Top 12 Món ăn không thể bỏ qua khi đến Đà Lạt

Kim Linh 502 2 Báo lỗi

Đà Lạt, một vùng đất với khí hậu ôn hòa, quanh năm mát mẻ trong lành. Với rất nhiều địa danh thắng cảnh đẹp, rất nổi tiếng đã làm say đắm biết bao nhiêu tâm ... xem thêm...

  1. Top 1

    Bánh tráng nướng

    Không biết từ bao giờ, món bánh tráng nướng đã xuất hiện và len lỏi vào nhịp sống của rất nhiều vùng đất tại Việt Nam, thậm chí còn được rất nhiều người ưa chuộng. Món bánh tráng nướng này trở nên nổi tiếng như vậy là nhờ dễ ăn, lại có hương vị đa dạng và thơm ngon. Đặc biệt, hiện nay món bánh tráng nướng này không chỉ nổi danh ở Việt Nam mà ngay cả nước ngoài hoặc các du khách nước ngoài khi đến đây đều rất yêu thích món bánh ngon lạ miệng này. Bằng chứng điển hình nhất là đoạn clip giới thiệu về món bánh tráng nướng Đà Lạt đã được đài EBS Hàn Quốc ghi hình lại với các dòng khen ngợi không ngớt lời.


    Nguyên liệu góp phần làm nên món ăn mặc dù đơn giản, dễ tìm nhưng lại rất đa dạng thành phần và hương vị. Đầu tiên, chiếc bánh tráng sẽ được phết chút mỡ hành phi vàng thơm. Sau đó bánh sẽ được cho lên vỉ than nướng giòn nóng. Trong quá trình nướng, người bán sẽ cho thêm hành lá xanh cùng trứng đập vỡ rồi trộn đều tất cả lên và trải đều khắp mặt chiếc bánh tráng. Khi phần trứng và hành đã bắt đầu chín thơm thì người bán tiếp tục cho các nguyên liệu khác lên bánh. Các nguyên liệu này thông thường bao gồm xúc xích cắt nhỏ, chà bông, ruốc khô, gà xé, thịt băm... không chỉ khiến cho bề mặt bánh đầy màu sắc hấp dẫn mà còn giúp hương vị bánh tăng lên rất nhiều lần.

    "Pizza Đà Lạt" say lòng thực khách
    Bánh tráng nướng
    Bánh tráng nướng

  2. Top 2

    Bánh ướt lòng gà

    Không chỉ có khí hậu mát mẻ, cảnh sắc nên thơ, con người hiền hậu, Đà Lạt còn nổi tiếng với những món ăn thanh tao và dung dị. Trong những món ngon mà du khách không thể bỏ qua khi đến với thành phố ngàn hoa này, có lẽ món bánh ướt lòng gà được nhắc đến nhiều nhất. Trong tiết trời se se lạnh ở Đà Lạt, được thưởng thức đĩa bánh ướt với lòng gà béo béo bên cạnh bát canh nóng hoặc tách trà gừng thì không có gì tuyệt vời bằng. Bánh mướt lòng gà thực ra không phải bánh chỉ ăn riêng với lòng gà mà đó chính là sự kết hợp giữa lòng heo và thịt gà xé phay trộn gỏi. Tùy vào sở thích, thực khách có thể gọi món thập cẩm haygà xé phay hoặc lòng heo riêng.


    Trong tô bánh ướt thập cẩm gồm có bánh ướt, gỏi gà xé phay và lòng gà, lá dăm, hành tây, trứng gà non, ớt trộn. Tất cả đều hòa sắc nhìn rất thanh mát và bắt mắt. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị thơm mát của bánh ướt, vị ngọt từ miếng thịt lòng gà, quyện trong vị nước chấm chua dịu ngọt vừa phải, thêm chút cay của ớt, lẫn mùi thơm nồng từ rau thơm. Nếu như trước đây, món bánh ướt lòng gà chỉ được phục vụ sáng hoặc bữa nhẹ chiều thì nay được bán từ sáng sớm đến đêm muộn để phục vụ du khách. Không chỉ hấp dẫn khách du lịch, bánh ướt lòng gà còn là món khoái khẩu, ăn hoài không chán với người dân Đà Lạt bạn nhé. Nếu có dịp đến thăm thành phố ngàn hoa, bạn đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức món ăn ngon miệng này.

    Món bánh ướt lòng gà siêu độc đáo của Đà Lạt
    Món bánh ướt lòng gà siêu độc đáo của Đà Lạt
    Bánh ướt lòng gà
    Bánh ướt lòng gà
  3. Top 3

    Nem nướng Đà Lạt

    Nem nướng Đà Lạt nổi lên như một “ứng cử viên” sáng giá trong top những món ăn ngon. Đặc trưng cần phải thử qua tại vùng đất thơ mộng, lãng mạn. Nổi tiếng nhờ loại nước chấm được chế biến theo một phong cách rất riêng. Rau sống ăn kèm cùng với đó là sự cầu kỳ trong công đoạn quết nem, nướng nem trên than hồng… Những quán Nem nướng ở Đà Lạt đều có một bí quyết riêng để tạo nên phong cách riêng, đặc trưng riêng. Món ăn hấp dẫn này, tuy nhiên nếu như bạn không phải là người trong “ngành” hoặc “không sành ăn” thì sẽ có cảm nhận hương vị nó hao hao giống nhau.

    Nem được quyết từ thịt heo xay nhuyễn (giống như chả lụa), nhưng khác ở chỗ là cách làm. Đó chính nem sau khi tẩm ướp gia vị, quyết lên sẽ mang vắt vào chiếc đủa và được nướng trên bếp than hồng (than củi nhé). Thường thì những khu vực tẩm ướp gia vị, quyết nem có ghi bảng “không phận sự, miễn vào”. Cho nên chả ai biết được công thức chính xác để tạo ra món nem này cả. Nhưng mình có “nhìn lén” và cũng hỏi vu vơ thì biết được rằng muốn có một cây nem ngon thì phải quyết bằng tay, thịt heo thì phải là thịt nạc vai, kèm theo một chút mỡ. Ngoài nước chấm được chế biến pha trộn theo một công thức bí truyền. Hầu như bất cứ quán Nem nướng tại Đà Lạt nào cũng đều phải có bánh tráng phơi sương ăn kèm, rau xà lách carol, hẹ, rau thơm, ớt, tỏi, dưa leo, cà rốt, củ cải chua, hành tím chua, ớt satế.

    Món nem nướng - đặc trưng riêng của Đà Lạt
    Món nem nướng - đặc trưng riêng của Đà Lạt
    Nem nướng Đà Lạt
    Nem nướng Đà Lạt
  4. Top 4

    Bánh căn

    Qua một thời gian được đưa vào Đà Lạt, bánh căn đã được nhanh chóng thay đổi để hợp với khẩu vị của người dân nơi này và du khách; và dần dần bánh căn trở nên quen thuộc của nhiều du khách và người dân xứ sở sương mù. Dọc theo các con phố nhỏ, bạn sẽ bắt gặp nhiều quán bánh căn nóng hổi, quán không cần rộng rãi, chỉ cần vài cái bàn xung quanh vài chiếc ghế nhỏ vậy là có thể mời gọi khách thưởng thức. Nguyên liệu làm bánh căn chủ yếu là từ những hạt gạo bình thường như nhiều loại bánh có nguyên liệu từ gạo. Nhưng, để có được những chiếc bánh căn thơm giòn, người bán phải chú tâm vào khâu pha chế. Bột gạo làm bánh căn được pha chế theo một công thức đặc biệt: Gạo được ngâm nước, sau đó xay mịn cùng với một ít cơm khô, bột được đổ trên khuôn đất hình tròn và nướng trực tiếp trên lò than hồng. Tùy theo khẩu vị mà thực khách có thể chọn nhân bánh cho mình, có thể là trứng gà, trứng vịt, trứng cút được đổ trên mặt bánh, khi bánh chín sẽ được bày thành từng cặp trên đĩa để dùng cùng với nước chấm.


    Để cho món ăn được ngon miệng hơn, một thành phần không thể thiếu đó là nước chấm. Nước chấm của món bánh căn Đà Lạt được pha chế rất khéo theo phong cách của người Đà Lạt, gồm nước mắm pha với chút mỡ hành và chút ớt hoặc sa tế, hoặc nước mắm nêm pha cùng nước mỡ hành và xíu mại. Thế nhưng, cho dù là loại mắm nào cũng đều được pha chế mang phần hấp dẫn và đậm đà, có hương vị rất đặc trưng. Với không khí se lạnh của Đà Lạt, ngồi quây quần bên bếp lửa hồng thưởng thức từng chiếc bánh nóng hổi là một cái thú rất gần gũi và bình dị của người dân nơi đây. Nếu ai đã đến Đà Lạt, thử qua món bánh căn Đà Lạt, sẽ cảm nhận được hương vị rất nhẹ nhàng thanh đạm và thơm ngon lạ lùng, bởi nó ẩn chứa nét tinh túy rất riêng của Đà Lạt không nơi nào có được.

    Bánh căn thơm ngon lừng danh tại Tăng Bạt Hổ
    Bánh căn thơm ngon lừng danh tại Tăng Bạt Hổ
    Bánh căn, đặc sản Đà Lạt
    Bánh căn, đặc sản Đà Lạt
  5. Top 5

    Dâu tây - Dâu tây kem ở Đà Lạt

    Dâu tây là loại trái cây “nữ hoàng” ở Đà Lạt. Những trái dâu tây mọng đỏ, mát mát vị chua ngọt thanh thao đã khiến bao du khách say lòng khi đến đây. Cũng từ hương vị đặc trưng này mà món dâu tây kem Đà Lạt trở thành món ăn đường phố mà nhất định phải thử khi đến Đà Lạt. Món ăn đường phố này không gọi là “kem dâu tây” như quy luật thông thường mà gọi là “dâu tây kem”. Đó là cách gọi ưu ái của nhiều thực khách khi đã thưởng thức và tạo nên cái tên vô cùng độc đáo không lẫn vào đâu được. Không những thế, dâu tây kem Đà Lạt còn mang hương vị của phố núi, của những gì ngọt ngào, thanh mát thiên nhiên ban tặng nơi này mà khó có thể tìm thấy ở nơi nào khác trên Việt Nam.


    Bởi lẽ, dâu tây kem Đà Lạt được làm từ những trái dâu tươi mới tuyển chọn kỹ lưỡng từ nhà vườn. Khâu lựa chọn dâu vô cùng quan trọng bởi dâu không thật chín đỏ, da dâu không căng mộng, mới hái thì những mẻ kem sẽ không đạt độ thơm ngon. Dâu tươi khi đã được chọn lựa, rửa sạch, đem xay nhuyễn cùng sữa và đường, đôi khi còn có cả chút mật ong và tiến hành để đông, cứ mỗi 45 phút lại đảo hỗn hợp này một lần cho tới khi thành kem đặc mềm mịn. Nhiều người đầu tư nhất là công đoạn khuấy bột. Bởi nếu không khuấy tới thì kem sẽ không đạt được độ xốp cũng như độ láng mịn bắt mắt.

    Dâu Tây ngọt thơm trong vườn Đà Lạt
    Dâu Tây ngọt thơm trong vườn Đà Lạt
    Kem Dâu tây Đà Lạt mát lạnh
    Kem Dâu tây Đà Lạt mát lạnh
  6. Top 6

    Rượu vang Đà Lạt

    Rượu vang Đà Lạt là niềm tự hào của người dân xứ sở Đà Lạt sương lạnh này. Thức uống thơm ngon bổ dưỡng rượu vang được chế tạo từ nhiều làng nghề rượu vang Đà Lạt. Bình thường, vang là một loại rượu nhẹ được chiết suất từ trái cây tươi, mà phổ biến là nho, mận… nhưng vang Đà Lạt lại được chế biến từ trái dâu tằm. Cây dâu tằm làm rượu vang không giống với dâu mà người ta thường trồng để nuôi tằm. Thay vì ít lá, loại dâu này cho nhiều trái, những trái dâu đen thẫm, cuộn xoắn như từng chùm nho nhỏ xíu. Dâu làm rượu vang chỉ thích hợp trồng ở vùng khí hậu lạnh và Đà Lạt nghiễm nhiên là nơi nuôi dưỡng nó lớn lên.

    Từ cuối thập niên 1990 trở về trước, ở Việt Nam vẫn chưa có một nhà sản xuất Rượu Vang nào trong nước sản xuất ra loại Rượu Vang chính thống theo tiêu chuẩn Châu Âu. Rượu vang trong nước chủ yếu được nhập ngoại từ các nước Châu âu, với Nhãn hiệu Vang Bordeaux của Pháp, được nhiều người tiêu dùng biết đến sử dụng. Những sản phẩm Rượu Vang đầu tiên đáng ghi nhớ ấy được đóng chai, đặt tên bằng cách ghép từ VANG với tên vùng đất sản sinh ra nó là ĐÀ LẠT. Vang Đà Lạt chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam vào cuối năm 1999 và Thương hiệu Vang Đà Lạt chính thức ra đời từ đó.

    Rượu vang được chế biến từ dâu tằm Đà Lạt
    Rượu vang được chế biến từ dâu tằm Đà Lạt
    Rượu vang Đà Lạt
    Rượu vang Đà Lạt
  7. Top 7

    Bánh mì xíu mại

    Bánh mì xíu mại là một món ăn nhanh phù hợp với mọi lứa tuổi, vùng miền được xuất phát từ Trung Hoa xa xôi. Khi nhắc đến xíu mại, có lẽ thực khách sẽ liên tưởng đến những viên thịt được xay nhuyễn rồi vo tròn, ăn kèm với bánh mì. Thế nhưng món bánh mì xíu mại Đà Lạt lại được chế biến một cách công phu và tỉ mỉ hơn, dù là món ăn vỉa hè. Giống như tên gọi, bánh mì xíu mại đơn giản là một chén nước dùng khá trong với một ít váng mỡ cho cảm giác thanh thanh, vài cọng hành xanh bắt mắt. Nổi bật trong chén là hai viên xíu mại nhỏ xinh, miếng chả lụa vừa lột lá chuối xắt làm hai kết hợp với vài miếng da heo tạo cảm giác "sực sực" ngon không thể tả.


    Chén xíu mại nóng và cay này mà ăn với bánh mì vừa nóng vừa giòn ngay tiết trời se lạnh Đà Lạt thì không một món ăn sáng nào có thể sánh bằng. Không giống với những địa phương khác thường cho xíu mại vào trong ổ bánh mì. Bánh mì xíu mại để riêng xíu mại và bánh mì. Khi ăn, thường người ta sẽ cắt bánh mì thành từng miếng nhỏ, chấm vào chén nước dùng xíu mại, cho thêm một chút sa tế để tạo vị cay cay. Ăn kèm với một chút ngò hay tép mỡ phi giòn thì ngon đúng điệu.Thưởng thức món này khi còn nóng cùng với tiết trời se se lạnh vào một buổi sớm ở Đà Lạt sẽ khiến tâm hồn bạn như được gột rửa, thảnh thơi hơn bao giờ hết.

    Bánh mì xíu mại làm ấm nồng thêm hương vị se lạnh của Đà Lạt
    Bánh mì xíu mại làm ấm nồng thêm hương vị se lạnh của Đà Lạt
    Bánh mì xíu mại
    Bánh mì xíu mại
  8. Top 8

    Chả ram bắp

    Du khách vẫn thường nghe tới các món như ram thịt, ram tôm. Vì thế, ram bắp Đà Lạt tạo sự tò mò mới lạ cho nhiều thực khách. “Bắp” hay còn gọi là “ngô” là nguyên liệu chính làm nên hương vị đặc biệt của món ăn này. Ram bắp có vị ngọt thơm, ngậy béo của trái bắp, vị đậm đà của các loại gia vị trộn đều, xen vào vị cay nhẹ của tiêu, thơm của hành tím, giòn tan của lớp vỏ ram cuốn. Chả ram bắp Đà Lạt vị ngon mà chế biến cũng lắm công phu. Trái bắp được đem bào nhỏ, ướp cùng các gia vị như hành tím, tiêu, muối, trộn cùng thịt heo xay nhuyễn.


    Bánh tráng mỏng cuốn phần bắp nhuyễn bên trong, đem chiên trong chảo dầu nóng cho đến khi vàng ruộm. Chả ram bắp còn cầu kì ở khoản nước chấm đi kèm làm từ đậu phộng xay nhuyễn ngậy ngậy, ăn kèm với đĩa rau sống. Tất cả tạo nên vị ngon hòa quyện hấp dẫn khó quên của ram bắp Đà Lạt. Vì sự tình tế của món ăn mà chả ram bắp Đà Lạt được xem là đặc sản phố núi. Bạn nhớ tìm kiếm ngay ram bắp khi tới Đà Lạt nhé. Hương vị sẽ rất khó quên với bạn đấy!

    Chả ram bắp Đà Lạt được khá đông du khách ưa chuộng
    Chả ram bắp Đà Lạt được khá đông du khách ưa chuộng
    Chả ram bắp
    Chả ram bắp
  9. Top 9

    Canh hoa atiso hầm giò heo

    Canh hoa atiso hầm giò heo là kết tinh của vị ngọt thuần túy từ giò heo hòa quyện cùng vị ngọt thơm tự nhiên của bông atiso tươi. Giò heo được hầm mềm, vừa ăn, cắn một miếng ngập chân răng, thêm một miếng atiso chín mềm, khi hai thứ tưởng chẳng liên quan gì hòa lẫn vào nhau, người thưởng thức mới gật gù nhận ra thế nào là đỉnh cao của ẩm thực Đà Lạt. Món atiso hầm được dùng khi nóng, với nước mắm ớt cay. Vị nước ngọt, thanh và xương hầm mềm, béo mà không nát càng khiến món ăn được lòng nhiều thực khách. Với vị ngọt, tính mát và tác dụng giải nhiệt thì canh bông atiso thích hợp để thưởng thức trong những ngày Hè oi bức.


    Rất dễ nhận ra vị riêng của Đà Lạt: Cay cay, nồng nồng, nghi ngút khói dễ chiều lòng thực khách. Ẩm thực Đà Lạt như chính người dân nơi đây, vừa thanh lịch, vừa nhiệt tình trong nhịp sống bình thản, cùng tạo nên một Đà Lạt dịu dàng, ẩn giấu cái mãnh liệt của núi rừng bên trong. Canh atiso ở đâu cũng có nhưng nó không giống như ở phố núi bởi chăng bông không được tươi ngon, cách nêm nếm khác biệt hay đôi khi chỉ vì thiếu một chút không khí của Đà Lạt thân yêu. Canh atiso hầm giò heo là món ăn nên thử khi đến Đà Lạt, bạn sẽ cảm nhận được hương vị đặc trưng như chính thành phố mộng mơ khi thưởng thức món ăn này, nó sẽ không giống với bất cứ nơi nào khác.

    Là một trong những
    Là một trong những "mỹ vị" của Đà Lạt
    Canh hoa atiso hầm giò heo
    Canh hoa atiso hầm giò heo
  10. Top 10

    Món xắp xắp

    Xắp xắp là tên gọi dân dã do chính những người bán hàng rong đặt theo cách sắp xếp các nguyên liệu và gia vị vào dĩa trước khi bán cho khách. Món ăn này gồm đu đủ, thịt bò khô, gia vị nước mắm ớt chua ngọt. Đu đủ chọn trái xanh cạo cho mủ ra hết, rửa sạch để khô mới bào mỏng thành sợi dài. Chọn trái xanh thì sợi mới giòn ngon, trái chín sẽ mềm và kém hấp dẫn. Thịt bò, gan bò, phổi bò rim ngũ vị cho khô, cắt hoặc xé nhỏ. Gia vị nước mắm ớt chua ngọt được pha khéo theo bí quyết riêng, rất tròn vị. Ớt trước khi làm nước chấm phải được sơ chế, chọn trái chín giã nhuyễn rồi xào qua lửa để có màu sắc đẹp.

    Cho đu đủ bào ở dưới cùng, thịt lên trên, thêm chút rau húng quế cho thơm, chan nước mắm ớt chua ngọt lên. Trộn đều cho thấm rồi ăn. Vị giòn của đu đủ, dai bùi của khô bò, ngọt mặn của nước chấm, cay nồng của ớt Đà Lạt làm cho món xắp xắp ngon không thể lẫn vào đâu được. Xắp xắp truyền thống thường chỉ có đu đủ xanh, khô bò, nước mắm ớt chua ngọt với chút húng quế. Nhưng bây giờ người ta hay cho thêm đậu phộng và phồng tôm cho tăng thêm phần hấp dẫn. Khi ăn xắp xắp, nên trộn đều lên và để khoảng ít phút cho gia vị thấm đều vào từng sợi đu đủ, khô bò mới ngon.

    Món xắp xắp bất hủ chỉ có ở Đà Lạt
    Món xắp xắp bất hủ chỉ có ở Đà Lạt
    Món xắp xắp
    Món xắp xắp
  11. Top 11

    Bánh canh Xuân An

    Đối với những người dân địa phương hay những du khách đã từng đến Đà Lạt thì có lẽ đã quá quen thuộc với bánh canh. Nhưng một điểm đặc biệt của bánh canh Xuân An so với những quán khách là sợi bánh trong, không quá bở cũng không quá dai rất dễ ăn. Thêm vào đó bánh canh của bà Quýt không phải được nấu từ cua hay thịt heo mà được ăn với chả cá. Mặc dù vậy, khi ăn bạn sẽ rất khó nhận biết được mùi cá bởi hành lá, hạt tiêu và ngò gai đã lấn át hết mùi của nó. Bánh canh ở đây thì không ăn với bột ớt hay sa tế mà phải dùng cùng ớt hiểm ngâm nước mắm.


    Trong cái không khí se lạnh của Đà Lạt, tô bánh canh chả cá bốc khói nghi ngút, điểm xuyết mấy miếng chả màu vàng, ít hành lá xắt nhuyễn, hành củ chẻ sợi nhìn đã muốn xì xụp. Thêm một ít chanh, ít mắm ớt, “thổi đến đâu húp đến đó” thì lại càng tuyệt. Không những hấp dẫn về phần nhìn, “nội dung” của món ăn cũng cực ổn với những sợi bánh canh được làm thủ công dai và mềm. Nước dùng đậm đà, chả cá giòn và mịn, đủ để hút lòng bất kỳ thực khách khó tính nào. Trong cái thời tiết se se lạnh của Đà Lạt mà được thưởng thức một tô bánh canh bốc khói nghi ngút thì thật là hấp dẫn.

    Bánh canh Xuân An Đà Lạt
    Bánh canh Xuân An Đà Lạt
    Bánh canh Xuân An
    Bánh canh Xuân An
  12. Top 12

    Hồng giòn Đà lạt

    Hồng là loại cây sống ở vùng ôn đới nên khi du nhập vào Việt Nam nó sinh trưởng và phát triển chủ yếu ở những khu vực có khí hậu mát mẻ quanh năm. Cây hồng đã có mặt ở Đà Lạt (Lâm Đồng) từ lâu, trước đây người dân chủ yếu thu hoạch hồng chín để bán, làm mứt hoặc sấy khô. Nhưng khoảng chục năm trở lại đây, mọi người thường chuyển hướng sang thu hoạch hồng khi quả vừa già đang chuyển dần sang màu vàng nhạt để ủ hơi làm hồng giòn. Cứ 1 lớp hồng đến 1 lớp báo, cột chặt túi để khoảng 7 - 10 ngày hồng hết chát, giòn và ngọt. Từ đó, người Đà Lạt có thêm một đặc sản mới với tên gọi rất dân dã nhưng không kém phần hấp dẫn - hồng giòn Đà Lạt.


    Ngày nay hồng giòn là một trong những đặc sản chính của Đà Lạt được người tiêu dùng Việt Nam đón nhận, tìm mua như một món quà không thể thiếu khi đặt chân tới miền đất này. Ai đã từng ăn rồi sẽ muốn ăn nữa và nhớ mãi hương vị thơm ngon của hồng.Có hai loại khác nhau là hồng đầu bằng và hồng trứng lốc. Mặc dù có những đặc điểm khác nhau nhưng về cơ bản có hương vị giống nhau. Trời đất không những ưu ái cho Đà Lạt một khí hậu đặc biệt mà còn ban tặng cho nơi đây những sản vật tuyệt vời. Không kì công chăm sóc, không kén chọn nơi trồng, không ngại gió sợ mưa, cây hồng lớn lên như một sự dĩ nhiên của tạo hóa. Chỉ là loại cây trồng xen nhưng mỗi năm cứ vào tháng 7 cho tới tháng 11 khắp các chợ lớn nhỏ trong thành phố nơi đâu cũng ngập tràn hồng.

    Món hồng giòn là đặc sản của đất cao nguyên Lâm Đồng
    Món hồng giòn là đặc sản của đất cao nguyên Lâm Đồng
    Hồng giòn Đà lạt
    Hồng giòn Đà lạt



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy