Top 10 Truyện cổ tích được trẻ em yêu thích nhất
Ngày xửa ngày xưa... đây là câu nói mở đầu mà có lẽ các bạn nhỏ sẽ cảm thấy rất quen thuộc khi bắt đầu bước vào một câu chuyện cổ tích. Cổ tích thường được các ... xem thêm...bậc phụ huynh, các thầy cô giáo sử dụng như một món ăn thường ngày để kể cho các em nhỏ nghe, làm cho các em nhỏ luôn luôn thích thú và hào hứng lắng nghe một cách tuyệt đối, đọc cổ tích không những giải trí mà còn có thể giúp các em nhỏ tư duy hơn, hiểu rõ hơn về những giá trị đạo đức, những mảnh ghép phong phú về những vùng quê hương đất nước của ông cha ta. Chính vì vậy, Toplist sẽ điểm qua top những câu truyện cổ tích được các bạn nhỏ yêu thích nhất.
-
Sự tích bánh Chưng, bánh Dày
Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai của mình một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: chỉ cần ai làm vừa ý ta trong lễ Tiên vương thì sẽ được truyền ngôi, không nhất thiết phải là con trưởng. Các làng đua nhau sắm lễ thật đặc sắc và hấp dẫn, phong phú.
Trong khi đó, cậu con trai thứ 18 là Lang Liêu rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng lúa trồng khoai, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ để làm lễ như những làng khác. Sau một đêm nằm chiêm bao, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy đậu xanh, thịt lợn và gạo nếp làm thành hai loại bánh, loại hình vuông, loại hình tròn dâng lên cho vua cha. Vua thấy bánh không chỉ ngon, mà còn thể hiện được những ý nghĩa sâu sắc nên quyết định lấy hai thứ bánh ấy lễ Đất, Trời và lễ Tiên vương, người đặt tên bánh hình tròn là bánh dày, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó, hễ khi đến dịp lễ Tết của người Việt Nam thì việc gói bánh chưng và bánh dày cúng lễ tổ tiên trở thành một phong tục hết sức quan trọng và không thể thiếu của người Việt Nam.
Sự tích bánh Chưng bánh, bánh Dày tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa, nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước. Đồng thời, sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống hiếu kính, uống nước nhớ nguồn, là lời giải thích ý nghĩa về nguồn cội của của bánh chưng, bánh dày.
-
Sự tích trầu cau
Câu chuyện kể về hai anh em nhà họ Cao, giống nhau như hai giọt nước, cha mẹ mất, họ sống nương tựa vào nhau và yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Hai anh em họ Cao vừa đẹp vừa hiền, lại học hành chăm chỉ, nên được cô con gái nhà họ Lưu để mắt đến và muốn được kết thân với người anh. Sau khi người anh có vợ, thì tình cảm yêu thương giữa hai anh em không còn được thắm thiết như xưa nữa, mặc dù người em rất buồn, nhưng vô tình người anh lại không để ý đến. Một hôm nọ, khi hai anh em lên nương rẫy trở về, người em bước vào nhà trước, đúng lúc chị dâu mừng rỡ chạy ra và nhận nhầm là chồng mình nên ôm chầm lấy người em. Người em vội vã kêu lên, và đúng lúc người anh trai bước vào nhìn thấy, nên nghi người em có tình ý với vợ mình, từ lúc ấy người anh trai càng đối xử lạnh nhạt với người em hơn.
Vào một buổi chiều nọ, khi cả hai anh chị đều vắng nhà, người em ngồi ở nhà một mình cô quạnh, buồn tủi và chàng quyết định vùng đứng dậy ra đi. Chàng đi, đi mãi vào cánh rừng âm u, đi qua một con suối sâu và ngồi nghỉ, chàng ngồi khóc, tiếng suối reo dường như lấn át cả tiếng khóc của chàng. Đêm càng lúc càng khuya, sương xuống mỗi lúc một dày đặc, chàng chết và biến thành một tảng đá. Khi trở về nhà, người anh không thấy bèn đi tìm, anh cũng chạy đi khắp nơi và cuối cùng ngồi tựa vào tảng đá, mà không hề hay biết là em mình. Chàng khóc than và chết cứng, biến thành một cây không cành, mọc thẳng bên tảng đá. Cô vợ không thấy hai anh em vội đi tìm, nàng đi mãi cho đến khi mệt rồi tựa vào gốc cây không cành mọc bên tảng đá, vật mình than khóc. Chưa đến nửa đêm, nàng đã gầy xác ve, thân dài lêu nghêu, biến thành một cây leo quấn chặt lấy cây không cành mọc bên tảng đá.
Một hôm, vua Hùng đi qua nơi ấy và được người dân kể cho nghe về câu chuyện, ông bảo lấy lá cây leo và cây không cành ăn thử, thấy thơm ngon và khi nhổ nước vào tảng đá thì có màu đỏ. Từ đó, người dân gọi cây leo là cây trầu, cây mọc thẳng là cây cau, khi lấy tảng đá đem về nung cho xốp, ăn chung với trầu cau thì miệng sẽ thơm và môi đỏ.
Câu chuyện gợi lên sự chung thuỷ, lòng sắc son, thắm thiết, cho nên người xưa mới có câu miếng trầu là đầu câu chuyện và hễ khi có lễ cưới xin, hội hè thì tục ăn trầu đã trở thành một tục lệ không thể nào quên của người dân Việt Nam.
-
Sự tích cây khế
Ngày xưa, ở gia đình nọ có hai anh em, cha mất sớm, người anh đã có gia đình. Hai vợ chồng người anh tham lam, giành hết của cải và để lại cho người em mảnh đất nhỏ cùng với một cây khế. Người em siêng năng, chăm chỉ chăm sóc cho cây khế. Đến mùa thu hoạch, bỗng nhiên có đàn chim lạ đến ăn hết những quả khế ngon ngọt trên cành cây và nói vang ra những câu nói: Ăn khế trả vàng. May túi ba gang, mang theo mà đựng. Đúng như lời hẹn, người em được chim thần chở tới nơi để lấy vàng và với bản chất thật thà của mình, người em lấy đúng với số vàng mà chim thần nói.
Không lâu sau, cùng với sự chăm làm và của cải trời cho, người em trở nên giàu có. Khi người anh hay tin, bèn đến hỏi và người em cũng kể thật lòng. Người anh bèn đổi cả gia tài của mình để lấy mảnh đất nhỏ của người em và cây khế. Ít lâu sau thì chim thần cũng đến và cũng dặn dò người anh như những lời đã nói với người em. Với bản tính tham lam của mình, người anh đã may ba bao, mỗi bao dài bảy gang. Khi trở về, vì quá nặng, nửa đường chim chao cánh và đuối sức. Người anh bị nghiêng và rớt khỏi chim thần, lao thẳng xuống biển.
Người tham lam và đối xử tàn nhẫn với máu mủ ruột thịt của mình sẽ có một kết cục thật bi đát. Câu chuyện đã để lại một bài học vô cùng quý giá trong cuộc sống của chúng ta, đó là tham thì thâm.
-
Sự tích Thánh Gióng
Vào đời vua Hùng vương thứ 6. Ở làng Gióng, có hai vợ chồng ông lão được mọi người biết đến là có phúc đức, chăm chỉ làm lụng suốt ngày nhưng mãi lại chẳng có con. Một ngày nọ, bà vợ ra đồng và ướm chân vào một vết chân to, sau đó về nhà bà thụ thai và mãi cho đến mười hai tháng sau thì bà sinh ra một cậu con trai kháu khỉnh, khôi ngô, tuấn tú. Nhưng điều kì lạ là tuy đã lên ba, nhưng cậu bé vẫn chưa biết nói cười mà cũng chẳng biết đi.
Giữa lúc đất nước đang hỗn loạn, giặc Ân lộng hành ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất lên tiếng nói và yêu cầu được đi đánh giặc. Từ đó, cậu lớn lên nhanh chóng, ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may thì lại chật, bà con trong làng phải góp gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu vươn vai thành một tráng sĩ lực lưỡng, oai vệ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xong ra đánh tan giặc. Khi roi sắt gãy, Gióng nhổ những bụi tre bên đường để đánh tan giặc. Giặc tan, Gióng một mình một ngựa bay thẳng lên bầu trời. Từ đó nhân dân lập đền thờ và mở hội làng hằng năm để tưởng nhớ công ơn của Gióng. Những bụi tre ngà, những ao hồ đều là những giấu tích về trận đấu của Gióng năm xưa.
Câu chuyện mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, mà kể đến đầu tiên đó chính là lòng yêu nước thiết tha, nồng nàn và tinh thần đấu tranh, xông pha chống giặc ngoại xâm của những người con xứ xở của quê hương đất nước Việt Nam.
-
Sự tích cây vú sữa
Truyện kể về một cậu bé rất nghịch ngợm, được mẹ cưng chiều hết mực nên rất ham chơi. Một ngày nọ, cậu bé bị mẹ mắng, nên bỏ nhà đi. Người mẹ ở nhà ngóng trông cậu bé từng ngày, bà chờ đợi trong mỏi mòn và đến một hôm vì quá đau buồn mà bà đã gục xuống. Cậu bé không biết đã đi được bao lâu, cho đến một ngày khi bị những đứa trẻ lớn hơn bắt nạt và đói, cậu lúc này nghĩ tới người mẹ của mình và quay về nhà. Khi trở về, cậu khản tiếng gọi mẹ mình và ôm lấy một cây xanh trong vườn rồi khóc.
Kì lạ thay, cây xanh bỗng trổ hoa khoe sắc, mọc ra một thứ quả xanh óng ánh, da căng mịn, rồi quả rơi vào tay cậu bé. Khi cắn vào, cậu bé cảm thấy chát. Rồi quả thứ hai cậu cũng cắn vào, cứng quá vì cậu bé cắn trúng hạt. Rồi quả thứ ba rơi xuống, cậu bé bóp quanh quả, quả bị nứt ra. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ. Cậu bé hứng môi lấy dòng sữa, cây rung rinh, lá thì thào. Cậu chợt nhận ra mình không còn mẹ nữa. Cậu ôm lấy cây và khóc nức nở, cây xoè những tán lá và ôm lấy cậu bé. Về sau cậu kể cho mọi người nghe và nói lên nỗi ân hận của mình. Mọi người đem về gieo trồng và đặt tên cho cây là cây Vú Sữa.
Câu chuyện thầm nhắc cho mọi người nhớ về tấm lòng yêu thương con cái vô bờ bến của người mẹ dành cho con, tình mẫu tử thiêng liêng và đặc biệt là hãy quan tâm, trân trọng người mẹ bên cạnh của mình. Tuyệt đối đừng làm mẹ buồn, mẹ khóc vì sự nông nổi của chính bản thân mình.
-
Sự tích cây tre trăm đốt
Chuyện kể về một anh trai cày mồ côi cha mẹ, được lão phú hộ thuê về nhà để làm việc đồng án trong nhà. Biết được anh chàng siêng làm, chất phác nên lão phú hộ buông lời ngon ngọt dụ dỗ, chỉ cần trong ba năm làm ăn đến nơi đến chốn thì sẽ gả con gái cho. Từ đó anh chàng làm lụng vất vả và cuối cùng đã đem về cho lão ruộng vườn sung túc, rộng mở. Nhưng thực chất trong thâm tâm của lão đã ngầm gả con gái của mình cho một nhà buôn giàu có.
Gần đến ngày thực hiện lời hứa, lão ta nói với anh chỉ cần đem về một cây tre trăm đốt làm quà cưới thì lão ta sẽ gã con gái cho. Anh chàng bèn chạy vào rừng và tìm kiếm cây tre nhưng không tìm được, anh bất lực và ngồi khóc, bụt hiện ra hỏi và anh kể lại mọi việc, bụt nói chỉ cần tìm ra một trăm đốt tre và hô khắc nhập, khắc nhập thì các đốt sẽ liền lại thành một cây và chỉ cần hô khắc xuất, khắc xuất thì các đốt tre sẽ rời ra. Anh mừng rỡ trở về và chứng kiến cảnh linh đình của lễ cưới, anh biết mình đã bị gạt nhưng vẫn xếp tre và hô khắc nhập, khắc nhập mọi người nhìn thấy tre trăm đốt liền ngạc nhiên và chạy ra xem, lão bá hộ cũng chạy ra xem với vẻ mặt tức giận. Anh liền hô tiếp khắc nhập, khắc nhập thế là lão dính chặt vào cây. Lão ta bèn van xin anh thả ra thì sẽ không nuốt lời hứa gả con gái cho nữa, thế là anh hô khắc xuất, khắc xuất lão bá hộ được thả ra và hoàn thành lời hứa gả con gái cho anh. Thế là hai vợ chồng sống vui vẻ và hạnh phúc bên nhau.
Thông qua câu chuyện, chúng ta sẽ nhận thức được một thông điệp sâu sắc "ở hiền gặp lành", cái thiện sẽ luôn luôn chiến thắng cái ác, cái tốt sẽ đánh bại cái xấu.
-
Sự tích con Rồng cháu Tiên
Ngày xửa ngày xưa, có một vị thần nòi rồng ở Lạc Việt được gọi là Lạc Long Quân, chủ yếu ông sống ở dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn để giúp đỡ người dân trồng trọt và tiêu diệt bon yêu ma quấy rối. Lúc bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần vì nghe tiếng tăm của miền đất Lạc việt nên đã tìm đến thăm.
Long Quân, Âu Cơ gặp được nhau và kết duyên trăm năm vợ chồng. Khi âu Cơ có mang, nàng sinh ra cái bọc trăm trứng và nở ra một trăm người con tuấn tú, khoẻ mạnh. Lúc này, Âu Cơ đem năm mươi con lên núi và Long Quân đem năm mươi con xuống biển. Người con trai trưởng theo mẹ Âu Cơ lên làm vua và lấy niên hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, mười mấy đời truyền nối ngôi vẫn không thay đổi.
Khi nhắc đên sự tích này, người Việt Nam luôn tự hào khi nhớ đến nguồn gốc của mình là con Rồng cháu Tiên.
-
Sự tích quả dưa hấu
Câu chuyện được kể vào thời Hùng Vương thứ 18, có anh chàng tên là Mai An Tiêm được nhà vua gả con gái nuôi cho vì sự nhanh nhẹn, chăm chỉ và tháo vát của mình. Có một lần vì sự thẳng thắn, không chịu nịnh bợ, trông chờ vào bổng lộc vua ban mà bọn nịnh thần đã lấy đó làm cớ và tấu lên vua khiến cho nhà vua tức giận và đày gia đình Mai An Tiêm ra đảo hoang. Lúc này tưởng chừng như không có sự sống trên đảo hoang này, thì bỗng từ đâu có đàn chim Tây đang ăn những hạt màu đen láy mà chúng đem tới.
Thấy thế An Tiêm thu gom hạt và trồng xuống đất, đến khi mùa thu hoạch họ đem những quả chín về nhà và ăn thử. Những quả này vỏ ngoài màu xanh, ruột bên trong thì lại màu đỏ, vô cùng ngon và thơm mát. Một ngày nọ, có đoàn tàu vào đảo để tránh biển, họ ăn thử những quả này và cảm thấy vô cùng ngon, ngọt. Họ đem của cải đổi lấy những quả này và truyền miệng cho nhiều lái buôn khác. Từ đó mọi người biết đến quả này nhiều hơn và gia đình nhỏ của An Tiêm cũng sống sung túc, đầy đủ hơn.
An Tiêm đặt cho quả này là Tây Qua, nhưng các thương lái Trung Quốc ăn thấy ngon, khen là hẩu nên sau này người ta gọi lái đi là trái dưa dấu.
-
Sự tích Sọ Dừa
Câu chuyện kể về một đôi vợ chồng già nhưng vẫn chưa có con và đi ở cho nhà phú ông. Một hôm, người vợ vào rừng hái củi và uống nước trong một cái sọ dừa nên về nhà có thai, ít lâu sau bà sinh ra một đứa bé không tay không chân, trông kì dị và nhìn như một quả dừa. Bà đặt tên cho đứa bé là Sọ Dừa. Cậu nhận chăn đàn bò cho nhà phú ông vì thương mẹ làm việc vất vả, cậu chăn con nào cũng to tròn, béo mượt. Ba cô con gái của nhà phú ông có trách nhiệm luân phiên đưa cơm cho cậu, người con gái út hết sức tử tế, hiền lành trong khi hai cô chị thường hắt hủi và khinh thường Sọ Dừa.
Nhờ vẻ đẹp trong tâm hồn của Sọ Dừa, mà cô con gái út thương yêu cậu, thấy thế mẹ cậu đến hỏi cưới, phú ông bèn thách cưới to nhưng cậu vẫn mang đủ đồ cưới đến và thế là phú ông gả con gái cho Sọ Dừa. Đến ngày cưới, Sọ Dừa hiện nguyên hình là một chàng trai khôi ngô, tuấn tú khiến hai cô chị ghen tức. Sọ Dừa thi đỗ trạng nguyên và được cử đi sứ nước ngoài. Anh đưa cho vợ hòn đá lửa, con dao và hai quả trứng gà để đề phòng tai hoạ. Khi Sọ Dừa đi, hai người chị ở nhà hãm hại, đẩy cô út xuống biển. Cô út thoát chết nhờ đồ vật mà chồng đưa. Hai vợ chồng đoàn tụ và sống hạnh phúc bên nhau, trong khi đó hai cô chị quá xấu hổ vì hành động của mình và bỏ đi biệt tích.
Câu chuyện nhằm đề cao vẻ đẹp và phẩm chất bên trong của con người. Đừng nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài của họ. Là sự khẳng định đúng đắn cho câu nói tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Đồng thời câu chuyện thể hiện sự công bằng, tốt bụng luôn luôn chiến thắng sự độc ác, bất công.
-
Sự tích con khỉ
Truyện kể về một cô gái phải làm việc quần quật cho một nhà trưởng giả giàu có mà lại bị đối xử bất công, không được cho ăn mặc đầy đủ và đôi lúc còn bị đánh đập nên trông cô rất xấu xí, ốm yếu. Có một lần khi đi gánh nước cho nhà trưởng giả, cô ngồi khóc nức nở bên giếng, Đức Phật với hình hài là người đi đường đến xin hỏi cô đồ ăn và nước uống, cô gái bèn đem phần ăn của mình cho ông. Thấy cô gái tốt bụng, ông cụ bảo ta sẽ giúp đỡ nếu con có gì khó khăn. Cô gái ước mình trở nên xinh đẹp, thế là Đức Phật đã giúp cô ấy.
Khi trở về nhà, ai nấy cũng đều bất ngờ, ngạc nhiên và thế là cô gái kể lại câu chuyện cho họ nghe. Họ bèn kéo nhau ra giếng gặp Đức Phật, nhưng Đức Phật đã biến họ thành những con khỉ xấu xí, quá xấu hổ nên họ đã bỏ trốn lên rừng sinh sống. Từ đó cô gái và những người hầu trong nhà được hưởng của cải mà họ để lại. Vì tiếc của cải của mình nên đêm đến họ mò về nhà và reo réo âm ỉ, thế là cô gái và mọi người đã đặt những lưỡi cày đã nung nóng ở trước cổng. Khi chúng ngồi xuống và bị bỏng, chúng bỏ chạy và từ đó không trở lại nữa. Loài khỉ đít đỏ hiện nay chính là do di truyền dấu vết bỏng đít của tổ tiên chúng để lại.