Top 10 Thành phố kì lạ nhất thế giới
Không có gì đảm bảo tất cả mọi thứ trên thế giới này đều diễn ra theo quy luật "bình thường", những điều kì lạ xảy ra ở khắp mọi nơi, mọi lúc. Tuy nhiên có bao ... xem thêm...giờ bạn tưởng tượng được trên thế giới lại có cả những thành phố kì lạ như top 10 thành phố kì lạ nhất thế giới được liệt kê dưới đây chưa? Hãy cùng tìm hiểu để thấy xung quanh ta còn rất nhiều điều kì lạ, thú vị mà ta chưa biết đến nhé.
-
Zarechny, Nga
Nước Nga hiện có 44 “thành phố đóng cửa” hay “thành phố cấm” (có tài liệu nói 42) với khoảng 1,5 triệu người sinh sống. Đây là những nơi không cho phép người nước ngoài lui tới. Theo website Weird Russia, khái niệm “thành phố đóng cửa” bắt đầu xuất hiện ở Liên Xô vào cuối những năm 1940 với mục đích chủ yếu là phục vụ lợi ích của các tập đoàn công nghiệp lớn, quân đội hoặc cơ quan nghiên cứu hàng đầu. Các cộng đồng bí mật này là nơi trú đóng của các căn cứ quân sự, nhà máy vũ khí và các cơ sở nghiên cứu bí mật. Chúng đặc biệt đóng vai trò quan trọng đối với những ngành công nghiệp nguyên tử, luyện kim, hóa chất và quân sự. Nhà chức trách khi đó đã phủ nhận sự tồn tại của chúng để tránh ánh mắt dòm ngó của nước ngoài.
Không dễ định vị những địa điểm này bởi chúng không có trên bản đồ thông thường. Chỉ những bản đồ mật - rất ít người được tiếp cận - mới cho thấy các “thành phố cấm” tọa lạc ở đâu. Ngoài ra, việc giao tiếp của cư dân bên trong thành phố đặc biệt này với bên ngoài không hề dễ dàng chút nào. Mọi loại thư tín phải được chuyển đến một hộp thư mật đặt ở một khu vực khác, sau đó chúng sẽ được chuyển đến cho người nhận. Thông tin về “thành phố đóng cửa” được giữ kín cho đến khi bức màn bí mật được vén lên vài chục năm sau đó. Zarechny là thành phố nằm ở phía tây nước Nga với khoản 60,000 dân. Có lẽ vì đây là trụ trở của tập đoàn hạt nhân nổi tiếng Rosatom nên thành phố trở thành một quần thể khép kín với hàng rào và tường thép gai ngăn cách với bên ngoài. Người sống ngoài thành phố đều bị cấm vào, trừ những trường hợp đặc biệt. Được biết, Zerechny là "khu tự trị khép kín" của một tập đoàn chuyên về các công nghệ hạt nhân. Tuy nhiên, sống tại một thành phố khép kín như Zerechny có khá nhiều lợi ích, trong đó bao gồm lương hưu cao.
-
Thames Town, Trung Quốc
Thật khó tin rằng chỉ 32km cách Thượng Hải hoa lệ lại là một thành phố bỏ hoang; Thames Town. Mang một cái tên rất Anh, cả thành phố này cũng được xây dựng theo phong cách Anh với những ngôi nhà san sát, đường lát sỏi, các phương tiện đều mô phỏng kiểu Anh. Nhưng có lẽ vì phong cách Anh này không phù hợp với văn hóa Trung Hoa mang đậm chất phương Đông, thành phố này bị bỏ hoang từ khi hoàn thành năm 2006 tới nay và chỉ được dùng để làm phông nền chụp ảnh cưới. Thames Town là tên tiếng Anh của một thị trấn mới thuộc quận Tùng Giang, cách trung tâm Thượng Hải khoảng 30 Kilômét (19 dặm). Thị trấn được đặt theo tên dòng sông Thamesin ở London, Vương quốc Anh. Chủ đề kiến trúc tại khu đô thị này là theo phong cách thị trấn Anh cổ điển. Những con đường lát đá cổ, rất nhiều trạm điện thoại màu đỏ kiểu cổ, các bậc thang phong cách thời Victoria và cửa hàng góc phố.
Quận Tùng Giang vốn là quận cổ xưa, được hình thành từ khi Thượng Hải, thành phố Tùng Giang mới là một khu đô thị phát triển mới, dự định thu hút dân cư từ trung tâm Thượng Hải. Tại thành phố này, một trong những mục tiêu đặt ra cho Thames Town là cung cấp nhà cho cán bộ, nhân viên các trường đại học mới liền kề Khu đô thị Đại học Tùng Giang. Những phong cách phương Tây khác được sử dụng cho đến nay là Bắc Âu, Ý, Tây Ban Nha, Canada, Hà Lan và Đức. Mặc dù Trung Quốc rất đông dân nhưng hiện tại thành phố Thames Town đang bị bỏ hoang . -
Elista, Kalmykia, Nga
Elista, Kalmykia được mệnh danh là thành phố cờ vua. Với niềm đam mê vô tận với cờ vua, ngài chủ tịch thành phố- ông Kirsan Ilyumzhinov đã cho xây dựng rất nhiều công trình có cảm hứng từ cờ vua trải khắp thành phố. Thậm chí còn có cả một cung điện cờ vua với mái vòm bằng kính khổng lồ. Có lẽ Liên đoàn cờ vua thế giới nên xem xét lấy thành phố này làm nơi tổ chức Giải vô địch cờ vua thế giới. Trong trường phổ thông ở Kalmykia, cờ vua là môn học bắt buộc. Nhiều địa điểm ở Elista mang đậm dấu ấn của bộ môn cờ vua, như bàn cờ khổng lồ ở trung tâm thành phố này. Elista có cả một quận mang tên Thành phố Cờ vua. Điểm nhấn của quận này là Cung điện Cờ vua. Được kiến thiết bằng kính theo hình căn lều mái tròn yurta truyền thống của dân du mục Kalmyk, Cung điện Cờ vua vừa là tổ hợp khách sạn, vừa là nơi tiến hành những cuộc thi đấu cờ cấp toàn quốc và quốc tế.
Kalmykia thuộc Nga là lãnh thổ duy nhất ở châu Âu mà Phật giáo là tôn giáo chính và dân số chủ yếu là người gốc châu Á. Có diện tích 76.000 km2 và dân số 300.000 người. Người Kalmykia có ngoại hình của người châu Á thuần chủng với mái tóc đen thẳng, da vàng, mắt đen và gò má cao. Về mặt lịch sử, họ là hậu duệ của các chiến binh Mông Cổ dưới trướng Thành Cát Tư Hãn, đến định cư tại khu vực Hạ Volga từ thế kỷ 13 và lập nên hãn quốc Kalmykia là một phần của Kim Trướng hãn quốc. Trong thời kỳ của các Sa Hoàng Nga, Kalmykia ngày càng trở nên lệ thuộc và đã trở thành một phần của Đế chế Nga. Đến năm 1920, Kalmykia trở thành một tỉnh tự trị của nước Nga Xô Viết và năm 1935 được trao quy chế Cộng hòa tự trị. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Kalmykia vẫn là một nước cộng hòa tự trị trực thuộc Nga.
-
Gibsonton, Florida
Vào mùa đông, nếu đến Gibsonton, bạn sẽ ngỡ như mình vừa lạc vào một vương quốc xiếc. Đây là nơi nghỉ ngơi lý tưởng của các gánh xiếc trong mùa đông khi họ không có hoạt động biểu diễn thường xuyên. Thành phố đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ các đoàn xiếc như cho phép lưu giữ các động vật trong nhà, hạ thấp các hạ tầng cho các chú lùn…Từ nhiều thập niên trở lại đây, Gibsonton là nơi vô vàn đoàn xiếc dân tộc ghé qua, dừng chân vào mùa đông cũng như nơi các diễn viên xiếc chọn làm nơi về hưu. Tại đây, du khách có thể chiêm ngưỡng một bức tượng chiếc bốt khổng lồ, được làm để tưởng niệm Al Tomaini, người khổng lồ của gánh xiếc với cỡ chân lên tới 9 mét.
Du khách tới đây thường xuyên được xem xiếc đường phố miễn phí và tham quan bảo tàng lễ hội Mỹ vô cùng thú vị. Thành phố này còn được biết đến với cái tên "Nơi nghỉ đông của gánh xiếc". Tại nước Mỹ các gánh xiếc thường chỉ hoạt động theo mùa. Vào mùa đông họ thường đến với phương Nam.Gibsonton là địa điểm dừng chân lý tưởng của họ. Nơi này còn được gọi với cái tên Gibtown. Cũng vì những gánh xiếc đổ về đây mỗi mùa đông mà thành phố đã thêm những luật lệ mới nhằm tạo điều kiện cho họ. Như cho phép giữ động vật trong nhà, hay những hòm thư được hạ thấp nhằm giúp những chú lùn trong gánh xiếc. Gibsonton là một thị trấn nơi du khách có thể dễ dàng cho lá cờ kì quái của mình bay phần phật. Nơi đây cũng chính là nhà của những chuyến du lịch hay những rạp xiếc vô cùng độc đáo.
-
Auroville, Ấn Độ
Auroville là một thành phố nhỏ với khoảng 2000 dân cư ở phía Đông Ấn Độ. Đây có lẽ là thiên đường với những người yêu thích cuộc sống thanh bình, hòa hợp với mọi người xung quanh, tránh xa sự cám dỗ của đồng tiền. Ở Auroville, người dân ở đây chung sống hòa thuận và tự nguyện chia sẻ của cải cho nhau để sinh sống và phát triển mà không cần có bất kì chính quyền hay luật lệ nào can thiệp. Các giao dịch tiền bạc cũng hoàn toàn không tồn tại ở Auroville. Có lẽ vì thế mà Auroville được mệnh danh là “thành phố bình minh”. Đối với nhiều người Auroville là một giấc mơ và một khả năng được làm cụ thể, đối với những người khác là một điều không tưởng. Nhiều người, ngay cả khi họ không biết về nó, đang tìm kiếm một nơi như thế này, một nơi để tự kiểm tra, sống tiếp xúc với thiên nhiên, không thực thi pháp luật, không tôn giáo hay chính trị, nơi mỗi thành viên quan tâm của cộng đồng theo khả năng của họ, trong khi cộng đồng chăm sóc anh ta theo nhu cầu của anh ta; một cánh cửa để tiếp cận những gì đang chờ chúng ta ngoài con người.
Auroville còn có một cái tên khác là “Thành phố rạng đông” (city of dawn). Người dân ở Auroville còn gọi nơi mình sống là thành phố của tương lai (city of the future). Auroville không phải là điểm du lịch nổi trội nằm trong bản đồ du lịch của Ấn Độ. Nhưng, nếu ai đến Auroville, nên đến thăm quả thiên cầu Matrimandir ở khu trung tâm, nơi còn được coi là linh hồn của thành phố. Auroville không phải là nơi mọi người đến một ngày, ghé thăm các điểm tham quan và khởi hành. Thay vào đó, nó là một nơi mà mọi người đến để ở trong hòa bình, trẻ hóa và tìm hiểu những gì họ thực sự muốn trong cuộc sống. Người ta ước tính rằng 60% dân số hiện tại ở Auroville không phải người Ấn Độ. Một số lượng lớn các dự án từ các trường học đến canh tác hữu cơ đã được bắt đầu bởi cộng đồng quốc tế tạo việc làm cho 4.000 đến 5.000 người. Auroville được sinh ra từ tầm nhìn của Mirra Alfassa, được gọi là Mẹ. Tầm nhìn này được phát triển trong một dự án, đệ trình lên chính phủ Ấn Độ và được UNESCO phê chuẩn, coi Auroville là một thử nghiệm quan trọng cho thành tựu đoàn kết của con người, xứng đáng được ủng hộ.
-
Najaf, Iraq
Najaf là thành phố không dành cho những người yếu bóng vía bởi vì phần lớn diện tích của nó dành cho Wadi Al-Salam- nghĩa địa lớn nhất thế giới với 5 triệu bộ hài cốt được chôn cất ở đây. Với những người yếu tim sống ở đây thì đi ra đường buổi tối quả không phải là một ý kiến hay. Thành phố Najaf, Iraq là thành phố có nghĩa trang lớn nhất thế giới. Trong thành phố là nơi an nghỉ của hơn 5 triệu người. Việc chôn cất người chết và sống ngay bên cạnh mộ người chết được coi là linh thiêng tại vùng này. Cư dân ở đây đã chôn cất người chết suốt 1.400 năm qua. Để có một suất đất trong nghĩa trang ở thành phố này cũng không phải dễ dàng, người ta phải chi tới 10.000 USD. Với những người không tin vào thế giới tâm linh thì việc sống cạnh nghĩa trang khá lý tưởng, yên tĩnh. Nhưng với những người sợ ma thì sống tại Najaf, Iraq đúng là một cơn ác mộng.
Khu nghĩa địa Wadi Al-Salam đóng vai trò quan trọng trong tín ngưỡng của dòng Hồi giáo Shiites. Được cho là nơi an nghỉ cuối cùng của những linh hồn đàn ông và phụ nữ chung thủy. Nhiều nhà tiên tri, hoàng tử và vua của các nước Hồi giáo cũng được chôn cất tại khu nghĩa địa này, trong đó có các nhà tiên tri Hud, Saleh và Ayatullah Sayyid Muhammad Baqir al-Sadr cũng như hoàng tử Ali Ibn Abi Talib. Trong cuộc chiến Iraq năm 2003, các chiến binh Iraq đã sử dụng khu nghĩa trang này để ẩn nấp và tiếp cận các đơn vị đồn trú của quân thù. Quân đội Mỹ không thể tiếp cận được khu vực này do có nhiều đoạn đường quanh co và nhiều hầm mộ chìm dưới lòng đất. Chỉ những tay súng địa phương quá thông thạo các con đường thường tấn công du kích rồi chạy trốn, nấp ở các ngôi mộ.
-
Noiva Do Cordeiro, Brazil
Nếu bạn đã xem Tây Du Ký, chắc hẳn bạn từng hỏi liệu Vương Quốc Nữ Giới có thật sự tồn tại? Câu trả lời là có, thật sự có một thành phố chỉ toàn nữ giới tại Brazil: Noiva Do Cordeiro. Thành phố này được một phụ nữ thành lập sau khi bị trục xuất vì tội ngoại tình. Kể từ đó thành phố được phát triển lên tới 600 người và gần như đều là phụ nữ. Họ đảm nhiệm tất cả mọi việc của thị trấn, từ tổ chức các hoạt động kinh tế, tôn giáo, quản lý... Một số người có chồng nhưng những người chồng này đều làm việc ở cách đó 100km và chỉ gặp nhau vào cuối tuần. Khi nhắc đến thị trấn Noiva do Cordeiro ở Brazil, hầu hết mọi người đều nghĩ đến một nơi có rất nhiều cô gái xinh đẹp và vui vẻ. Dĩ nhiên nhiều người sẽ cho rằng, xinh đẹp thì lấy đâu cũng được chồng, thế nhưng những người phụ nữ ở thị trấn này lại hoàn toàn ngược lại. Thậm chí họ còn mời gọi đàn ông đến sống cùng và khát khao được lấy chồng.
Noiva do Cordeiro (nghĩa là “Cô dâu của Cừu”). Năm 1940, một mục sư tên là Anisio Pereira đã lấy một cô gái 16 tuổi trong thị trấn làm vợ và thành lập một nhà thờ bên trong cộng đồng này. Sau đó, ông ta tìm cách áp đặt những quy định đạo đức rất nghiêm khắc và cấm phụ nữ ở đây uống rượu, nghe nhạc, cắt tóc hay sử dụng bất cứ biện pháp tránh thai nào...Tuy nhiên, khi mục sư Anisio qua đời vào năm 1995, những người phụ nữ ở Noiva do Cordeiro quyết định rằng họ sẽ không bao giờ để đàn ông cai trị cuộc sống của họ một lần nữa. Một trong những điều đầu tiên mà họ làm là giải tán tổ chức tôn giáo ưu tiên đàn ông mà mục sư này lập ra. Sau đó, thị trấn Noiva do Cordeiro gần như theo chế độ nữ quyền.
Do thiếu đàn ông nên hầu hết mọi việc đều đến tay phụ nữ, từ làm nông, xây dựng cho tới quy hoạch phát triển. Các chị em cùng lao động, làm việc xây dựng nên một thị trấn phát triển thịnh vượng. Mỗi người mỗi việc nhưng họ sống rất đoàn kết và biết nhận lỗi khi làm tổn thương người khác. Người làm thợ may, người làm nhà thiết kế thời trang. -
Neft Daslari, Azerbaijan, Nga
Thành phố nổi tiếng vì được xây dựng trên hệ thống giàn khoan. Đây cũng chính là hệ thống giàn khoan lớn nhất và lâu đời nhất trên thế giới. Vào thời kì đỉnh cao của ngành dầu khí Liên Xô cũ, thành phố này có thể chứa được hơn 5,000 dân cư. Theo thời gian, khu tổ hợp ngày càng mở rộng với nhiều dàn khoan, đường xá, cầu, bến cảng, nhà ở và thậm chí cả rạp chiếu phim. Năm 1999, nơi này đã xuất hiện trong bộ phim về James Bond nổi tiếng “The World Is Not Enough”. Neft Dashlari ban đầu chỉ là một dải đất khô cằn hướng ra biển. Tuy nhiên sau đó, chính phủ quyết định xây hệ thống đường để chuyển dầu từ dưới biển lên. Nền móng của các cột trụ là 7 con tàu cực lớn, trong đó có Zoroaster, tàu chở dầu đầu tiên trên thế giới. Khoảng 2.000 giàn khoan được thiết lập quanh các giếng dầu tạo nên một mạng lưới chằng chịt, trải rộng trên bán kính 30 km. Từ đó, Neft Daşları trở thành trạm trung chuyển dầu đầu tiên của Azerbaijan và là giàn khoan dầu ngoài khơi hoạt động đầu tiên trên thế giới.
Tuy nhiên, mở rộng quy mô lớn kéo theo việc giải quyết chỗ ở cho phần đông cư dân sinh sống gần đó. Thành phố Neft Dashlari nhanh chóng mở rộng và được biết đến với cái tên “Oil Rocks”. Vào thời điểm hoàng kim, Neft Dashlari được trang bị đầy đủ để chứa lượng dân số lên đến 5.000 người với tất cả tiện nghi của một thành phố hiện đại: từ tòa chung cư 8 tầng cho đến rạp chiếu phim 300 chỗ ngồi, nhà tắm công cộng, sân bóng, tiệm bánh, thư viện, cửa hàng giải khát, tiệm giặt là và thậm chí cả một công viên cây xanh trồng trên đất vận chuyển từ đất liền ra biển. Neft Dashlari trở thành thành phố nổi trên biển đầu tiên của thế giới. Tuy nhiên hiện nay, sau sự sụp đổ của Liên Xô cũng như sự suy yếu của ngành dầu khí khu vực này, thành phố đã không còn phát triển như trước và chỉ còn khoảng 1,000 dân cư sinh sống. Một số giàn khoan còn bị hư hại và bỏ hoang. Tuy nhiên đây vẫn là niềm tự hào của ngành dầu khí Liên Xô hùng mạnh một thời. Khi dầu được phát hiện ở biển Caspi vào cuối thập niên 40 của thế kỷ 20, Nga đã cho xây dựng dàn khoan dầu ngoài khơi đầu tiên của thế giới.
-
Rennes-le-Chateau, Pháp
Điều gây chú ý nhất ở ngôi làng Rennes-le-Chateau này chính là nhà thờ do nhà truyền giáo Francois Berenger Sauniere cải tạo năm 1885. Ông đã cho đặt ở đây rất nhiều đồ trang trí kì lạ như một tượng quỷ và khắc dòng chữ huyền thoại “Terribilis Est Locus Iste” (“Nơi này thật khủng khiếp”). Sauniere cũng chính là một trong những nguồn cảm hứng cho tác giả nổi tiếng Dan Brown để viết cuốn tiểu thuyết ăn khách “Mật mã Da Vinci”. Sự thành công của “Mật mã Da Vinci” đã kéo hàng đoàn du khách đến Rennes-le-Chateau để khám phá những bí mật còn ẩn giấu. Đây là một ngôi làng nhỏ theo đạo Công giáo ở Pháp. Mặc dù Rennes-le-Château chỉ là một ngôi làng nhỏ của Pháp, nhưng nó phổ biến với cả những nhà lý luận âm mưu và thợ săn kho báu.
Francois Berenger Sauniere không bao giờ nói mình lấy tiền từ đâu, và thế là một huyền thoại đã ra đời. Phiên bản phổ biến nhất tuyên bố rằng linh mục đã tìm thấy một khoản thặng dư từ một kho báu bằng vàng, Blanche of Castile, nữ hoàng của Pháp, vào thế kỷ 13 như một khoản tiền chuộc cho con trai bà, Louis IX, được xây dựng. Một câu chuyện khác tuyên bố Saunières có liên quan đến Tu viện Sion. Các nhà sử học không bao giờ tìm thấy bằng chứng đáng kể để hỗ trợ những tuyên bố này. Họ kết luận rằng nguồn gốc của sự giàu có của Saunière còn tầm thường hơn nhiều và đó là một tài sản tham nhũng cũ. Các linh mục đã bán quần chúng và lấy trộm quyên góp. Một giả thuyết khác, nhưng không kém phần tục tĩu là một chủ khách sạn địa phương đã đơn giản phát minh ra câu chuyện để thúc đẩy du lịch. -
Manshiyat Naser, Ai Cập
Thật đáng buồn là Manshiyat Naser lại nổi tiếng chỉ vì rác. Đây là nơi xử lý rác cả hơn 10 triệu dân Cairo, Ai Cập. Hàng ngày sống ngập trong bãi rác không được tái chế, xử lý thích hợp, cuộc sống của người dân ở đây hết sức khó khăn, không có điện nước sinh hoạt, cư dân chủ yếu sống bằng nghề thu gom rác. Sở dĩ gọi thành phố Manshiyat Naser là thành phố rác bởi người dân ở đây sống nhờ xử lý rác thải của hơn 10 triệu cư dân Cairo. Cuộc sống của người dân ở thành phố này vô cùng khổ cực và điều kiện vô cùng khắc nghiệt như: không nước máy, không điện, rác rưởi chất khắp nơi.
Sống trong nghèo đói, mỗi gia đình ở “Thành phố rác” thường chuyên xử lý một loại rác thải, có nhà tái chế chai lọ, kim loại, có nhà chỉ biết đốt những gì họ tìm được để sưởi ấm. Manshiyat Naser rộng khoảng 5,54 km2. Từ trên cao nơi đây trông như một thành phố bỏ hoang đầy chất thải, nơi con người không thể sinh sống nhưng thực chất đây lại là nơi cư trú của hàng trăm nghìn người dân. Nhiệt độ khắc nghiệt ngày nóng đêm lạnh của Ai Cập càng làm mùi thức ăn phân hủy nặng thêm. Không khí ngột ngạt kèm với mùi thối rữa dễ khiến du khách nước ngoài mắc ói. Và không có gì bất ngờ khi ruồi nhặng vo ve khắp hang cùng ngõ hẻm Manshiyat Naser.