Viêm tiểu phế quản cấp

Viêm tiểu phế quản là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra. Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ gây viêm tiểu phế quản, khiến các ống thở nhỏ của phổi (tiểu phế quản) sưng lên, gây cản trở quá trình lưu thông không khí qua phổi, khiến trẻ khó thở. Virus gây bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sinh sôi và phát triển mạnh mẽ trong điều kiện môi trường mát mẻ, thường là vào khoảng mùa đông và đầu xuân (khoảng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, cao điểm nhất là khoảng tháng 1 và tháng 2). Hơn nữa, trẻ nhỏ trong độ tuổi này có hệ miễn dịch còn non yếu, đường thở nhỏ và dễ bị tắc nghẽn hơn những đứa trẻ lớn hơn. Do đó, trẻ trong độ tuổi này dễ mắc bệnh viêm tiểu phế quản hơn.

Trẻ mắc bệnh viêm tiểu phế quản thường dưới 24 tháng tuổi, trong đó, trẻ từ 2 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi hoặc có tiền sử mắc các bệnh về đường hô hấp sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Tỷ lệ trẻ mắc bệnh này trong 12 tháng đầu tiên lên đến 11%. Bệnh viêm tiểu phế quản được gây ra do sự xâm nhập của RVS là nguyên nhân thường gặp nhất, chiếm khoảng 30-50% tổng số ca bệnh. Đây là loại virus có khả năng lây lan và phát triển mạnh mẽ, dễ tạo thành dịch bệnh. Đối với các trẻ trên 2 tuổi, khi nhiễm loại virus này, các biểu hiện thường nhẹ. Ngược lại, đối với các trẻ dưới 2 tuổi, khi nhiễm bệnh, các triệu chứng sẽ xuất hiện ở dạng nặng hơn. Bên cạnh đó, virus cúm là nguyên nhân gây khoảng 25% tổng số ca bệnh và Adenovirus chiếm 10%.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Có biểu hiện giống cảm lạnh (sổ mũi, ho nhẹ, sốt);
  • Ho nhiều, ho dữ dội;
  • Nôn mửa khi ho;
  • Sốt cao kéo dài, trên 3 ngày;
  • Mệt mỏi;
  • Cổ, ngực có biểu hiện “hút vào” rõ ràng khi trẻ hít thở;
  • Thở khò khè;
  • Khó thở, môi, đầu ngón tay có màu hơi xanh;
  • Thở nhanh hơn bình thường;
  • Tiêu chảy;
  • Mất nước, gặp khó khăn khi uống nước…

Cách phòng tránh:

  • Trước và sau khi chạm vào trẻ, mọi người nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc vệ sinh bằng cồn.
  • Cách ly trẻ với những đứa trẻ khác khi trẻ có các biểu hiện của bệnh viêm tiểu phế quản và ngược lại nhằm ngăn chặn sự lây lan virus.
  • Tiêm Palivizumab, nhất là các trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao để phòng ngừa sự tấn công của RVS.
    Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày.
  • Nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên. Nghiên cứu cho thấy, trong sữa mẹ có các kháng thể giúp trẻ chống lại nhiễm trùng và có thể giúp trẻ ngăn ngừa bệnh viêm tiểu phế quản.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, nhất là khói thuốc lá.
  • Vệ sinh không gian sống, đồ chơi và các đồ vật trẻ thường tiếp xúc sạch sẽ.
  • Tránh cho trẻ dùng chung đồ cá nhân như cốc, chén, muống… với người khác, đặc biệt là những người đang có dấu hiệu sổ mũi, ho, sốt.
  • Tập thói quen dùng giấy che miệng khi ho hoặc hắt hơi, sau đó vứt giấy vào thùng rác cho trẻ.
  • Giữ ấm cho trẻ, không để trẻ bị lạnh.
  • Cho trẻ ăn uống đầy đủ, đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm dinh dưỡng chính.
Viêm tiểu phế quản cấp
Viêm tiểu phế quản cấp
Viêm tiểu phế quản cấp
Viêm tiểu phế quản cấp

Top 10 Căn bệnh dễ mắc vào mùa đông và cách phòng tránh

  1. top 1 Cảm lạnh
  2. top 2 Viêm họng
  3. top 3 Norovirus
  4. top 4 Hạ thân nhiệt
  5. top 5 Da khô
  6. top 6 Cảm cúm
  7. top 7 Dị ứng thời tiết
  8. top 8 Tiêu chảy
  9. top 9 Viêm tiểu phế quản cấp
  10. top 10 Sốt xuất huyết

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy