Henry Ford (1863-1947)
Henry Ford là người sáng lập của công ty Ford Motor và là người đầu tiên áp dụng sản xuất kiểu dây chuyền lắp ráp trong sản xuất ô tô. Ông được biết đến như là một nhà sáng chế, kỹ sư, doanh nhân đã đưa nhiều cải cách vào lao động. Ông đã mang đến một cuộc cách mạng trong công nghiệp sản xuất ở Mỹ và cả Châu Âu. Thậm chí, tư tưởng của ông còn được người dân đặt là "chủ nghĩa Ford", đó là sản xuất hàng loạt, tiền lương cho công nhân cao và giá thành sản phẩm thấp. Năm 1921, xe của Ford Motor chiếm đến 55% tổng lượng xe hơi trên toàn nước Mỹ. Ông trở thành một trong những người giàu nhất thế giới. Tuy nhiên, ông lại dành phần lớn tài sản của mình để phục vụ cộng đồng, tiêu biểu đó chính là quỹ Ford. Henry Ford mất năm 1947 do xuất huyết não, hàng triệu người đã đến thăm viếng và tưởng niệm ông, người đã dạy dân Mỹ lái xe.
Henry Ford có những ý tưởng rất đặc biệt về các quan hệ với công nhân. Ngày 5 tháng 1 năm 1914 Ford tuyên bố chương trình 5 dollar một ngày của ông. Chương trình này kêu gọi giảm giờ làm từ 9 giờ xuống còn 8 giờ và nâng lương tối thiểu trên ngày từ $2.34 lên $5 cho các công nhân lành nghề. Ford coi trọng việc tăng đền bù như một hình thức chia lợi nhuận hơn là lương. Lương được trả cho người lao động trên tuổi 22, đã làm việc cho công ty sáu tháng hay hơn và một điều rất quan trọng, phải sống theo kiểu mà Ford tán thành. Công ty lập nên một Phòng xã hội học gồm 150 nhà điều tra và nhân viên phụ trợ để kiểm tra điều này. Thậm chí với những yêu cầu như vậy, một phần đông công nhân vẫn đủ tư cách được chia lợi nhuận.