Lễ hội đâm trâu
Lễ hội đâm trâu là một trong những lễ hội truyền thống của người Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng, lễ hội nhằm mục đích tế thần linh hoặc những người đã có công chủ trì thành lập buôn làng, ăn mừng chiến thắng, ăn mừng mùa màng bội thu hay ăn mừng các sự kiện quan trọng khác.
Con trâu sẽ là vật hiến tế để cầu thần phù hộ cho buôn làng được khỏe mạnh, ấm no, để mừng ngày mùa hay để mừng chiến thắng. Tùy mỗi dân tộc mà lễ hội này sẽ có sự khác biệt về địa điểm, thời gian diễn ra và nghi thức phụ. Tuy nhiên, đâm trâm vẫn là mục chính của lễ hội này.
Chủ trì lễ hội đâm trâu đọc lời khấn cầu xin hay tạ ơn thần linh và mời thần linh xuống ăn thịt trâu, uống rượu cần. Chủ trì khấn xong thì các đội cồng chiêng bắt đầu diễn tấu. Đám đông dân làng ca múa, đấu võ, kể khan và ăn uống suốt đêm và đến sáng lễ đâm trâu mới bắt đầu. Nghi lễ đâm trâu là phần quan trọng bậc nhất của lễ hội. Các tráng sĩ được trang bị lao dài sẽ phóng lao giết trâu, vừa phóng lao vừa biểu diễn các bài võ thuật. Con trâu bị giết được đem xẻ thịt nhỏ chia cho các nhà trong buôn làng cùng liên hoan.