Top 10 Căn bệnh dễ mắc vào mùa đông và cách phòng tránh

Le Trang 181 0 Báo lỗi

Mùa đông với thời tiết giá lạnh dễ dẫn tới các vấn đề sức khỏe như hen, đau họng, đau khớp hay viêm loét dạ dày. Đặc biệt mùa đông bị bệnh thường gặp ở những ... xem thêm...

  1. Top 1

    Cảm lạnh

    Cảm lạnh là một bệnh lý phổ biến vào mùa đông, thường gặp ở tất cả các đối tượng, đặc biệt là ở trẻ em và người cao tuổi. Đây là một bệnh về đường hô hấp, do bị nhiễm virus đường hô hấp. Tuy mức độ không nặng như cảm cúm nhưng vẫn gây cho người bệnh cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng cho các sinh hoạt thường ngày. Bệnh thường xuất hiện khi trời lạnh và mưa, hoặc có thể trong thời điểm thay đổi thời tiết một cách đột ngột. Khi đó, cơ thể dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh như virus hay vi khuẩn phát triển.


    Đây là căn bệnh thường gặp và hầu như không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng tới sức khỏe của người trưởng thành, nhưng nó lại gây ảnh hưởng lớn tới trẻ em nếu mắc phải. Nguyên do là bởi vì trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện, nếu gặp điều kiện bất lợi có thể gây ảnh hưởng tới các cơ quan hô hấp như phổi, phế quản. Bệnh cảm lạnh là virus gây ra, trong đó phổ biến nhất là các virus thuộc chủng Rhinovirus, hoặc Enterovirus. Con đường chủ yếu để virus xâm nhập vào cơ thể con người là thông qua mắt, mũi, miệng, hoặc cũng có thể thông qua các giọt bắn trong không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.


    Dấu hiệu nhận biết:

    • Dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh thường là đau họng, chảy nước mũi, tắc mũi.
    • Với trẻ nhỏ thì thường kèm theo sốt nhẹ.

    Cách phòng tránh:

    • Rửa tay sạch sẽ và thường xuyên với nước rửa tay hoặc xà phòng.
    • Không dùng chung đồ với người khác, đặc biệt là người bệnh cảm lạnh, hạn chế tiếp xúc với người bệnh.
    • Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, đảm bảo không gian nơi ở luôn thoáng, đồ dùng trong nhà được khử trùng tránh vi khuẩn tích tụ.
    • Chăm sóc sức khỏe bản thân bằng cách ăn uống khoa học, rèn luyện thường xuyên, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
    Cảm lạnh
    Cảm lạnh
    Cảm lạnh là bệnh dễ mắc vào mùa đông
    Cảm lạnh là bệnh dễ mắc vào mùa đông

  2. Top 2

    Viêm họng

    Viêm họng cũng là một căn bệnh phổ biến vào mùa đông, gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc họng và hầu. Khi bị bệnh, bạn sẽ cảm thấy đau rát ở cổ họng, đặc biệt là khi nuốt. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi hẳn sau một tuần, mà không để lại biến chứng gì. Đối với những trường hợp nặng, bệnh có thể gây viêm amidan. Bệnh có thể tồn tại ở dạng cấp tính hay mãn tính.


    Khoảng 80% các loại virus có khả năng cao gây viêm họng như virus cúm A và virus cúm B, coronavirus và parainfluenza virus… thường gây lở loét lạnh. Ngoài ra một số loại vi khuẩn như phế cầu, tụ cầu và nguy hiểm nhất là liên cầu khuẩn β tan huyết trong nhóm A gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh viêm họng xảy ra do nhiều yếu tố, thông thường bệnh phát sinh nhiều nhất khi vào mùa đông có tiết trời hanh khô.


    Dấu hiệu nhận biết:

    • Khi soi họng, bạn có thể nhìn thấy niêm mạc vùng họng sưng đỏ, xung huyết. Ở vách họng có nhiều mụn nhỏ, mạch máu nổi rõ và có chất nhầy hoặc mủ phủ trên bề mặt.
    • Vi khuẩn tấn công vào vùng họng làm sưng hạch bạch huyết ở cổ, đồng thời gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở họng.
    • Các tuyến ở họng sưng đau khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn, đôi khi nuốt nước bọt cũng khiến người bệnh cảm thấy đau đớn.
    • Dịch tiết trong vùng họng có sự thay đổi. Ban đầu, chất dịch trong và ít, nhưng càng để bệnh kéo dài thì dịch tiết càng nhiều, đặc và sẫm màu. Do dịch tiết làm vướng víu ở cổ họng nên người bệnh có thể bị khàn tiếng, thậm chí là mất tiếng.
    • Họng bị vi khuẩn tấn công nên rất mẫn cảm và gây ra cảm giác buồn nôn.
    • Vùng họng bị viêm nhiễm có thể gây sốt nhẹ và đau đầu.

    Cách phòng tránh:

    • Khi thời tiết chuyển sang se lạnh, bạn nên chuẩn bị sẵn khăn quàng cổ mỏng để giữ ấm vùng cổ họng.
    • Bên cạnh đó, bạn có thể thường xuyên súc miệng bằng nước muối ấm nhằm tăng cường lưu thông máu đến vùng yết hầu và tránh viêm.
    • Uống trà chanh mật ong, kẹo bạc hà cũng sẽ là những giải pháp hữu hiệu nhé.
    Viêm họng là bệnh nhiều người mắc vào mùa đông.
    Viêm họng là bệnh nhiều người mắc vào mùa đông.
    Viêm họng dễ mắc hơn vào mùa đông
    Viêm họng dễ mắc hơn vào mùa đông
  3. Top 3

    Norovirus

    Norovirus là một loại virus dạ dày và ruột rất dễ lây lan trong mùa đông. Nó dễ dàng lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bị bệnh. Nó có thể lây lan nhanh chóng trong các khu vực gần như bệnh viện, trường học và trung tâm chăm sóc ban ngày. Hầu hết mọi người đều có thể bị nhiễm norovirus. Đây là một bệnh phổ biến của dạ dày và đường ruột. Norovirus cũng có thể là một nguồn gây ngộ độc thực phẩm, vì bạn có thể bị nhiễm vi rút này khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm. Các triệu chứng của bệnh thường bắt đầu trong vòng 12 đến 48 giờ sau khi bị phơi nhiễm và có thể kéo dài đến ba ngày. Hầu hết mọi người phục hồi hoàn toàn.


    Khi bạn tiếp xúc với virus hoặc có thể bạn chạm vào công tắc đèn bị nhiễm virus hoặc nắm tay ai đó trước khi chạm vào miệng hoặc mũi của mình. Đó là khi những hạt nhỏ đó xâm nhập vào cơ thể bạn. Bạn không biết khi các hạt đi xuống thực quản của bạn. Chúng đi qua dạ dày và đi vào ruột của bạn. Ruột là điểm ngọt của norovirus, nơi dường như diễn ra quá trình sinh sản nhanh chóng. Trong khi đó, hệ thống miễn dịch của bạn được cảnh báo về sự hiện diện của những kẻ xâm lược nước ngoài. Nó chỉ đạo một đội quân kháng thể tiêu diệt chúng. Hầu hết thời gian, kháng thể của bạn sẽ tuyên bố chiến thắng vi rút trong vòng một đến ba ngày. Nhưng cơ thể bạn có thể tiếp tục thải vi-rút lên đến hai tuần hoặc lâu hơn.


    Dấu hiệu nhận biết:

    • Buồn nôn và ói mửa.
    • Co thắt ở bụng hoặc đau bụng.
    • Phân có nước hoặc tiêu chảy.
    • Sốt nhẹ.
    • Ớn lạnh.
    • Đau đầu.
    • Đau nhức toàn thân.

    Cách phòng tránh:

    • Rửa tay kỹ lưỡng và thường xuyên.
    • Cố gắng không chạm tay vào mặt.
    • Không dùng chung dụng cụ ăn uống, cốc hoặc đĩa.
    • Rửa sạch hoa quả trước khi ăn.
    • Tránh hải sản sống.
    • Khi có thể, hãy tránh xa những người bị nhiễm bệnh. Ở nhà khi bạn bị ốm.
    • Nếu bạn thường xuyên bị nôn mửa hoặc tiêu chảy, hãy đến gặp bác sĩ
    Norovirus là tên của một nhóm virus thường gây ra dịch viêm đường ruột do virus
    Norovirus là tên của một nhóm virus thường gây ra dịch viêm đường ruột do virus
    Norovirus là một loại virus dạ dày và ruột rất dễ lây lan trong mùa đông
    Norovirus là một loại virus dạ dày và ruột rất dễ lây lan trong mùa đông
  4. Top 4

    Hạ thân nhiệt

    Thời tiết lạnh giá của mùa đông khiến nhiều người dễ bị hạ thân nhiệt, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ và những người có thói quen uống bia rượu thường xuyên. Hạ thân nhiệt xảy ra do cơ thể mất nhiệt quá nhiều so với khả năng sản sinh ra nhiệt của cơ thể. Hạ thân nhiệt xảy ra do thói quen sinh hoạt như thời tiết lạnh, ngâm mình trong nước lạnh, ngâm nước lâu trong hồ bơi (dưới 25 độ C), say rượu, mặc quần áo ướt và gặp gió; hoặc do bệnh lý gây ra như: suy dinh dưỡng, bệnh tâm thần, Alzheimer, bệnh tim mạch, hạ đường huyết, động kinh và thiểu năng tuyến giáp.


    Hạ thân nhiệt là bệnh vô cùng nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời. Lúc đầu, người bệnh rét run dữ dội và biểu hiệu này sẽ chấm dứt khi thân nhiệt cơ thể dưới mức 31°C. Một khi thân nhiệt giảm thì các chức năng của hệ thần kinh trung ương bị rối loạn theo, con người thờ ơ, lẫn lộn, không còn cảm giác biết lạnh. Sau khi rơi vào ảo giác, người bệnh dần hôn mê, hai tròng đen mắt không còn phản xạ. Cuối cùng, người bệnh ngừng thở ngừng tim và tử vong.


    Dấu hiệu nhận biết:

    • Khi bị hạ thân nhiệt, người bệnh sẽ thấy mệt mỏi, đầu óc mơ hồ thậm chí là mất kiểm soát, xuất hiện những đợt rùng mình không thể khống chế.
    • Sau khi không còn cảm thấy lạnh, da của người hạ thân nhiệt sẽ trở nên xanh tái, đồng tử giãn ra và không thể tỉnh táo.
    • Cảm thấy lạnh và rùng mình liên tục, thấy cơ hể không đủ ấm.
    • Nổi da gà, môi thâm.
    • Người run lẩy bẩy hoặc nói lắp bắp.

    Cách phòng tránh:

    • Trong thời tiết lạnh cần đội mũ hoặc các vật dụng che phủ bảo vệ khác để ngăn nhiệt cơ thể thoát ra khỏi đầu, mặt và cổ.
    • Mặc quần áo rộng rãi, nhiều lớp, nhẹ.
    • Giữ khô ráo nhất có thể: Thay quần áo ướt càng sớm càng tốt.
    • Luôn mặc quần áo ấm cho trẻ trong mùa lạnh.
    • Để tránh nguy cơ hạ thân nhiệt liên quan đến rượu, không uống rượu khi định ra ngoài trời lạnh, trước khi đi ngủ vào mùa lạnh.
    Hãy chú ý thân nhiệt vào mùa đông
    Hãy chú ý thân nhiệt vào mùa đông
    Hạ thân nhiệt thường xảy ra vào mùa đông
    Hạ thân nhiệt thường xảy ra vào mùa đông
  5. Top 5

    Da khô

    Vào mùa đông, thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp khiến da bị mất nước gây khô da. Chắc hẳn không ít người trong chúng ta nghĩ rằng mùa đông sẽ không có hoặc ít tia cực tím. Nhưng trên thực tế, tia cực tím lại hoạt động mạnh mẽ vào mùa đông và tác động tiêu cực đến làn da. Vì vậy, mùa đông bạn vẫn nên bôi kem chống nắng và kể cả khi ở trong nhà cũng vậy.


    Hầu hết vào mùa đông mọi người sẽ sử dụng nước nóng để tắm, vệ sinh cơ thể. Điều này giúp bạn cảm thấy ấm áp và thư giãn hơn so với tắm bằng nước lạnh. Tuy nhiên, việc tắm nước nóng cũng tồn tại hạn chế, nếu tắm nước quá nóng hoặc tắm lâu sẽ gột rửa mất lớp dầu tự nhiên có tác dụng như một hàng rào bảo vệ da. Tắm nước nóng dẫn tới việc da của bạn trở nên khô, thô ráp và dễ bong tróc.


    Dấu hiệu nhận biết:

    • Da của bạn có dấu hiệu căng cứng, khô ráp, sần sùi.
    • Bong tróc từng lớp da đặc biệt là ở vùng hai cánh mũi, chân và tay.

    Cách phòng tránh:

    • Thường xuyên giữ ẩm cho da bằng cách sử dụng các loại dưỡng chất giữ ẩm cho da.
    • Nên bổ sung các thực phẩm từ thiên nhiên như rau xanh, hoa quả để tăng cường vitamin giúp làn da săn chắc hơn.
    • Tắm và rửa mặt với nước ấm vừa, không nên dùng nước nóng quá.
    Da khô
    Da khô
    Khô da vào mùa đông
    Khô da vào mùa đông
  6. Top 6

    Cảm cúm

    Cảm cúm là căn bệnh khá phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ra do virus cúm (Influenza virus). Theo thống kê của WHO, thế giới có khoảng 5-10% người lớn và 20-30% trẻ em nhiễm cúm mỗi năm. Trong đó, khoảng nửa triệu ca tử vong do các vấn đề sức khỏe liên quan đến bệnh cúm. Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận khoảng 1 - 1,8 triệu người mắc cúm mùa.

    Bệnh cúm
    có thể tự khỏi nhưng cũng có khả năng gây ra những biến chứng nghiêm trọng ở người mắc bệnh mạn tính về tim phổi, thận, thiếu máu, bệnh chuyển hóa hoặc người có suy giảm miễn dịch, người trên 65 tuổi, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và phụ nữ mang thai… Bệnh có thể gây ra các biến chứng như viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.


    Dấu hiệu nhận biết:

    • Sốt vừa đến cao (trên 38oC).
    • Cảm giác ớn lạnh.
    • Đau đầu, chóng mặt.
    • Đau nhức cơ bắp.
    • Mệt mỏi toàn thân, cảm giác yếu ớt không còn chút sức lực.
    • Buồn nôn, tiêu chảy (thường xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn).

    Cách phòng tránh:

    • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, che miệng khi hắt hơi, rửa tay sạch với xà phòng đồng thời vệ sinh mũi, họng bằng nước muối thường xuyên.
    • Luôn giữ ấm cơ thể, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng kết hợp với luyện tập thể thao nâng cao thể trạng.
    • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mắc cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ nếu không thật sự cần thiết.
    • Người dân không nên tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng virus (như thuốc Tamiflu) mà cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của thầy thuốc.
    • Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.
    • Tiêm vắc xin cúm mùa để tăng cường miễn dịch phòng chống cúm.
    Hãy chú ý đến các dấu hiệu cảm cúm
    Hãy chú ý đến các dấu hiệu cảm cúm
    Bệnh cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra
    Bệnh cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra
  7. Top 7

    Dị ứng thời tiết

    Dị ứng thời tiết cũng là căn bệnh phổ biến trong mùa đông. Dị ứng thời tiết là những phản ứng của cơ thể đối với những chuyển biến của thời tiết khi giao mùa. Những thay đổi của thời tiết có thể kể đến như: nóng, lạnh, ẩm ướt hoặc khô hanh. Những yếu tố này ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể dẫn đến việc xuất hiện tình trạng dị ứng cơ thể sản sinh kháng thể chống lại các yếu tố kích thích từ môi trường bên ngoài.


    Vào thời điểm mùa đông, thời tiết khô và có gió cũng là thời điểm hoa nở của nhiều loài cây, đồng thời thời tiết khô sẽ giúp phấn hoa dễ phát tán hơn trong không khí. Điều này sẽ ảnh hưởng đến những người bị dị ứng phấn hoa dẫn đến tình trạng dị ứng. Khi nhiệt độ hạ thấp làm không khí trở nên khô hơn dễ xuất hiện tình trạng dị ứng da. Nhiệt độ đột ngột xuống thấp cũng có thể kích hoạt hệ miễn dịch giải phóng ồ ạt các chất trung gian hóa học gây dị ứng.


    Dấu hiệu nhận biết:

    • Da nổi phát ban với các mẩn đỏ, nhất là ở mặt, tay, chân.
    • Làn da bị sưng rộp, tấy đỏ, kèm cảm giác ngứa, khó chịu.
    • Da bị sưng rộp hay tấy đỏ, phù lên và xung huyết.
    • Sổ mũi, hắt xì, ho khan hoặc đau đầu, mệt mỏi.

    Cách phòng tránh:

    • Hạn chế tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng.
    • Giữ gìn không khí trong nhà sạch sẽ.
    • Rửa mũi thường xuyên.
    • Chú ý đến thời tiết trước khi ra ngoài: Đeo khẩu trang hạn chế sự tiếp xúc với phấn hoa, áo khoác để giảm thiểu sự nắng nóng tác động lên da...
    Da bị nổi mẩn do dị ứng thời tiết
    Da bị nổi mẩn do dị ứng thời tiết
    Dị ứng thời tiết cũng là căn bệnh phổ biến trong mùa đông
    Dị ứng thời tiết cũng là căn bệnh phổ biến trong mùa đông
  8. Top 8

    Tiêu chảy

    Tiêu chảy là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến vào mùa đông, xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Tình trạng được nhận biết dễ dàng bởi dấu hiệu đi ngoài nhiều lần, phân lỏng kèm nước bất thường. Tuy nhiên, người bệnh cần phân biệt rõ với hiện tượng đại tiện nhiều nhưng phân đặc hoặc phân lỏng, dính ở em bé bú mẹ. Cả hai trường hợp này đều không phải là tiêu chảy. Thông thường, tình trạng có thể phát triển từ nhẹ đến nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng nếu không được kiểm soát kịp thời. Vì vậy, ngay khi nhận biết dấu hiệu rối loạn, người bệnh nên chủ động thăm khám để điều trị sớm, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.


    Dựa trên các yếu tố về cơ chế, thời gian mắc bệnh, mức độ nghiêm trọng cũng như đặc điểm phân (nhiều nước, sủi bọt, có chất béo, nhầy máu…), tiêu chảy có thể được phân loại khác nhau, dựa theo thời gian thì có tiêu chảy cấp và mạn, ,dựa theo cơ chế bệnh học thì có tiêu chảy thẩm thấu và tiêu chảy xuất tiết, dựa vào nguyên nhân thì có tiêu chảy nhiễm trùng hoặc tiêu chảy không nhiễm trùng… Bệnh nhân viêm đại tràng thường phải đối mặt với tình trạng rối loạn tiêu hóa, trong đó có ỉa chảy. Bệnh xuất phát từ sự xâm nhập và gây hại của các tác nhân như: vi khuẩn (Shigella, Samonella…), ký sinh trùng, nấm… Ngoài ra, rối loạn thần kinh thực vật, ngộ độc hóa chất, tâm lý căng thẳng, áp lực… cũng là những nhóm nguyên nhân quan trọng không thể bỏ qua.


    Dấu hiệu nhận biết:

    • Đầy bụng, sôi bụng.
    • Ỉa chảy liên tục, nhiều lần, ban đầu phân lỏng sau toàn là nước.
    • Nôn thức ăn, nước trong hoặc màu vàng nhạt.
    • Người luôn trong tình trạng mệt lả.
    • Chuột rút.
    • Biểu hiện mất nước từ nhẹ đến nặng: khát nước, da nhăn nheo, khô, cơ thể hốc hác, mắt trũng, mạch đập nhanh, hạ huyết áp, tiểu tiện ít hoặc vô niệu, chân tay lạnh…

    Cách phòng tránh:

    • Tăng cường vệ sinh cá nhân, môi trường, không gian sống.
    • Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn chín, uống sôi.
    • Đảm bảo sử dụng nguồn nước sạch cho sinh hoạt.
    • Bảo vệ nguồn nước.
    • Thực hiện các biện pháp xử lý đúng cách khi có người bị ỉa chảy cấp.
    • Cập nhật kiến thức về sự lây lan của vi khuẩn gây bệnh ỉa chảy.
    Tiêu chảy
    Tiêu chảy
    Tiêu chảy là căn bệnh thường xảy ra vào mùa đông
    Tiêu chảy là căn bệnh thường xảy ra vào mùa đông
  9. Top 9

    Viêm tiểu phế quản cấp

    Viêm tiểu phế quản là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra. Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ gây viêm tiểu phế quản, khiến các ống thở nhỏ của phổi (tiểu phế quản) sưng lên, gây cản trở quá trình lưu thông không khí qua phổi, khiến trẻ khó thở. Virus gây bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sinh sôi và phát triển mạnh mẽ trong điều kiện môi trường mát mẻ, thường là vào khoảng mùa đông và đầu xuân (khoảng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, cao điểm nhất là khoảng tháng 1 và tháng 2). Hơn nữa, trẻ nhỏ trong độ tuổi này có hệ miễn dịch còn non yếu, đường thở nhỏ và dễ bị tắc nghẽn hơn những đứa trẻ lớn hơn. Do đó, trẻ trong độ tuổi này dễ mắc bệnh viêm tiểu phế quản hơn.

    Trẻ mắc bệnh viêm tiểu phế quản thường dưới 24 tháng tuổi, trong đó, trẻ từ 2 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi hoặc có tiền sử mắc các bệnh về đường hô hấp sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Tỷ lệ trẻ mắc bệnh này trong 12 tháng đầu tiên lên đến 11%. Bệnh viêm tiểu phế quản được gây ra do sự xâm nhập của RVS là nguyên nhân thường gặp nhất, chiếm khoảng 30-50% tổng số ca bệnh. Đây là loại virus có khả năng lây lan và phát triển mạnh mẽ, dễ tạo thành dịch bệnh. Đối với các trẻ trên 2 tuổi, khi nhiễm loại virus này, các biểu hiện thường nhẹ. Ngược lại, đối với các trẻ dưới 2 tuổi, khi nhiễm bệnh, các triệu chứng sẽ xuất hiện ở dạng nặng hơn. Bên cạnh đó, virus cúm là nguyên nhân gây khoảng 25% tổng số ca bệnh và Adenovirus chiếm 10%.

    Dấu hiệu nhận biết:

    • Có biểu hiện giống cảm lạnh (sổ mũi, ho nhẹ, sốt);
    • Ho nhiều, ho dữ dội;
    • Nôn mửa khi ho;
    • Sốt cao kéo dài, trên 3 ngày;
    • Mệt mỏi;
    • Cổ, ngực có biểu hiện “hút vào” rõ ràng khi trẻ hít thở;
    • Thở khò khè;
    • Khó thở, môi, đầu ngón tay có màu hơi xanh;
    • Thở nhanh hơn bình thường;
    • Tiêu chảy;
    • Mất nước, gặp khó khăn khi uống nước…

    Cách phòng tránh:

    • Trước và sau khi chạm vào trẻ, mọi người nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc vệ sinh bằng cồn.
    • Cách ly trẻ với những đứa trẻ khác khi trẻ có các biểu hiện của bệnh viêm tiểu phế quản và ngược lại nhằm ngăn chặn sự lây lan virus.
    • Tiêm Palivizumab, nhất là các trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao để phòng ngừa sự tấn công của RVS.
      Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày.
    • Nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên. Nghiên cứu cho thấy, trong sữa mẹ có các kháng thể giúp trẻ chống lại nhiễm trùng và có thể giúp trẻ ngăn ngừa bệnh viêm tiểu phế quản.
    • Tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, nhất là khói thuốc lá.
    • Vệ sinh không gian sống, đồ chơi và các đồ vật trẻ thường tiếp xúc sạch sẽ.
    • Tránh cho trẻ dùng chung đồ cá nhân như cốc, chén, muống… với người khác, đặc biệt là những người đang có dấu hiệu sổ mũi, ho, sốt.
    • Tập thói quen dùng giấy che miệng khi ho hoặc hắt hơi, sau đó vứt giấy vào thùng rác cho trẻ.
    • Giữ ấm cho trẻ, không để trẻ bị lạnh.
    • Cho trẻ ăn uống đầy đủ, đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm dinh dưỡng chính.
    Viêm tiểu phế quản cấp
    Viêm tiểu phế quản cấp
    Viêm tiểu phế quản cấp
    Viêm tiểu phế quản cấp
  10. Top 10

    Sốt xuất huyết

    Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại siêu vi trùng có tên là Dengue gây ra. Đây là căn bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác nếu như bị muỗi vằn (có nhiều khoang trắng ở chân và lưng) mang mầm bệnh đốt. So với người lớn thì trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh hơn cả. Bệnh sốt xuất huyết có thể khiến cho cơ thể người bệnh trở nên đau nhức, đặc biệt là ở cơ và các khớp. Sốt xuất huyết dạng nhẹ có thể gây phát ban, sốt cao, dạng nặng thì có thể gây chảy máu, giảm huyết áp đột ngột và khiến người bệnh tử vong nhanh chóng.


    Người bệnh có thể bị xuất huyết nội tạng (đường tiêu hóa và xuất huyết não), triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn gây xuất huyết đường tiêu hóa sẽ bao gồm biểu hiện đau đầu bình thường và sốt nhẹ, không phát ban. Sau khoảng 2 ngày, người bệnh sẽ đi ngoài ra máu, phân có màu đen hoặc đi ngoài ra máu tươi, trên da bắt đầu xuất hiện các chấm xuất huyết, người mệt mỏi, da xanh tái... Trường hợp xuất huyết não sẽ rất khó nhận biết vì triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn sẽ không rõ ràng, có thể người bệnh chỉ bị sốt, đau đầu, liệt chân, tay hoặc liệt nửa người và sau đó bị hôn mê, dẫn đến tử vong.


    Dấu hiệu nhận biết:

    • Đau phía sau mắt.
    • Đau nhức đầu nghiêm trọng.
    • Đau khớp và cơ.
    • Sốt cao, có thể lên đến 40,5 độ C.
    • Phát ban.
    • Buồn nôn và ói mửa.

    Cách phòng tránh:

    • Vệ sinh nơi ở, môi trường sống xung quanh sạch sẽ.
    • Không nên trữ nước trong nhà.
    • Tiêu diệt muỗi vằn bằng cách đốt nhang muỗi, vợt muỗi, phun thuốc diệt muỗi.
    • Phát quang bụi rậm và ngủ màn để tránh bị muỗi đốt.
    Muỗi là nguyên nhân gây sốt xuất huyết
    Muỗi là nguyên nhân gây sốt xuất huyết
    Sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm vào mùa đông
    Sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm vào mùa đông



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy