề cùng tiếng ồn lớn. Không những vậy, chi phí cho việc thay pin khá tốn kém. Dù đã cố gắng cải tiến, nhưng sau mỗi lần sửa đổi, cây bút càng tệ đi nên ông đành bỏ cuộc, chào thua phát minh phiền phức này và chuyển qua công việc khác. Tuy nhiên, sản phẩm bị Edison bỏ rơi này lại là tiền đề để năm 1891, nghệ sĩ xăm Samuel O'Reilly tạo ra chiếc máy xăm đầu tiên. Samuel đã được trao bằng sáng chế từ chính cây bút điện của Edison.

    Cấu tạo của chiếc bút nén khí
    Cấu tạo của chiếc bút nén khí
    Bút nén khí stencil
    Bút nén khí stencil
  5. Mỗi hộ gia đình ngày nay đều sử dụng một thiết bị đo số điện tiêu thụ gọi là công tơ điện. Edison được coi là cha đẻ của thiết bị này bằng phát minh vào năm 1881 để giải quyết vấn đề đo đạc lượng điện năng sử dụng cho gia đình hay doanh nghiệp lúc bấy giờ. Công tơ điện sử dụng hiệu ứng điện phân của dòng điện để đo tổng lượng điện năng thay cho việc đo thời gian cấp điện năng ở kiểu trước đây. Công tơ điện kiểu này thực chất là một cơ cấu điện phân, được đấu vào tải thông qua shunt, trong công tơ có các zắc cài được lắp đặt trong dung môi lỏng là hóa chất điện phân và các tấm kẽm dùng để đo điện năng làm sạch trước khi sử dụng. Một tấm lấy số liệu đo chính còn tấm kia kiểm chứng so với hiện trạng ban đầu.


    Vào thời điểm bắt đầu chu kỳ tính tiền điện, các tấm kẽm được tẩy sạch và cân cẩn thận bằng cân trong phòng thí nghiệm rồi cắm vào các zắc đặt trong chất điện phân. Khi dòng điện chạy qua, chất điện phân tạo ra lượng kẽm phủ đọng lại trên tấm kia. Đến cuối kỳ tính tiền điện, đem các tấm kẽm cân lại một lần nữa. Sự khác biệt về trọng lượng kẽm giữa hai lần cân biểu trưng cho tổng lượng điện năng đã đi qua. Công tơ điện hiệu chỉnh sao cho đơn vị thanh toán tương đương đơn vị đo thể tích khí đốt là feet khối. Sau này Edison bổ sung bộ đếm cơ khí để giúp cho việc đọc chỉ số. Công tơ điện kiểu này vẫn được sử dụng cho đến tận cuối thế kỷ thứ 19 và được cải tiến thành chiếc công tơ hiện đại ngày nay sử dụng.

    Chiếc công tơ hiện đại ngày nay hoạt động dựa trên nguyên lý của Edison
    Chiếc công tơ hiện đại ngày nay hoạt động dựa trên nguyên lý của Edison
    Công tơ điện
    Công tơ điện
  6. Tiếp tục một phát minh về điện của Edison là cầu chì. Cầu chì là một phần tử hay thiết bị bảo vệ mạch điện bằng cách làm đứt mạch điện. Cầu chì được sử dụng nhằm phòng tránh các hiện tượng quá tải trên đường dây gây cháy, nổ.


    Trong tiếng Anh, fuse (cầu chì) có nghĩa gốc là "tự tan chảy". Cầu chì thực hiện theo nguyên lý tự chảy hoặc uốn cong để tách ra khỏi mạch điện khi cường độ dòng điện trong mạch tăng đột biến. Để làm được điều này, điện trở của chất liệu làm dây cầu chì cần có nhiệt độ nóng chảy, kích thước và thành phần thích hợp.Thành phần không thể thiếu trong một cầu chì là một dây chì mắc nối tiếp với hai đầu dây dẫn trong mạch điện. Vị trí lắp đặt cầu chì là ở sau nguồn điện tổng và trước các bộ phận của mạch điện, mạng điện cần được bảo vệ như các thiết bị điện,... Các thành phần còn lại bao gồm: hộp giữ cầu chì, các chấu mắc, nắp cầu chì,... được thay đổi tùy thuộc vào loại cầu chì cũng như mục đích thẩm mỹ.

    Cầu chì
    Cầu chì
    Cầu chì
    Cầu chì
  7. Tasimeter một thiết bị để đo thay đổi nhiệt độ rất nhỏ, phụ thuộc vào những thay đổi của áp suất do mở rộng hoặc co lại chất rắn. Năm 1878, các nhà khoa học Mỹ khác cần một dụng cụ nhạy cảm cao có thể sử dụng để đo nhiệt độ phút thay đổi nhiệt phát ra từ quầng hào quang của Mặt trời trong nhật thực 29/7, xảy ra dọc theo Dãy núi Rocky. Để đáp ứng những nhu cầu đó, Edison đã nghĩ ra một chiếc tasimeter sử dụng carbon để đo các bức xạ hồng ngoại được phát ra từ mặt trời.


    Giá trị của tasimeter nằm trong khả năng phát hiện các biến thể nhiệt độ nhỏ được thực hiện gián tiếp. Sự thay đổi nhiệt độ gây ra sự giãn nở hoặc co lại của một que bằng đồng, làm thay đổi sức đề kháng của một mạch điện bằng cách thay đổi áp suất mà nó tạo ra khi một nút carbon có trong mạch điện. Trong toàn bộ nhật thực của mặt trời vào năm 1878, nó đã chứng minh thành công sự tồn tại của nhiệt trong hào quang của Mặt trời. Nó cũng là dịch vụ trong việc xác định sự mở rộng tương đối của các chất do sự gia tăng nhiệt độ. Thiết bị này cũng có thể được sử dụng một cách thuận lợi để đo thay đổi độ ẩm của khí quyển. Trong trường hợp này, dải đồng kim loại được thay thế bằng một chất lỏng trong suốt, thay đổi thể tích của nó bằng cách hấp thụ độ ẩm.

    Hình ảnh chiếc Tasimeter của Edison
    Hình ảnh chiếc Tasimeter của Edison
    Nguyên lý hoạt động của chiếc Tasimeter
    Nguyên lý hoạt động của chiếc Tasimeter
  8. Edison được biết đến là người thông minh, luôn mang trong mình sự sáng tạo để cống hiến, do vậy, khi gặp bất cứ sự bất tiện nào thì ông đều tìm tòi ra thiết bị để khắc phục nó. Chính vì lý do đó, khi tới Boston vào năm 1868, ông bắt đầu cho ra các phát minh của mình. Sáng chế về máy đếm phiếu điện tử là bằng sáng chế đầu tiên của Edison khi ông mới 22 tuổi.


    Vật dụng này được phát minh chuyên dụng cho các cơ quan lập pháp và hệ thống bầu cử, chẳng hạn như Quốc hội Hoa Kỳ, giúp ghi lại những phiếu bầu của họ một cách kịp thời hơn so với hệ thống cũ. Đó là một thiết bị được kết nối trực tiếp với bàn làm việc cá nhân của những người bỏ phiếu. Tại bàn làm việc, trên những thanh kim loại chia làm 2 cột “có” và không. Các nhà lập pháp sẽ di chuyển để thiết bị chỉ ra là "có" hoặc "không" sau đó thông tin được gửi tới nơi tổng kết kết quả. Sau khi bình chọn được hoàn thành, người kiểm phiếu sẽ đặt một mảnh giấy hóa học trên đầu trang của các loại kim loại và chạy một con lăn kim loại trên nó. Kết quả sẽ được hiện lên trên giấy, bánh xe theo dõi tổng số phiếu bầu và lập bảng kết quả. Mặc dù đã nỗ lực nghiên cứu nhưng khi sản phẩm của ông được gửi đến Quốc Hội thì lại bị từ chối bởi Quốc hội không muốn có một thiết bị mất nhiều thời gian và công đoạn như vậy nên chiếc máy này đã bị bỏ rơi vào quên lãng của thời gian.

    Cấu tạo khá cồng kềnh của sản phẩm đầu tay của Edion- máy đếm phiếu
    Cấu tạo khá cồng kềnh của sản phẩm đầu tay của Edion- máy đếm phiếu
    Thomas Edison
    Thomas Edison
  9. Trong khi phát micro nút Carbon của mình, Edison đã có ý tưởng tạo ra một cỗ máy có thể ghi và phát lại tin nhắn điện thoại. Ý niệm đó khiến ông tưởng tượng mình có thể ghi âm không chỉ giọng nói mà cả âm nhạc và các âm thanh khác, bằng cách sử dụng âm thanh để rung màng loa và đẩy một cây bút tạo ra vết lõm trên một hình trụ được phủ bằng giấy sáp được quay bằng tay quay.


    Vào cuối năm 1877, ông đã nhờ một thợ máy chế tạo thiết bị, sử dụng giấy thiếc thay cho sáp và Edison đã ghi lại vần điệu, tạo ra máy ghi âm. Năm sau, ông được cấp bằng sáng chế cho thiết kế, bao gồm một cây kim nhẹ hơn để tìm các lùm cây và truyền rung động đến một màng loa thứ hai, tái tạo giọng nói của con người.

    Thomas Edison với máy ghi âm của mình
    Thomas Edison với máy ghi âm của mình
    Thomas Edison
    Thomas Edison
  10. Alexander Graham Bell được xem là người phát minh ra điện thoại, khi ông đã đăng ký bằng sáng chế cho thiết bị này vào năm 1876. Tuy nhiên, Edison với sở trường chế tạo dựa trên các sáng kiến của người khác đã cải tiến thiết bị điện thoại của Bell và giúp nó trở thành một công cụ liên lạc quan trọng hơn. Ông đã phát triển một loại điện thoại carbon mới, cải tiến hệ thống truyền tải âm thanh và giúp nó trở thành một công cụ quan trọng trong việc liên lạc từ xa.


    Trước đó, máy điện thoại của Alexander Graham Bell bị giới hạn bởi khoảng cách giữa các điện thoại. Edison đã đưa ra ý tưởng sử dụng pin để cung cấp dòng điện trên đường dây điện thoại và sử dụng carbon để thay đổi điện trở, từ đó kiểm soát sức mạnh của dòng điện. Ông đã thiết kế một máy phát sử dụng một mảnh chao đèn nhỏ (một loại carbon đen được làm từ bồ hóng) được đặt phía sau màng chắn. Khi ai đó nói vào điện thoại, sóng âm thanh di chuyển tới màng loa và tạo áp lực lên cột đèn thay đổi. Edison sau đó đã thay thế chao đèn bằng các hạt làm từ than đá và thiết kế này đã được sử dụng cho đến những năm 1980.

    Mặt cắt ngang của máy Micro nút Carbon
    Mặt cắt ngang của máy Micro nút Carbon
    Thomas Edison
    Thomas Edison




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy