Top 10 lý do khiến bạn thất nghiệp cả đời
Là một sinh viên mới ra trường đang băn khoăn, lo lắng để đi tìm một công việc phù hợp hay là người đã chật vật đi phỏng vấn tìm việc khắp nơi mà vẫn chưa được ... xem thêm...chấp nhận thì hãy đọc bài viết dưới đây để rút ra những kinh nghiệm quý báu và sớm tìm được công việc mong muốn.
-
Sự không minh bạch trong tuyển dụng
Một quy tắc ngầm trong xin việc mà ai cũng hiểu, đó chính là: mối quan hệ và tiền tệ. Có những bạn may mắn khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã được ba mẹ vận dụng mối quan hệ quen biết để xin được một công việc ổn định. Ai cũng phải công nhận rằng trong thời buổi tìm việc khó khăn hiện nay, để tìm được một công việc là một quá trình rất khắc nghiệt và khó khăn đối với những người không có mối quan hệ và năng lực tài chính mạnh.
Chính quy tắc ngầm này đã tạo nên sự bất công trong quá trình tuyển dụng. Có những bạn năng lực học tập hay kỹ năng làm việc hạn chế vẫn có được việc làm nhờ vào sự quen biết của gia đình. Ngược lại, những bạn có hoàn cảnh bình thường thì phải chật vật để tìm được một công việc đủ nuôi sống bản thân. Thực trạng này dù bất công như thế nào thì cũng đã được sự chấp thuận từ lâu trong xã hội bởi lẽ không ai có thể phủ nhận sức mạnh của đồng tiền và địa vị.
-
Chỉ apply khi đáp ứng đủ yêu cầu
Sinh viên mới ra trường thường có thói quen truy cập vào các website việc làm để tìm kiếm thông tin hoặc đăng hồ sơ, thông tin lên các trang mạng để nhà tuyển dụng có thể tìm thấy mình. Nhiều bạn chưa tự tin vào khả năng của mình nên chỉ ứng tuyển vào những công ty không yêu cầu cao về kĩ năng, kinh nghiệm và bằng cấp mà không dám thử sức với những công ty yêu cầu ngoại ngữ hoặc các kĩ năng mềm khác. Đây có thể là một sai lầm cực kì nguy hiểm và nghiêm trọng khi xin việc.
Để tuyển được những nhân viên có trình độ cao, các nhà tuyển dụng thường đưa ra những danh sách yêu cầu, đòi hỏi rất cao khiến các ứng cử viên lo sợ và choáng ngợp. Nhưng thực chất nếu bạn vượt qua được các vòng phỏng vấn, thi tuyển thì khi đi làm chính thức bạn có thể sẽ thấy công việc đó không quá khó khăn và vất vả như bạn tưởng. Vì vậy đừng ngần ngại mà hãy tự tin gửi CV đến những nhà tuyển dụng mà bạn thấy phù hợp để có những công việc tốt nhất bạn nhé.
-
Gửi quá nhiều hồ sơ để tìm cơ hội
Người tìm việc cũng thường có thói quen gửi rất nhiều CV đi cùng một lúc dẫn đến có những ngày phải chạy đi phỏng vấn hết công ty này đến công ty khác. Thói quen này vô cùng nguy hiểm và khó thành công bởi để có một buổi phỏng vấn suôn sẻ bạn phải chuẩn bị rất nhiều thứ từ phong thái, dáng vẻ đến rất nhiều thông tin, kiến thức về công việc và công ty định ứng tuyển.
Việc phải đi phỏng vấn quá nhiều chỗ một lúc khiến bạn không thể chu đáo được mọi việc. Cuối cùng không những chẳng nhận được công việc nào trong khi mất quá nhiều sức lực, ảnh hưởng đến sự tự tin trong những lần phỏng vấn sau. Vì vậy bạn nên cân nhắc kĩ trước khi gửi CV đi, không nên gửi đi quá nhiều một lúc để có thời gian nghiên cứu mọi thông tin và chuẩn bị tốt nhất cho những buổi phỏng vấn, thi tuyển.
-
Quá chú trọng bằng cấp và lương
Bằng cấp rất có lợi cho CV tuy nhiên nó chỉ là lý thuyết. Để làm tốt một công việc bạn còn cần rất nhiều kĩ năng khác. Đôi khi có bằng cấp tốt mà không phù hợp với công việc đó hoặc không có kĩ năng, kinh nghiệm thực tế thì bạn cũng không thể làm được công việc đó. Vì vậy nếu bạn không có bằng cấp tốt thì ngay bây giờ hãy trang bị cho mình thật nhiều kĩ năng cần thiết để có thể đáp ứng được yêu cầu công việc.
Là những sinh viên mới ra trường hay những người chưa có kinh nghiệm trong công việc thì bạn đừng quá kì vọng ở một lương cao ngất ngưởng. Không có nhà tuyển dụng nào cho bạn mức lương lý tưởng khi họ chưa biết rõ về về con người, năng lực làm việc của bạn. Trước hết bạn hãy cố gắng làm việc thật tốt, chấp nhận mức lương ít ỏi đó đã. Sau đó trong thời gian thử việc và những tháng đầu hãy chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy khả năng và hiệu suất công việc của bạn. Lúc đó có thể bạn sẽ thuyết phục được người quản lí để có mức lương mong muốn.
-
Nói quá nhiều về bản thân
Khi phỏng vấn, chúng ta không nên nói quá nhiều về bản thân thay vào đó hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn phù hợp và có thể làm tốt công việc đó. Thực tế khi phỏng vấn nhà tuyển dụng chỉ muốn thấy phong thái, cách ứng xử, giao tiếp của tiếp của bạn mà thôi vì tất cả những gì về bản thân bạn đã thể hiện trong CV gửi đi trước rồi.
Xác định nhu cầu của công ty ứng tuyển nghĩa là xem xét kỹ phần mô tả công việc như bản đồ kho báu và rút ra những bí mật. Các cụm từ như "yêu cầu", "phải có", và "yêu cầu cao" thể hiện những gì họ cần. Vì thế, hãy làm nổi bật điều đó trong câu trả lời của bạn. Các mục tiếp theo trong danh sách hay có đề chữ "ưu tiên" có thể ít quan trọng hơn, ngay cả khi bạn đáp ứng đủ các tiêu chuẩn đó. Đặc biệt chú ý các mục bên dưới tiêu đề như "Điều chúng tôi đang tìm" và "Điều chúng tôi cần". Đó rõ ràng là những yêu cầu trực tiếp.
-
Không liên lạc với nhà tuyển dụng kể cả khi họ từ chối bạn
Có những người sau khi đi phỏng vấn chỉ bị động chờ đợi nhà tuyển dụng liên lạc lại mà không chủ động gửi một email cảm ơn hay gọi điện hỏi xem có cơ hội phỏng vấn vòng tiếp theo không. Điều này tưởng chừng đơn giản và không cần thiết tuy nhiên nó cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một người chuyên nghiệp, thực sự mong muốn có công việc này và tạo ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng.
Khi bị từ chối ở một vị trí nào đó nếu bạn vẫn thiết tha muốn vào công ty đó thì hãy gọi liên lạc với nhà tuyển dụng xin làm việc ở một vị trí thấp hơn hay lương thấp hơn... nếu may mắn bạn vẫn có cơ hội có được công việc tạm ổn. Vì vậy đừng bỏ qua bất cứ cơ hội nào mà hãy tận dụng nó một cách triệt để bạn nhé.
-
Thiếu kỹ năng thực tế để đáp ứng công việc
Trên 80% sinh viên mới ra trường được cho là có kiến thức nhưng lại yếu kém về các kỹ năng mềm - kỹ năng mà đa số nhà tuyển dụng, đặc biệt là các tập đoàn, tổ chức nước ngoài đánh giá cao. Chính vì thế, nhiều bạn đã mất điểm trong lần gặp đầu tiên trong buổi phỏng vấn ở các công ty. Trong quá trình học, đa số sinh viên đều tự chuẩn bị hành trang cho mình là hai bằng ngoại ngữ và tin học và đều cho rằng đây là điều kiện đủ để có thể trúng tuyển việc làm sau này.
Tuy nhiên, đối với các nhà tuyển dụng, họ đánh giá cao các kỹ năng sống như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm... hơn là các giấy tờ chứng nhận. Đối với các ứng viên được nhận, họ thường có thời gian khoảng 1 - 2 tháng học việc và thử việc tại công ty nhưng không có nhiều ứng viên có thể tiếp thu và xử lý công việc. Ngay cả các sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, thậm chí loại xuất sắc cũng không thể trụ vững làm nhân viên chính thức sau thời gian thử việc như thế. Rất rõ ràng đây chính là yếu điểm mà các sinh viên cần khắc phục để nâng cao cơ hội có việc sau khi tốt nghiệp.
-
Thiếu định hướng nghề nghiệp
Định hướng giá trị cho sinh viên cũng là một vấn đề cần quan tâm trong giáo dục hiện nay. Một là không có định hướng, nghĩa là không biết mình học để làm gì. Hai là định hướng sai lệch, không có lòng phấn đấu vì đam mê mà đơn giản chỉ học để lo toan cuộc sống. Có bao giờ bạn tự hỏi: "Mình học đại học để làm gì và cho ai?". Ở Việt Nam, việc chọn nghề nghiệp sau này chịu sự tác động, chi phối lớn từ các bậc phụ huynh.
Với tâm lý thương con và một phần vì danh danh dự gia đình, các bậc cha mẹ thường khuyên con cái chọn các ngành có tiếng như: kỹ sư, bác sĩ, giáo viên, ngân hàng,.. Ngoài ra, một số bạn trẻ chọn ngành học theo xu hướng "hot" của thị trường chứ không thật sự yêu thích, đam mê với nghề và không đúng với khả năng của mình. Hệ quả của việc học như thế dẫn đến sự lười học, học cho có lệ để qua kỳ kiểm tra và lấy được cái bằng cho có. Chính vì thế, chất lượng nhân lực đầu ra trở nên hạn chế và tình trạng thất nghiệp lại tiếp tục tăng.
-
Hạn chế trong trình độ tiếng Anh
Tiếng Anh chính là tấm vé thông hành cho tất cả các ngành nghề hiện nay. Tất cả sinh viên đều được học tiếng Anh trong trường và đa số các bạn đều có sẵn bằng cấp tiếng Anh để ứng tuyển vào các công ty. Tuy nhiên, cách thức dạy và học thụ động, không áp dụng thực tế làm cho kỹ năng ngoại ngữ chỉ còn là con số 0. Các công ty mong muốn nhân viên phải vận dụng được tiếng Anh, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp vào công việc nhưng đa số sinh viên không thể đáp ứng được.
Chính vì thế, để vượt qua hạn chế này, các bạn sinh viên nên cố gắng thực hành tiếng Anh càng nhiều càng tốt hơn là chỉ cố gắng học để lấy được một bằng cấp hữu danh vô thực. Một khi tiếng Anh vững chắc thì thành công sẽ mở lối cho chúng ta.
-
Thụ động
Thái độ cá nhân quyết định rất nhiều đến cơ hội tìm việc sau khi tốt nghiệp. Bạn sẽ chẳng bao giờ có được một công việc hài lòng nếu chỉ rải CV lên khắp các trang mạng và đợi nhà tuyển dụng liên hệ. Bạn cũng sẽ chắc chắn không có được những vị trí thuận lợi nếu không chủ động tận dụng những mối quan hệ ngày còn sinh viên đã xây dựng.
Qua đó có thể thấy rằng sự thụ động trong công việc không những làm bạn bất lợi trước sức ép cạnh tranh mà còn tạo thói quen không tốt trong quá trình xây dựng sự nghiệp sau này.