Top 10 Ngôn ngữ của thời cổ đại trên thế giới
Có khoảng 6.000 ngôn ngữ tồn tại cho đến ngày ngày nay. Ngôn ngữ bắt đầu từ hàng ngàn năm trước và song song với việc tìm ra lửa, phát minh ra ngôn ngữ cũng ... xem thêm...được coi là sự kiện quan trọng đánh dấu bước ngoặt của xã hội loài người. Cùng Toplist điểm qua 10 ngôn ngữ được cho là cổ xưa nhất thế giới qua bài viết dưới đây!
-
Ngôn ngữ Latinh
Latinh là một ngôn ngữ cổ điển thuộc về các ngôn ngữ Ấn-Âu, ban đầu được dùng ở khu vực quanh thành phố Roma. Khi đế chế La Mã trở nên thịnh vượng, tiếng Latin trở thành thứ ngôn ngữ phủ khắp mọi nẻo đường. Thời đó, nó được coi là vua của mọi thứ tiếng, là ngôn ngữ chính thức được sử dụng trong giao tiếp quốc tế, trong văn bản học thuật và nghiên cứu khoa học.
Bảng chữ cái Latinh có nguồn gốc từ các bảng chữ cái của Etruscan và Hy Lạp. 5 ngôn ngữ lãng mạn tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Rumani đều có nguồn gốc từ tiếng Latinh, nhiều từ vựng và ngữ pháp của chúng đều bắt nguồn từ ngôn ngữ này. Không chỉ ngôn ngữ lãng mạn mới có nguồn gốc từ tiếng Latinh, khoảng 50% từ vựng và ngữ pháp tiếng Anh có nguồn gốc từ ngôn ngữ này.
-
Ngôn ngữ Armenia
Cùng với Latinh, Armenia là cũng một ngôn ngữ quan trọng của ngôn ngữ Ấn-Âu. Nhiều người cho rằng bảng chữ cái tiếng Armenia được phát minh trong khoảng thời gian 450 năm trước Công nguyên và bản dịch Kinh thánh là hiện vật cổ xưa nhất chứng minh sự tồn tại của nó.
Hiện nay, trên thế giới đã có hơn 5 triệu người sử dụng ngôn ngữ này. Tiếng Armenia hiện đại có hai nhánh: tiếng Đông Armenia và tiếng Tây Armenia. Tiếng Đông Armenia là ngôn ngữ chính thức của nước Armenia trong khi tiếng Tây Armenia lại được nói rộng rãi bởi người dân sống bên ngoài Armenia. Một điều thú vị là tiếng Armenia có bảng chữ cái riêng độc nhất. Thậm chí còn có một tượng đài dành cho ngôn ngữ này ở Armenia với tất cả 39 chữ cái được tái tạo trong các tảng đá khổng lồ.
-
Ngôn ngữ Hàn Quốc
Ngôn ngữ Hàn Quốc được tìm thấy khoảng 300 năm trước Công nguyên. Người ta tin rằng ngôn ngữ Hàn Quốc đã được truyền qua ngôn ngữ hiện đại và tiếp nối ngôn ngữ hiện đại bằng cách hình thành ngôn ngữ thời trung cổ kết hợp ngôn ngữ của Goryeo là ngôn ngữ phía Bắc và ngôn ngữ của Gaya Silla ngôn ngữ phía Nam.
Tiếng Hàn là ngôn ngữ chính thức của cả Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều tiên và Hàn Quốc. Các loại tiếng Hàn khác nhau được nói ở mọi quốc gia. Tiếng Hàn Quốc cũng là một trong hai ngôn ngữ chính thức ở Hạt tự trị Hàn Quốc Trường Bạch của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Văn phòng Tự trị của Triều Tiên ở Yanbian. Khoảng 80 triệu người trên khắp thế giới nói tiếng Hàn.
-
Ngôn ngữ Hebrew (Tiếng Do Thái)
Tiếng Hebrew là một ngôn ngữ cổ xưa và độc đáo. Tiếng Hebrew thường được coi là một ngôn ngữ thánh thiện (lashon hakodesh) - nhiều siêu chính thống sẽ chỉ sử dụng nó để cầu nguyện. Tiếng Hebrew ban đầu là một ngôn ngữ Kinh Thánh và sau khi 2000 năm được hồi sinh. Nó bây giờ được nói như một ngôn ngữ hiện đại bởi hơn 9 triệu người.
Ở thời kì Trung Cổ, ngôn ngữ Hebrew được sử dụng chủ yếu để phục vụ cho việc viết kinh thánh. Ngày nay, nó dần được phổ biến hơn. Tiếng Hebrew hiện đại là ngôn ngữ chính thức của nước Israsel và khác với hình thức cũ của tiếng Hebrew - thường gọi là tiếng Hebrew cổ điển - được dùng các văn bản và cầu nguyện tôn giáo của người Do Thái. Sau Israel, Hoa Kỳ là có dân số nói tiếng Hebrew nhiều thứ hai thế giới.
-
Ngôn ngữ Aramaic
Aramaic được cho là đã xuất hiện lần đầu trong Aramaeans khoảng cuối thế kỷ 11 TCN. Vào thế kỷ thứ 8 TCN nó đã trở thành chấp nhận bởi người Assyria như một ngôn ngữ thứ hai.
Aramaic cũng là một ngôn ngữ phổ biến khác của người Do thái. Tuy không nổi tiếng và thiêng liêng như ngôn ngữ trên nhưng ngôn ngữ này đã được áp dụng rộng rãi cho mọi người dân thuộc tôn giáo này và một số tôn giáo khác như Ki tô giáo, Hồi giáo,… Đây cũng là ngôn ngữ lâu đời nhất của khu vực này.
-
Ngôn ngữ Trung Quốc
Ngôn ngữ Trung Quốc ra đời vào khoảng 3000 năm trước Công nguyên và phát triển vào năm 1200 ở thời nhà Chu. Sau sự sụp đổ của Bắc Tống (959 – 1126), dưới triều đạ Jin (1115 – 1234) và Yuan (Mongol) ở miền bắc Trung Quốc, tiếng Trung phổ thông cổ được sử dụng trong một bài phát biểu. Lịch sử phát triển của tiếng Trung cổ bắt đầu từ đây.
Theo nghiên cứu, có hàng trăm tiếng địa phương hiện đại của Trung Quốc được phát triển từ các biến thể của tiếng Trung Quốc cổ và Trung Quốc hiện đại. Ngôn ngữ này nhanh chóng được phổ biến rộng rãi khắp đất nước này và lan sang một số khu vực lân cận khác, trong đó có Việt Nam. Đây là ngôn ngữ nói phổ biến nhất thế giới hiện nay.
-
Ngôn ngữ Hy Lạp
Tiếng Hy Lạp đã được nói trên bán đảo Balkan từ khoảng thiên niên kỷ 3 TCN, hay thậm chí sớm hơn nữa. Bằng chứng chữ viết cổ nhất của tiếng Hy Lạp được biết đến là một tấm bảng đất sét Linear B tìm thấy tại Messenia có niên đại khoảng năm 1450 đến 1350 TCN, khiến tiếng Hy Lạp trở thành ngôn ngữ cổ nhất còn tồn tại.
Ngôn ngữ Hy Lạp chủ yếu được sử dụng tại Hy Lạp, Albania và Cyprus bởi khoảng 13 triệu người. Tiếng Hy Lạp có một vị trí quan trọng trong lịch sử Thế giới phương Tây và Kitô giáo. Nền văn học Hy Lạp cổ đại có những tác phẩm cực kỳ quan trọng và giàu ảnh hưởng lên văn học phương Tây, như Iliad và Odýsseia. Tiếng Hy Lạp cũng là ngôn ngữ mà nhiều văn bản nền tảng trong khoa học, đặc biệt là thiên văn học, toán học và logic, và triết học phương Tây, như những tác phẩm của Aristoteles, được sáng tác. Cùng tiếng Latinh, tiếng Hy Lạp là nguồn chủ yếu của từ vựng khoa học quốc tế.
-
Ngôn ngữ Ai Cập
Tiếng Ai Cập là một ngôn ngữ Phi-Á phía bắc có mối quan hệ gần gũi với tiếng Berber và ngôn ngữ Semite. Nó là một trong những ngôn ngữ có lịch sử lâu đời nhất (chỉ sau tiếng Sumer), và được viết từ khoảng năm 3200 TCN cho đến thời Trung Cổ và tồn tại là một ngôn ngữ nói còn lâu hơn nữa. Các giai đoạn của tiếng Ai Cập cổ đại là Cổ Ai Cập, Trung Ai Cập (tiếng Ai Cập cổ điển), Hậu kỳ Ai Cập, ngôn ngữ bình dân và tiếng Copt.
Ngôn ngữ Ai Cập được đánh giá là ngôn ngữ lâu đời và có giá trị lịch sử nhất thế giới. Với nét chữ tượng hình đơn giản, chữ Ai Cập đã phần nào khắc họa nên bức tranh sinh hoạt cũng như cuộc sống của ngườid ân nơi đây thời kì cổ đại. Tuy nhiên, hiện nay, chữ Ai Cập không còn được sử dụng rộng rãi do khó học và ghi chép.
-
Ngôn ngữ Phạn
Tiếng Phạn là một ngôn ngữ của Ấn Độ cổ đại với lịch sử 3.500 năm. Đây là ngôn ngữ phụng vụ chính của Ấn Độ giáo và là ngôn ngữ chủ yếu của hầu hết các tác phẩm triết học Ấn Độ giáo cũng như một số văn bản chính của Phật giáo và Kỳ Na giáo.
Là một trong những thành viên được ghi chép lâu đời nhất của hệ ngôn ngữ Ấn-Âu, tiếng Phạn giữ một vị trí nổi bật trong các nghiên cứu Ấn-Âu. Nó có liên quan đến tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh, cũng như tiếng Hittite, Luwian, Old Avestan và nhiều ngôn ngữ đã tuyệt chủng khác có ý nghĩa lịch sử đối với châu Âu, Tây Á, Trung Á và Nam Á. Ngày nay, ta có thể thấy chữ Phạn trong một số kinh thánh của Ấn Độ cũng như trong các ngôi đền nổi tiếng của nơi đây.
-
Ngôn ngữ Tamil
Tamil là ngôn ngữ chính thức tại bang Tamil Nadu và lãnh thổ liên bang Puducherry của Ấn Độ và cũng là một ngôn ngữ sử dụng trong giáo dục tại Malaysia, cùng với tiếng Anh, tiếng Mã Lai và tiếng Quan thoại. Thời kỳ đầu tiên của văn học Tamil, văn học Sangam, bắt đầu từ khoảng 300 TCN.
Năm 2004, tiếng Tamil được công nhận là ngôn ngữ cổ điển của Ấn Độ, nó đáp ứng đủ ba tiêu chí: nguồn gốc của nó là cổ; nó có một truyền thống độc lập; và nó sở hữu một lượng lớn văn học cổ. Vào đầu thế kỷ 21, hơn 66 triệu người nói tiếng Tamil.