Top 20 Địa điểm hấp dẫn du khách của vùng đất An Giang
Vẻ đẹp của An Giang dịu dàng, quyến rũ dễ làm say đắm lòng người khi đến đây. Những cánh đồng thẳng cánh cò bay, những vựa lúa xanh mơn mởn xen vào đó là bóng ... xem thêm...dáng những cây thốt nốt đặc trưng của vùng đất An Giang. Toplist mời bạn cùng đến chiêm ngưỡng những khung cảnh tuyệt vời về An Giang và khám phá cuộc sống bình dị nơi đây nhé!
-
Rừng tràm Trà Sư
Rừng tràm Trà Sư là khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng Tây sông Hậu, là nơi sinh sống của nhiều loài động vật và thực vật thuộc hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam. Nằm bên ngã ba của sông Châu Đốc và sông Hậu, là trung tâm du lịch nổi tiếng của An Giang nói riêng và của vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Với hệ sinh thái đa dạng cùng vẻ đẹp ấn tượng của thiên nhiên ban tặng, rừng tràm Trà Sư được ví như "con đường nước" và đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn thu hút nhiều du khách.
Với diện tích 845 ha, phần lớn loài cây ở rừng tràm Trà Sư là tràm (trên 10 tuổi, cao 5 - 8 m). Ngoài ra, đây còn là nơi sinh sống nhiều loài động vật và thực vật. Ở đây hiện có 70 loài chim thuộc 13 bộ và 31 họ, trong đó có 2 loài chim quý hiếm đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam là giang sen và điên điển phương Đông. 11 loài thú thuộc 4 bộ và 6 họ, các bộ có số loài nhiều nhất là gặm nhấm (4 loài) và dơi (15 loài), trong đó có loài dơi chó tai ngắn quý hiếm cũng đã được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam, 25 loài bò sát và ếch nhái, gồm 2 bộ, 10 họ, trong đó có cả rắn hổ mang, rắn cạp nong, 10 loài cá xuất hiện quanh năm và 13 loài chỉ xuất hiện vào mùa lũ. Không chỉ phong phú về động vật, rừng tràm Trà Sư còn là nơi tụ họp của 140 loài thực vật thuộc 52 họ và 102 chi, trong đó có 22 loài cây gỗ, 25 loài cây bụi, 10 loài dây leo, 70 loài cỏ, 13 loài thủy sinh, 11 loài sinh cảnh, 78 loài cây thuốc và 22 loài cây cảnh...
THÔNG TIN CHI TIẾT:
Địa chỉ: Xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên và một phần xã Ô Long Vỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
Điện thoại: 0296 6512 299
Fanpage: https://www.facebook.com/kdlrungtramtrasu/
Website: https://www.trasu.vn/
Giờ mở cửa: 7:00 - 17:30
-
Những cánh đồng thốt nốt
Thốt nốt hay thốt lốt là loài thực vật thuộc họ Cau, bản địa của Nam Á và Đông Nam Á, phân bố từ Indonesia đến Pakistan. Thốt nốt trông xa giống như cọ nhưng có quả ngọt và là loài cây đặc trưng của vùng đất An Giang. Thốt nốt trở thành hình ảnh quen thuộc của những người con khi xa xứ. Quả thốt nốt cho những ly nước mát lành vào ngày nắng nóng. Có thể nói, đối với người dân An Giang khi nhìn thấy cây thốt nốt nghĩa là họ đã về đến nhà.
Từ bao đời nay, cây thốt nốt gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của người An Giang. Lá thốt nốt được dùng để lợp nhà, làm chất đốt. Thân cây có thể làm cột nhà, bàn ghế… Trái thốt nốt là nguyên liệu làm nên những món ăn dân dã, đặc sản xứ An Giang như cơm (cùi) thốt nốt, nước thốt nốt tươi (hoặc lên men), đường tán, chè, bánh gói, bánh bò… Có một điều chắc ít người biết tới, thực chất loài cây này sơ khai được gọi là thốt lốt. Đến nơi này, bạn sẽ có cảm giác thật đặc biệt và khác lạ. Những hàng cây vươn mình tỏa bóng trên cánh đồng cỏ cháy, khô khốc và đầy bụi dường như đã trở thành một hình ảnh quen thuộc, gắn bó với cuộc đời của mỗi người con sinh ra trên mảnh đất này.
THÔNG TIN CHI TIẾT:
Địa chỉ: Huyện Tịnh Biên và huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Mở cửa: 7:20 - 22:00
-
Chùa Tây An
Chùa Tây An còn được gọi là Chùa Tây An Núi Sam, là một ngôi chùa Phật giáo tọa lạc tại ngã ba, dưới chân núi Sam (nay thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang). Ngôi chùa này đã được Bộ Văn hóa xếp hạng là di tích "kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia" vào ngày 10 tháng 07 năm 1980 và đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam chính thức công nhận đây là "ngôi chùa có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc đầu tiên tại Việt Nam".
Chùa Tây An tọa lạc trên nền cao, thoáng rộng, trong khuôn viên có diện tích 15.000m2. Phía sau có núi Sam như bức bình phong nổi bật lên với màu xanh thẫm. Điểm ấn tượng nhất của chùa là mặt chính với ba ngôi cổ lầu nóc tròn hình củ hành, màu sắc sặc sỡ nhưng hài hòa. Trong chính điện có khoảng 150 pho tượng lớn nhỏ như tượng Phật, Bồ tát, La hán, Bát bộ kim cang, Ngọc hoàng, Huỳnh đế, Thần nông... Đa số tượng đều làm bằng danh mộc, chạm trổ công phu và mỹ thuật, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc Việt Nam vào thế kỷ 19. Ngoài ra chùa còn có nhiều hoành phi và câu đối, màu sắc rực rỡ.
THÔNG TIN CHI TIẾT:
Địa chỉ: Phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
Giờ mở cửa: 6:00 - 19:00
-
Chợ Tịnh Biên
Tịnh Biên là một trong những cửa khẩu giáp biên giới với Campuchia, thuộc huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Chợ Tịnh Biên là một trung tâm thương mại, dịch vụ, đầu mối giao thông quan trọng của vùng biên giới Tây Nam. Tại đây có một trung tâm mua sắm sầm uất, tuy không sang trọng nhưng giá khá rẻ và đầy đủ các mặt hàng gia dụng. Ở chợ biên giới Tịnh Biên, món hàng hấp dẫn nhiều khách xem, trầm trồ nhất là đồng hồ. Có rất nhiều kiểu dáng đồng hồ nam, nữ rất đẹp và hiện đại do Thái Lan và Trung Quốc sản xuất.
Đặc sản ở chợ Tịnh Biên Châu Đốc là những loại côn trùng khác nhau. Dường như những món ăn mà không phải ai cũng có thể ăn được. Nhưng ăn rồi sẽ mê mẩn vô cùng với cái đặc trưng của nó. Những loại món ăn côn trùng ở đây được bày bán nhiều gian hàng chợ như tắc kè, bìm bịp, bò cạp, rắn mối, rết, nhền nhện… Đặc biệt thỉnh thoảng có nhiều loại rắn độc khá hiếm như rắn hổ, rắn đuôi chuông… cùng các loại hàng khác được bày bán trong khu chợ.
THÔNG TIN CHI TIẾT:
Địa chỉ: Số 350, Khóm Xuân Hòa, thị trấn Tịnh Biên, Huyện Tịnh Biên, An Giang.
Fanpage: https://www.facebook.com/groups/537223404114282
Giờ mở cửa: 5:00 - 6:30
-
Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam
Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam tọa lạc nơi chân núi Sam, trước thuộc xã Vĩnh Tế, nay thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, Việt Nam. Đây là một di tích (lịch sử, kiến trúc và tâm linh) quan trọng của tỉnh và của khu vực. Việc thờ cúng Bà Chúa Xứ được xem là trong tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam. Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được tổ chức trang trọng từ ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch hàng năm, và được Bộ Văn hóa Thông tin và Tổng cục Du lịch Việt Nam công nhận là Lễ hội cấp Quốc gia từ năm 2001.
Ban đầu miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam được cất đơn sơ bằng tre lá, nằm trên vùng đất trũng phía tây bắc núi Sam, lưng quay về vách núi, chính điện nhìn ra con đường và cánh đồng làng. Năm 1870, ngôi miếu được xây dựng lại bằng gạch hồ ô dước. Năm 1962, ngôi miếu được tu sửa khang trang bằng đá miểng và lợp ngói âm dương. Năm 1965, Hội quý tế cho xây nới rộng nhà khách và làm hàng rào nhà chính điện của ngôi miếu. Năm 1972, ngôi miếu được tái thiết lớn và hoàn thành vào năm 1976, tạo nên dáng vẻ như hiện nay.
Các hoa văn ở cổ lầu chính điện, thể hiện đậm nét nghệ thuật Ấn Độ. Phía trên cao, các tượng thần khỏe mạnh, đẹp đẽ giăng tay đỡ những đầu kèo. Các khung bao, cánh cửa đều được chạm trổ, khắc, lộng tinh xảo và nhiều liễn đối, hoành phi ở nơi đây cũng rực rỡ vàng son. Đặc biệt, bức tường phía sau tượng Bà, bốn cây cột cổ lầu trước chính điện gần như được giữ nguyên như cũ và giờ đây, miếu Bà Chúa xứ được xem là một trong những ngôi miếu lớn nhất Việt Nam.
THÔNG TIN CHI TIẾT:
Địa chỉ: Phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.
-
Thánh đường Mubarak
Thánh đường Mubarak tọa lạc trên một khu đất rộng, bên bờ Châu Giang, thuộc ấp Châu Giang, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang (trước đây là xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang). Người địa phương thường gọi nôm na các thánh đường Hồi giáo ở đây là chùa. Từ bến phà Châu Giang, bạn rẽ tay trái là có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của công trình này. Thánh đường được xây dựng khá sớm, từ năm 1750 bằng gỗ lợp lá. Tính đến nay, thánh đường đã trải qua 4 lần xây dựng và sửa chữa lớn. Lần xây dựng gần nhất vào năm 1965, theo phong cách kiến trúc các kiểu thánh đường ở các nước Trung Đông. Thoạt nhìn, thánh đường Mubarak mang đến cảm giác choáng ngợp vì vẻ lộng lẫy và những họa tiết lạ mắt nhưng không kém phần tinh tế.
Thánh đường Mubarak được thiết kế theo dạng 1 tòa nhà rộng, có những dãy hành lang dài thẳng tắp, với gam màu chủ đạo là xanh và trắng. Bên trên dọc theo hành lang là những bức tường được trang trí các họa tiết cùng với những dòng chữ Chăm được trích từ kinh thánh Qur’an. Mubarak được xem là một thánh đường có lối kiến trúc tiêu biểu của cộng đồng làng Chăm Châu Giang. Kiến trúc công trình thể hiện đường nét riêng, mang đậm văn hóa Hồi giáo nói chung và văn hóa của người Chăm ở Nam bộ nói riêng.
THÔNG TIN CHI TIẾT:
Địa chỉ: ấp Châu Giang, xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
-
Núi Sam
Nằm cách mặt nước biển 284m, núi Sam là một trong những địa điểm du lịch ở An Giang nổi tiếng. Tại đây có đến 200 ngôi đền, chùa, am, miếu nằm rải rác từ chân núi, sườn núi cho tới tạn trên đỉnh. Trong đó nổi tiếng linh thiêng nhất chính là chùa Bà Chúa Xứ, vào mùa lễ hội có rất nhiều du khách khắp cả nước đã tìm về đây hành hương, cúng viếng cầu bình an. Ngoài tên gọi là núi Sam, ngọn núi này được nhiều người biết tới với những tên khác như Vĩnh Tế Sơn hay Ngọc Lãnh Sơn. Núi thuộc địa phận xã Vĩnh Tế, nay là phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, Việt Nam. Đặc biệt, với những người yêu du lịch An Giang đều biết tới “Thất Núi” nhưng núi Sam lại không nằm trong dãy Thất Sơn này.
Với khung cảnh núi rừng rợp mát cây xanh, du khách không chỉ được tận hưởng một bầu không khí trong lành, yên tĩnh mà còn lưu lại những bức ảnh tuyệt đẹp. Đứng từ trên đỉnh núi Sam, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh Châu Đốc và kênh Vĩnh Tế thu gọn trong tầm mắt. Nhìn từ xa, ngọn núi có dáng dấp giống như một con Sam đang nằm trải mình giữa cánh đồng trải rộng mênh mông. Đặc biệt, nhằm phục vụ các nhu cầu của khách du lịch nên đã hình thành khu du lịch núi Sam. Không chỉ sở hữu những cảnh quan hữu tình mà còn có rất nhiều những di tích có kiến trúc, văn hóa đẹp mắt đã khắc sâu vào tâm linh người dân An Giang.
THÔNG TIN CHI TIẾT:
Địa chỉ: Thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.
-
Chợ mắm Châu Đốc
Khi về Châu Đốc, bạn nên tới thăm khu chợ nổi tiếng với các loại mắm, khô cá, bánh, hoa quả... Đặc trưng của miền Tây. Có lẽ mắm chính là biểu tượng cho sự trù phú của tôm cá miền Tây, khi bắt được nhiều quá người dân đã sáng tạo ra cách lưu trữ dùng dài lâu. Không biết từ bao giờ, mắm đã trở thành món ăn không thể thiếu của người dân vùng Tây Nam Bộ. Đã là dân miền Tây thì hầu như đều biết dùng mắm và thích các món ăn được chế biến từ mắm. Có rất nhiều tỉnh ở khu vực miền Tây có mắm nhưng mắm Châu Đốc là nơi sản xuất mắm ngon nhất. Và chợ Châu Đốc nằm ở phường Châu Phú A, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, là điểm đến du khách không nên bỏ qua trong hành trình miền Tây Nam Bộ. Chợ có nhiều mặt hàng phong phú, họp từ sáng sớm tới tầm trưa.
Chỉ cần bước chân vào khu chợ, bạn sẽ nhận được sự mời chào đầy niềm nở, đậm chất miền Tây của các chủ sạp. Được gọi là “vương quốc mắm” bởi khu chợ này có đầy đủ các loại mắm. Chỉ cần bước chân vào khu chợ, bạn sẽ nhận được sự mời chào đầy niềm nở, đậm chất miền Tây của các chủ sạp. Được gọi là “vương quốc mắm” bởi khu chợ này có đầy đủ các loại mắm.
THÔNG TIN CHI TIẾT:
Địa chỉ: Phường Châu Phú A, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.
-
Hồ Soài So
Hồ Soài So nằm ở sườn núi Cô Tô là nơi sở hữu vẻ đẹp hoang sơ với mây xanh nước biếc làm say lòng bao du khách ghé thăm. Hồ Soài So là một phần của vùng Tứ giác Long Xuyên, An Giang. Không chỉ là một hồ nước nhân tạo lớn nhất xứ sở Bảy Núi, nơi đây còn hấp dẫn du khách với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp và độc đáo.
Khi đến du lịch An Giang du khách có thể tìm đến tham quan những địa điểm du lịch nổi tiếng và quen thuộc như Cù Lao Giêng, khu du lịch núi Sập, núi Cấm… nhưng đừng quên ghé hồ Soài So An Giang nhé. Vì đây là địa điểm mới được khai thác du lịch, vừa là vùng đất mới lạ lại có cảnh quan tươi đẹp và khí hậu trong lành nên thu hút được khá nhiều khách du lịch đến đây khám phá.Hồ Soài So rộng khoảng 5ha với dung tích nước khoảng 400 ngàn mét khối từ dòng suối Bạc trên cao đổ xuống. Hồ Soài So An Giang độc đáo ở chỗ vừa là điểm du lịch hấp dẫn vừa là nguồn cung cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu trong vùng. Tuy là hồ nước nhân tạo nhưng cũng như Hồ Tà Pạ Tri Tôn hay hồ Thanh Long trên núi Thiên Cấm, Tịnh Biên, hồ Soài So vẫn sở hữu cho mình những nét đẹp thiên nhiên đầy thơ mộng làm say lòng người, phong cảnh lại đậm nét hữu tình.
THÔNG TIN CHI TIẾT:Địa chỉ: Xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
-
Chùa Vạn Linh
Chùa Vạn Linh tọa lạc ở độ cao 535m so với mặt nước biển trên núi Cấm, dưới chân Vồ Bồ Hông (cao trên 700m), bên hồ Thủy Liêm (có sức chứa 60.000m³ nước), nay thuộc địa phận ấp Vồ Đầu, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Đây là một danh lam và là một danh thắng, được nhiều người đến chiêm bái và thăm viếng. Chùa Vạn Linh nằm trên một sườn núi thoai thoải, có hoa kiểng tươi tốt quanh năm, tạo nên một phong cảnh vừa thơ vừa thiền. Công trình được thiết kế theo lối kiến trúc cổ truyền của chùa chiền phương Đông. Phía trước tiền đường là ba ngôi tháp uy nghi:
- Ở giữa là Bảo các Quan Âm gồm 9 tầng, cao 35m. Ngoài tầng trên cùng thờ Xá lợi Phật, các tầng còn lại thờ các vị Phật và tầng trệt đặt tượng Bồ Tát Quan Thế Âm.
- Bên phải là Tháp Hòa thượng khai sơn Thích Thiện Quang, cao 3 tầng. Tầng giữa là nơi an trí di cốt của Hòa thượng được đưa về từ chùa Huệ Nghiệm ở An Dưỡng Địa (Thành phố Hồ Chí Minh).
- Bên trái là Tháp chuông hình bát giác, gồm 2 tầng: Tầng trệt có tượng Phật Quan Âm thiên thủ thiên nhãn và treo quả đại hồng chung nặng 1,2 tấn, tầng trên thờ Phật A-di-đà.
Phần Chánh điện là một tòa nhà rộng lớn. Điện Phật được bày trí tôn nghiêm. Chính giữa tôn trí bảo tượng đức Phật Thích Ca thiền định. Tượng bằng đá nguyên khối, nặng 2 tấn. Hai bên tượng đức Phật đặt hai phù điêu Bồ Tát Quan Thế Âm và Bồ Tát Địa Tạng. Ngoài ra, trong khuôn viên còn có một số công trình khác, như Niệm Phật đường (rộng lớn, xinh đẹp, tọa lạc ở vị trí cao nhất phía bên phải Chính điện), nhà cho chư tăng tu học, nhà khách, trai đường, nhà bếp...
THÔNG TIN CHI TIẾT:
Địa chỉ: Xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
-
Hồ Latina
Đây là địa điểm đang được giới trẻ săn lùng nhiều nhất ở An Giang. Hồ Latina là nơi “sống ảo” cực chất, hãy tới nơi đây để có những bức hình “nghìn like” nhé. Hồ Latina nằm giữa địa phận Tri Tôn, Tịnh Biên của tỉnh An Giang, đây là hồ nước nhỏ dưới chân núi Cấm và còn có tên gọi là hồ Đá. Tuy nhiên đường tới đây khá vắng vẻ nên tốt nhất là du khách nên đi theo nhóm.
Hồ có diện tích khá nhỏ, phía xung quanh là rất nhiều phiến đá bạc với đủ kích thước và hình thù, du khách có thể ngồi trên phiến đá và thả chân đùa giỡn cùng dòng nước mát rượi. Nước trong hồ khá là trong, có thể nhìn thấy tận đáy. Đây là background cực ảo vẫn xuất hiện trong những shoot hình cực chất của các thánh “sống ảo”. Hồ Latina nằm cạnh một con đường dẫn lên núi Cấm, kế bên là một cánh đồng lúa vàng, xa xa là những bụi cây hoa dại đủ màu sắc và những mỏm đá mấp mô. Tới nơi đây, hòa mình vào thiên nhiên cỏ cây hoang vu, bạn sẽ quên hết bao mệt mỏi, lo lắng đè nén bản thân bấy lâu, chưa kể còn có thể “sống ảo” để có những bức hình tuyệt đẹp. Còn gì tuyệt vời hơn được cuối tuần cùng bạn bè vui chơi tại một nơi không quá xa như vậy nữa.
THÔNG TIN CHI TIẾT:
Địa chỉ: Xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
-
Khu Di Chỉ Óc Eo
Khu di chỉ Óc Eo thuộc vùng núi Sập - Ba Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Đây là một khu di tích cổ rộng lớn, gắn liền với vết tích vật chất của vương quốc Phù Nam, một quốc gia hùng mạnh trong lịch sử Đông Nam Á, xuất hiện cách đây khoảng 2.000 năm. Đến với khu di chỉ Óc Eo du khách sẽ có cơ hội tham quan, tìm hiểu và khám phá về nền văn minh cổ xưa. Rất nhiều du khách đi Tour du lịch miền Tây có hành trình về An Giang đã dành thời gian để ghé thăm khu di chỉ Óc Eo.
Văn hóa Óc Eo hình thành và phát triển mạnh ở khu vực đồng bằng Nam Bộ trong khoảng 10 thế kỷ đầu Công Nguyên. Theo tìm hiểu của Viet Fun Travel, vào khoảng đầu Công Nguyên, Óc Eo là một cửa biển thông qua vịnh Thái Lan. Khu vực này nằm trên trục đường thương mại hàng hải giữa một bên là bán đảo Mã Lai và Ấn Độ, một bên là sông Mê Kông và Trung Quốc. Do đó, Óc Eo trở thành một địa điểm trung chuyển khá thuận lợi giữa các khu vực.
Dù là du lịch An Giang mùa nào thì du khách cũng nên dành thời gian để ghé thăm khu di chỉ Óc Eo. Đây là khu di tích mang giá trị lịch sử to lớn thu hút đông đảo du khách, các nhà nghiên cứu, các nhà khảo cổ đến tham quan, tìm hiểu. Vào thập niên 1920, nhà khảo cổ học người Pháp tên là Louis Malleret đã dùng không ảnh (chụp hình từ trên không) chụp miền Nam Việt Nam. Khi chụp ảnh, Malleret đã phát hiện ra khu vực quanh chân núi Ba Thê có nhiều khả năng ẩn chứa các di chỉ của một nền văn hóa cổ.
Tên gọi “Óc Eo” ban đầu dùng để chỉ cấu trúc hình chữ nhật trong khu vực nhưng sau đó Malleret dùng để chỉ toàn bộ khu vực. Các nghiên cứu khảo cổ sau này cho thấy không gian của văn hóa Óc Eo có thể tìm thấy ở nhiều ở các khu vực như Núi Sam, Lò Mo (An Giang). Nền Chùa, Cạnh Đền, Mốp Văn… (Kiên Giang), Gò Tháp (Đồng Tháp).THÔNG TIN CHI TIẾT:
Địa chỉ: Thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
-
Làng Văn Hóa Người Chăm
Cách trung tâm thành phố Châu Đốc theo hướng Bắc về phía đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long của xã Châu Phong, Thị xã Tân Châu (nơi gặp nhau của hai nhánh sông Tiền sông Hậu chảy vào đất Việt và là nơi giáp ranh của hai thị xã Tân Châu và Châu Đốc). Làng Chăm Châu Giang là một trong những làng Chăm nổi tiếng ở An Giang về nét sinh hoạt tập quán cũng như tín ngưỡng Hồi giáo trong đời sống văn hóa tinh thần. Đặc biệt, làng Chăm là nơi lưu giữ nét phong tục, tập quán truyền thống đặc sắc theo kiểu nhà sàn tại miền sông nước.
Không khác gì mấy với những làng Chăm khác như An Khánh, An Bình, Sa Bâu, Châu Phong hay Đa Phước. Làng Chăm Châu Giang là nơi diễn ra nhiều hoạt động phong phú trong nét sinh hoạt, tập quán, tín ngưỡng Hồi giáo trong đời sống văn hóa tinh thần. Tuy nhiên, xét trên phương diện tổng thể thì làng Chăm Châu Giang có phần nổi trội hơn do còn lưu giữ nhiều nét sinh hoạt trong phong tục tập quán dưới bóng thánh đường. Đặc biệt là sức cuốn hút hấp dẫn dẫn bởi lối kiến trúc nhà sàn vô cùng độc đáo và quyến rũ giữa lòng châu thổ. Chính vì vậy mà làng Chăm Châu Giang là nơi được các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ chọn làm cảm hứng sáng tác trong văn học, nghệ thuật.
THÔNG TIN CHI TIẾT:
Địa chỉ: Xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
-
Chùa Long Sơn
Chùa Long Sơn nằm trên đường lên đỉnh Núi Sam. Chùa có kiến trúc cổ kính và khuôn viên thoáng mát với nhiều tượng Phật, bồ tát uy nghi, tự tại như đang nhìn bao quát thế gian. Thỉnh thoảng tiếng chuông chùa ngân vọng giữa núi rừng hoang sơ, tĩnh mịch khiến lòng khách du lâng lâng như thoát tục.
Đặc biệt phía sau chùa có thể nhìn ra toàn cảnh cánh đồng lúa và thành phố bên dưới rất thơ mộng, nhất là vào lúc hoàng hôn. Cảm giác thanh tịnh đứng dưới mái chùa phóng tầm mắt ra không gian xanh mướt xung quanh sẽ khiến nhiều bạn không muốn rời bước.
Chùa Long Sơn Núi Sam là địa điểm du lịch tín ngưỡng sở hữu phong cách kiến trúc đậm chất hoài cổ, bình dị và trầm mặc. Tọa lạc trên đỉnh của ngọn núi Sam thơ mộng và bình yên, điểm dừng chân này là nơi thích hợp để bạn có thể hít thở bầu không khí trong lành, mát mẻ, thoáng đãng và tận hưởng cơn gió phảng phất đầy dịu êm. Chùa Long Sơn đích thị là điểm đến lý tưởng khi đến An Giang!THÔNG TIN CHI TIẾT:
Địa chỉ: Phường Vĩnh Phước, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.
-
Núi Cô Tô
Núi Cô Tô cao 614m, dài 5.800m, rộng 3.700m. Vì ở một vùng bán sơn địa và vì do cấu tạo địa chất đặc biệt, nên nhiều nơi bên trong núi là một hệ thống hang động ngầm như tổ ong lớn, rất kiên cố và vững chắc. Vì vậy, khu vực núi Tô có nhiều điểm đáng tham quan. Nổi bật trên núi Cô Tô có đồi Tức Dụp hay Tức Chóp (tiếng Khmer) có nghĩa nước quanh năm. Đồi nằm ở sườn phía Tây núi Cô Tô, cách thị trấn Tri Tôn khoảng 18km. Trước năm 1975, ngọn đồi được nhiều báo chí gọi là ngọn đồi "Hai triệu đô la" do số bom đạn của Mỹ dội xuống đây được tính ra đồng đô la Mỹ.
Đây là căn cứ địa dùng để chống Mỹ của một số quân và dân tỉnh An Giang. Nhờ nơi này, trập trùng đá với những lối đi quanh co lúc rộng, lúc hẹp, lúc cheo leo và bên trong là những hang động rộng lớn mà khi xưa được dùng làm hang Tuyên huấn của Tỉnh ủy An Giang, kho vũ khí, nơi ăn ở, trạm xá và hội trường có sức chứa lên đến khoảng 150 người.
Núi Cô Tô là một nơi ngắm hoàng hôn lý tưởng, từ đây bạn có thể phóng tầm mắt bao quát toàn cảnh huyện Tri Tôn hay một vùng đất giáp biên giới Campuchia của An Giang, với nhiều núi đồi, đồng lúa cũng như những mảnh ruộng của người Khmer sinh sống tại đây.
Núi Cô Tô không có một địa chỉ chính xác trên bản đồ như những chung cư hay hàng quán. Tuy nhiên, bạn đừng lo rằng không tìm được, xét về kích cỡ khổng lồ của chúng thì nhìn từ xa thôi cũng đủ để thấy rồi. Để dễ dàng hơn, bắt đầu từ hướng Long Xuyên khách có thể đi theo đường tỉnh lộ 943 xuôi về thị trấn Núi Sập. Từ đây hỏi đường đến núi Cô Tô sẽ rất dễ dàng. Hoặc bạn cũng có thể đi con đường khác. Rất nhiều hướng đều dẫn tới núi, tuy nhiên với tỉnh lộ 943 thì khách sẽ được tận hưởng nhiều trải nghiệm thú vị hơn.
Nằm giữa những cánh đồng bao la, bát ngát, ngọn núi Cô Tô khoác trên mình vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ say đắm lòng người. Là nơi check-in lý tưởng không thể bỏ qua!THÔNG TIN CHI TIẾT:
Địa chỉ: Xã Cô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
-
Hồ Tà Pạ
Hồ Tà Pạ chắc là địa điểm đến không còn quá xa lạ với mọi người. Nơi đây được ví như chốn bồng lai tiên cảnh.
Hồ Tà Pạ thuộc địa phận xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Nơi đây nổi tiếng với hồ nước trong xanh ngắt có thể nhìn xuống được đáy. Xung quanh hồ thì được bao bọc bởi những ngọn núi cao hùng vĩ, tạo nên một không gian lãng mạng, nên thơ và hữu tình. Ngoài ra, các bạn có thể tham quan chùa Tà Pạ và cánh đồng Tà Pạ ở ngay gần hồ. Một địa điểm tham quan thú vị tại An Giang – “Tuyệt tình cốc” của miền Tây.
Đến với Tà Pạ, các bạn sẽ được tận hưởng những không gian tuyệt vời từ con đường dẫn lên hồ, nó được bao quanh bởi những cánh đồng cỏ xanh vàng, những tảng đá nhấp nhô bạc trắng, những bụi cỏ lau rì rào trước gió, thấp thoáng là những chú bò đang chăm chỉ kiếm ăn. Tất cả khiến bạn như đang lạc vào một bức họa về một vùng quê thanh bình.Để đến được đây, bạn nên di chuyển bằng xe máy để tiện ngắm cảnh và bao quát mọi cung đường. Đến tham quan hồ Tà Pạ bạn nên lưu ý cẩn thận khi xuống hồ tắm vì nước có thể sâu hoặc quá lạnh sẽ làm bạn bị chuột rút khi xuống nước. Tốt nhất nên mang áo phao khi xuống nước.
Vẻ đẹp nơi đây chắc chắn sẽ khiến mọi người bất ngờ và quay lại 1 lần nửa!!
THÔNG TIN CHI TIẾT:Địa chỉ: Núi Tô, Tri Tôn, An Giang
Giờ mở cửa: 6:00 - 17:00
-
Hồ Ô Thum
Hồ Ô Thum nằm cách thành phố Long Xuyên khoảng 63km. Hồ nước này nằm trên đoạn đường 15, đoạn đường tỉnh DT15 nối vào. Đặc biệt, Ô Thum kết nối với đồi Tức Dụp, cây thốt nốt Trái Tim và cùng đường đi hồ Tà Pạ. Hồ nước đẹp ở An Giang này nằm về hướng Tây của núi Cô Tô. Để đến được đây, du khách có thể xuất phát từ trung tâm thị trấn Tri Tôn theo tuyến đường Nguyễn Trãi, vòng quanh chân núi về xã Ô Lâm. Tại đây, bạn sẽ bắt gặp Khu du lịch đồi Tức Dụp. Qua khỏi khu du lịch 500 mét gặp ngã 3, rẽ trái thêm 2km là đến được hồ nước đẹp này.
Đến thăm hồ Ô Thum, bạn sẽ được hòa mình và tan vào bức tranh thiên nhiên trong lành, hoang sơ của nơi này. Cảnh vật nơi đây tuy không đẹp mãn nhãn, không quá ngọt ngào nhưng vừa đủ sự bình yên để du khách tìm lại những giây phút thư giãn. Người dân địa phương chia sẻ rằng hồ Ô Thum đẹp nhất khi vào mùa mưa. Lúc này, nước trong hồ dâng cao, tràn lên cả bờ kè càng làm cho cảnh sắc thêm phần thơ mộng. Đến đây, du khách còn có thể trải nghiệm chèo thuyền khám phá hồ, tận hưởng những phút giây thực sự bình yên, thoải mái.
Không dừng lại ở vẻ đẹp đó, khách du lịch chắc chắn sẽ còn bị thu hút bởi món gà đốt lá chúc thơm ngon, hấp dẫn. Hãy thử nghiệm địa điểm này để trải nghiệm ngay nhé!THÔNG TIN CHI TIẾT:
Địa chỉ: Hồ Thum, Ô, Tri Tôn, An Giang
Giờ mở cửa: Cả ngày
-
Chùa Huỳnh Đạo
Chùa Huỳnh Đạo được xây dựng năm 1928, đến năm 1962, ông Ngô Văn Dư đã cho xây dựng ngôi chùa kiên cố đặt tên Thiên Khai Huỳnh Đạo tại số 105 đường Thủ Khoa Nghĩa, thị xã Châu Đốc. Năm 1996, Thượng toạ trụ trì Thích Tôn Trấn đã cho dời chùa đến khu đất rộng 12 hecta thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc ngày nay xây dựng mới và hoàn thành vào năm 2018.
Chánh điện của chùa rất to rộng, khang trang với hồ sen rộng, mùa hè trổ hoa thơm ngát. Trên mặt hồ sen có hình ảnh chín con rồng lớn đầy uy lực biểu tượng cho vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trên hồ còn có nhà thủy tạ làm cho khung cảnh thêm phần thơ mộng. Trong khuôn viên rộng đến 3.000 m2 là hơn 50 bức tượng Phật bằng đá trắng tinh trong nhiều tư thế và trang phục khác nhau, tạo thêm sự uy nghi của ngôi chùa. Trong đó, tượng Phật bà Quan âm trong tư thế ngồi thiền cao trên 30 mét tạo nên một điểm nhấn rất ấn tượng trong lòng du khách.
Nếu muốn khám phá trọn vẹn hết ngôi chùa, bạn nên đi vào buổi sáng sớm. Thời điểm này nắng đẹp bạn có thể chụp được nhiều tấm hình ấn tượng. Tuy nhiên, về đêm chùa lại có một vẻ đẹp lung linh riêng. Hãy đến và trải nghiệm!
THÔNG TIN CHI TIẾT:Địa chỉ: Vĩnh Đông 2, Quốc lộ 91, Tân Lộ Kiều Lương, P. Núi Sam, Châu Đốc, An Giang
Giờ mở cửa: Cả ngày
-
Thiền Viện Trúc Lâm
Gọi điệnThiền viện Trúc Lâm được khởi công xây dựng vào năm 2017 với 2 khu vực chính là khu nội diện và khu ngoại diện. Khu vực ngoại diện bao gồm các hạng mục như chánh điện, hội trường, thiền đường. Bên cạnh đó, khu này còn có cả cổng tam quan, chay đường, lầu chuông cùng nhiều công trình khác.
Thiền viện Trúc Lâm được xây theo lối kiến trúc Phật giáo giao thoa với nét kiến trúc đặc trưng của các triều đại Việt Nam. Khuôn viên của thiền viện này được đánh giá là khá rộng rãi, thoáng mát và toát lên vẻ uy nghiêm với phần gạch ngói đỏ cam. Khi đi vào chính điện, bạn sẽ được nhìn ngắm sàn lát gạch màu đỏ, cột gỗ được chạm trổ tinh tế. Đặc biệt, khi đi vào từ cổng chính bạn sẽ còn thấy được một cái ao lớn trồng đầy sen.Thiền viện Trúc Lâm không chỉ là điểm đến của Tăng ni, Phật tử mà còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của người dân trong vùng cũng như là nơi chiêm bái tâm linh không thể thiếu của các bạn trẻ tứ xứ. Hơn thế, cảnh đẹp của Thiền viện Trúc Lâm An Giang cũng thu hút nhiều người ghé tham quan, chụp ảnh. Nhiều góc ảnh đẹp đến từ hồ sen, thiền viện, cổng tam quan… hứa hẹn sẽ khiến bạn hài lòng.
THÔNG TIN CHI TIẾT:Địa chỉ: Ấp Đông Sơn 1, thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang
Điện thoại: 0328 368 833
Gọi điện -
Khu Du Lịch Đồi Tức
Đồi Tức Dụp là một ngọn đồi tọa lạc bên núi Cô Tô, cách thức thành phố Long Xuyên khoảng 70 km và cách thức biên giới Campuchia 10km.
Đồi Tức Dụp cao 216m, có diện tích trên 2.200m, với chu vi hình cánh cung dài khoảng 3km. Ngọn đồi tuy bé dại nhưng có cấu tạo bởi thiên tạo rất chi là độc lạ và bí hiểm. Trong lòng Đồi bao gồm nhiều hang sâu, động lớn với nhiều ngõ ngách ăn luồng và thông nhau do các tảng đá lớn, bé dại chồng chất lên nhau, trông cũng như mạng nhện, cư dân bản địa gọi là lò – ảng (hang trên núi).
Đến với đồi Tức Dụp các bạn không chỉ được ngắm cảnh check-in mà còn có thể tham gia các trò chơi giải trí như tàu lượn trên không, thuyền thúng, tham gia các trò chơi nhân gian, tham quan trại cá sấu,...
Với phong cảnh hữu tình, ăn uống phong phú và đa dạng, dịch vụ vui chơi giải trí đa chủng loại, phong cách thức đáp ứng lịch thiệp. Tin chắc sẽ chiếm được điểm cộng trong lòng các bạn!
THÔNG TIN CHI TIẾT:Địa chỉ: 15, Phước Thọ, Tri Tôn, An Giang
Điện thoại: 0296 3771 003
Giờ mở cửa: 7:00 - 17:00
Nguyễn Hoàng Chương 2019-03-05 14:04:03
Bài viết được chọn làm video của toplist.vn