Top 10 Lý do khiến sinh viên Việt Nam vẫn thất nghiệp nhiều dù đã tốt nghiệp Đại học
Thất nghiệp là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được việc làm hoặc không được tổ chức, công ty và cộng đồng nhận vào làm. Tỷ lệ thất ... xem thêm...nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp, các công ty đa quốc gia bắt đầu tiến hành đầu tư vào thị trường Việt Nam là một trong những tín hiệu đáng mừng cho những tân sinh viên và người lao động Việt. Thế nhưng trên thực tế vẫn còn đại bộ phận sinh viên Việt Nam vẫn thất nghiệp sau khi ra trường, dù là những trường đại học danh tiếng. Vậy lý do là vì đâu? Hãy cùng Toplist tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp hiện nay nhé!
-
Lựa chọn công việc nhàn hạ hoặc thiếu định hướng nghề nghiệp
Người Việt Nam rất ưa thích công việc nhàn hạ, đó là lý do vì sao các ngành kinh tế tại các trường đại học luôn bùng nổ số sinh viên. Tất nhiên tỉ lệ đầu vào càng cao thì số lượng đầu ra dư thừa càng nhiều, dẫn đến số lượng sinh viên ra trường thất nghiệp không ngừng tăng lên đáng kể. Nhiều người vì không chịu được áp lực công việc mà thường xuyên thay đổi công ty, dẫn đến tình trạng thất nghiệp càng cao.
Một sinh viên trẻ mới bước chân vào ngưỡng cửa đại học, thường không nắm rõ mục đích cuối cùng của việc học tập và bằng cấp sẽ bổ trợ cho công việc như thế nào. Hầu hết việc định hướng nghề nghiệp sẽ phụ thuộc vào phụ huynh, họ thường thiên về những ngành an toàn cho con. Một số khác được lựa chọn ngành nghề thì lại chạy theo xu hướng dù biết đam mê và sở trường của mình nằm ở đâu.
-
Ngoại ngữ kém
Trong thời đại mở cửa thương mại như hiện nay thì quốc gia nào có sự rào cản ngôn ngữ càng lớn thì càng khó phát triển. Hầu hết bây giờ tại Việt Nam đều là những công ty đa quốc gia và những nhân viên không có trình độ ngoại ngữ thường bị sa thải hoặc không tìm được việc làm phù hợp. Không chỉ sử dụng tiếng Anh mà ngày nay các ngôn ngữ của những quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp, Đức, cũng đang trở thành sự bắt buộc cho những ai muốn gia nhập vào đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp bản xứ này.
Như bạn đã biết, Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trên Thế Giới. Trước sự hội nhập cùng với việc xâm nhập vào thị trường Việt Nam của các công ty nước ngoài, tầm quan trọng của Tiếng Anh lại càng được thể hiện. Nếu biết Tiếng Anh, bạn sẽ rất dễ được sắp xếp để làm việc với các đối tác nước ngoài, các mảng về quốc tế và rất dễ thăng tiến trong sự nghiệp. Bạn sẽ có một lợi thế rất lớn khi đi phỏng vấn xin việc bằng Tiếng Anh. Bởi để thành thạo ngoại ngữ này bạn đã phải rất cố gắng và chăm chỉ. Nói tóm lại, Tiếng Anh không chỉ là một khả năng ngoại ngữ mà bạn đang có, đây còn là một trong những thành tích đáng nể của bạn.
-
Doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng người quen
Việc “một thằng làm quan cả họ được nhờ” đã chẳng còn là việc gì xa lạ và hầu như chúng xuất hiện nhan nhản khắp nơi trên thế giới. Thế nhưng việc lạm dụng quá nhiều vào mối quan hệ sẽ khiến một bộ phận người dân xuất thân từ nông thôn hoặc ít giao thiệp không tìm được việc làm cho mình. Từ đó dẫn đến tình trạng thất nghiệp tại các thành phố lớn đang trở thành đề tài báo động trong xã hội hiện nay.
Bên cạnh đó, Nếu bạn đang đi tìm kiếm một công việc cho bản thân, chắc hẳn “kinh nghiệm” và “hình thức bên ngoài” sẽ được yêu cầu nhiều từ các ứng viên qua tin tuyển dụng của doanh nghiệp. Vì sao lại như vậy? Điều này cũng dễ hiểu khi chọn được ứng viên có kinh nghiệm, công ty chắc chắn sẽ giảm được thời gian và chi phí đào tạo nghiệp vụ. Thêm vào đó, ngoại hình ưa nhìn sẽ được chú trọng cho những vị trí thường xuyên phải tiếp xúc với đối tác, khách hàng.
-
Thiếu kỹ năng mềm
Không chỉ đòi hỏi về mặt trình độ mà những công ty thương mại hiện đại ngày nay còn chú ý rất nhiều vào kỹ năng mềm của các ứng viên. Một người nhân viên ù lì, không có khả năng thuyết trình, sáng tạo, giao tiếp thường sẽ bị đánh rớt ngay từ vòng tuyển dụng bởi không tạo được niềm tin cho chủ doanh nghiệp. Tại Việt Nam, kỹ năng mềm chưa trở thành một môn học thiết yếu nhưng tại các quốc gia phát triển, trẻ em từ rất nhỏ đã được dạy rất nhiều về các kỹ năng mềm để tăng độ tự tin, hoạt bát, lanh lợi trong cuộc sống.
Trong quá trình học, tập trung hoàn toàn vào kiến thức được giảng dạy sẽ là một lý tưởng theo đuổi tuyệt vời. Nhưng đừng vì vậy mà quên mất đi kỹ năng mềm. Trên 80% sinh viên mới ra trường được cho là có kiến thức nhưng lại yếu kém về các kỹ năng mà đa số nhà tuyển dụng đánh giá cao. Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm... chính là yếu tố mà họ quan tâm hàng đầu. Bởi kỹ năng mềm giống như là phần chuôi dao vậy, chuôi dao có bền chắc thì mới sử dụng dao một cách hiệu quả.
-
Đòi hỏi mức lương quá cao
Đòi hỏi mức lương quá cao là một trong những sai lầm nghiêm trọng của hầu hết người dân Việt Nam, họ chỉ chăm chăm nhìn vào lợi ích doanh nghiệp chi trả mà không quan tâm đến việc mình sẽ đem lại được hiệu quả gì cho công ty. Nhiều người sẵn sàng từ chối cơ hội làm việc và ở nhà đợi thời cơ vì mức lương không xứng đáng. Luôn đi tìm mức lương cao chót vót chính là nguyên nhân hàng đầu khiến nhà tuyển dụng nước ngoài chán nản với các ứng viên Việt Nam.
Biết rõ về mức lương thấp nhất có thể giúp bạn trang trải cuộc sống. Vậy hãy quyết định về mức lương bạn muốn, bạn cần gì cho cuộc sống của bạn và điều gì khiến bạn sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty trước khi tham gia buổi phỏng vấn. Nhấn mạnh những lý do bạn xứng đáng được nhận, dẫn chứng kỹ năng và thành tích của bạn bằng tài liệu và chuẩn bị thật kĩ để trình bày điều đó. Còn nếu bạn quá kỳ vọng vào một mức lương cao mà không đưa ra được những minh chứng cụ thể, thuyết phục thì e là bạn còn nguy cơ thất nghiệp dài dài nha.
-
Không hoàn thành hết việc
Một năm học sắp kết thúc, đây chính là giai đoạn các bạn sinh viên vừa tốt nghiệp nên tranh thủ đi tìm cho mình công việc phù hợp. Nhưng cơ cấu việc làm của Việt Nam đang có sự biến đổi, dẫn đến một số lượng lớn cử nhân sau khi tốt nghiệp đại học ra trường nhưng không tìm được việc làm theo ý muốn. Vậy đâu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này? Có rất nhiều nguyên nhân như đã kể trên, ngoài ra khi bạn không chỉn chu với công việc, không hoàn thành công việc thì đó cũng là một nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp đó.
Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ hoàn thành toàn bộ công việc trước khi rời khỏi văn phòng. Theo cuộc khảo sát từ những công ty đa quốc gia, họ thường không sử dụng công cụ lấy dấu vân tay từ nhân viên để đánh giá năng lực và trả lương mà chỉ nhìn vào khối lượng công việc một ngày hoàn thành được. Đa số tại các công ty nhà nước, nhân viên thường xem văn phòng công ty thành nơi trò chuyện phiếm và hết 8 tiếng lại ra về khi công việc chưa được hoàn thành, dẫn đến khó có sự phát triển vượt bậc trên thương trường. Những nhân viên không hoàn thành đủ số công việc sẽ nhanh chóng bị đào thải rất nhanh.
-
Trình độ thực hành thấp
Khi các bạn tốt nghiệp ở một trường đại học danh tiếng và có kết quả học tập cực kỳ xuất sắc thì nhất định bạn rất tự tin vào bản thân. Tuy nhiên tấm bằng đại học chỉ chứng minh rằng bạn đã đủ về nền tảng kiến thức, còn thực tiễn kinh nghiệm thì chưa. Nhiều bạn đã không chấp nhận được mức lương ít ỏi cho một sinh viên mới ra trường để đổi lấy kinh nghiệm và sự thăng tiến sau này.Tin tưởng vào bản thân nghĩa là tin rằng mình là người có năng lực chứ không phải tin rằng mình không bao giờ phạm sai lầm. Đừng nghĩ mình sẽ chẳng cần học gì ở người khác, càng không nên nghĩ rằng mình sẽ chẳng bao giờ bị ai chỉ trích, phàn nàn hay bất đồng ý kiến một chuyện gì đấy.
Hầu hết học sinh Việt Nam thường chỉ chú trọng nhiều vào lý thuyết mà quên mất khả năng thực hành. Đây cũng là lý do khiến du học sinh Việt Nam luôn dễ dàng đoạt được các giải thưởng lớn tại các cuộc thi trí tuệ nhưng không thể áp dụng vào thực tiễn để sáng tạo ra những sản phẩm công nghệ cao. Trong thời đại công nghệ như hiện nay, những người thường chăm chăm dựa vào sách vở sẽ rất khó tìm được cơ hội làm việc thăng tiến cho mình. Do vậy, ngay từ khi còn ở trong giảng đường đại học, bạn hãy trau dồi cho mình cả kiến thức và khả năng thực hành nhé!
-
Doanh nghiệp quá chú trọng bằng cấp của Đại học Quốc gia
Các doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam thường quá chú trọng vào bằng cấp cũng chính là nguyên nhân khiến Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất nhì khu vực Đông Nam Á. Một số công ty còn đòi hỏi bằng cấp học tập từ các trường chính quy Quốc gia trong khi để tăng tính lưu động thì một phần lớn bộ phận sinh viên lại sử dụng chương trình đào tạo online, trường dân lập, quốc tế…dẫn đến khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm.
Trên thực tế, số lượng sinh viên ra trường hằng năm rất đông nhưng không phải tất cả trong số họ đều được học từ các trường đại học có tiếng hay Đại học quốc gia. Rất nhiều trong số họ, tốt nghiệp các trường đại học địa phương thậm chí là các trường Cao đẳng, hay hệ Đại học liên thông, tại chức... Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp, thậm chí cả các cơ quan Nhà nước đều chú ý đặc biệt đến tấm bằng của bạn có chính quy hay không, có thuộc các trường đại học danh tiếng hay không... do đó, nguy cơ thất nghiệp của rất nhiều sinh viên vẫn còn nhiều.
-
Thiếu chu đáo trong buổi phỏng vấn, CV chưa được đầu tư
Phỏng vấn xin việc là một trong những hoạt động không thể thiếu của mỗi ứng viên trong quá trình tìm kiếm việc làm cho chính mình. Tuy nhiên, do thiếu sự chuẩn bị và mắc phải một số sai lầm không đáng có nên rất nhiều ứng viên đã bị loại bỏ cho vị trí công việc mình mong muốn. Hãy có những bước chuẩn bị tốt nhất từ đúng giờ, trang phục cho đến các câu trả lời phỏng vấn để không bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng bạn nhé.
Bạn có biết rằng, nhà tuyển dụng chỉ đánh giá cao những bản CV có từ khóa rõ ràng và đúng mục đích, tức là mức độ liên quan tới công việc ứng tuyển phải là tuyệt đối. Đừng mang số lượng ra để ưu tiên mà hãy coi trọng sự chất lượng. Hãy tập trung để làm 1 bản CV đảm bảo mức độ cẩn thận, hoàn hảo cho vị trí mà bạn mong muốn bằng cách đừng bao giờ dàn trải thông tin và không đi sát vào những vấn đề cần phân tích rõ ràng như kinh nghiệm việc làm, các kỹ năng nổi bật nếu như bạn muốn nổi bật nhất trong mắt nhà tuyển dụng.
-
Thiếu tính đồng đội, bị động trong quá trình tìm việc
Khi mà thời đại của những đội nhóm lên ngôi cũng là lúc tính cá nhân cần được dẹp bỏ. Sinh viên Việt Nam thường có tính đồng đội khi đi chơi chung và tám chuyện hơn là làm việc nên luôn khiến các nhà tuyển dụng ngao ngán. Những ông chủ doanh nghiệp chắc chắn không thể suốt ngày giải quyết những mâu thuẫn nội bộ của những con người thiếu tinh thần làm việc tập thể, luôn đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu.
Đừng bao giờ bị động trong quá trình tìm việc vì mức độ cạnh tranh ngày càng cao giữa những sinh viên mới ra trường hàng năm. Hầu hết chúng ta đều sử dụng Internet như là một công cụ tìm kiếm bằng cách gửi hồ sơ đợi nhà tuyển dụng phỏng vấn. Chính điều đó làm cho các bạn mất tính cạnh tranh và bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt. Hãy cố gắng mở rộng mọi mối quan hệ mình thông qua nhiều kênh khác nhau để tạo thêm nhiều cơ hội cho bản thân. Bên cạnh đó, không ngừng cập nhật kiến thức, kỹ năng mới cho bản thân để giúp tăng cao khả năng xin việc của các bạn.