Top 10 Cách phòng tránh viêm phổi ở trẻ sơ sinh bố mẹ nên biết

Hà Leyn 513 0 Báo lỗi

Viêm phổi là bệnh thường gặp ở trẻ, đặc biệt đối với trẻ có hệ miễn dịch yếu. Bệnh phổi là bệnh lý nhiễm trùng nhu mô phổi do các vi khuẩn như liên cầu khuẩn ... xem thêm...

  1. Top 1

    Bú sữa mẹ

    Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh, cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài đến khi trẻ 2 tuổi. Trẻ sẽ được trang bị hệ đề kháng khỏe mạnh tránh các loại vi khuẩn gây hại đến bé. Vì hệ thống miễn dịch của bé chưa hoàn thiện, các kháng thể có trong sữa mẹ sẽ là liều thuốc quí giá giúp bảo vệ bé khỏi các bệnh truyền nhiễm thông thường như viêm phổi, các bệnh về đường hô hấp dị ứng, cảm lạnh,...

    Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh.
    Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh.

  2. Top 2

    Không cho trẻ ăn, uống đồ lạnh

    Trẻ sơ sinh có hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, nên việc ăn uống đồ lạnh ảnh hưởng rất lớn đến hệ hô hấp của trẻ có thể dẫn đến viêm tấy, sưng cổ họng dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi ở trẻ. Nên cho trẻ uống nước hâm nóng, đồ ăn dặm của trẻ cũng phải hâm nóng để đảm bảo trẻ không bị viêm nhiễm các bệnh về phổi.

    Không cho trẻ ăn, uống đồ lạnh.
    Không cho trẻ ăn, uống đồ lạnh.
  3. Top 3

    Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ

    Ngoài sữa mẹ có thể bổ sung thêm dinh dưỡng cho trẻ đối với trẻ trên 6 tháng tuổi bằng cách ăn dặm tinh bột, sữa ngoài.... Cho trẻ ăn nhiều loại rau quả có tính mát như rau má, cải ngọt, cải đắng, bí đao, bí đỏ, thanh long, cam, quýt. Không cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn có tính nóng như dầu mỡ, thịt bò, tôm, cua, cá biển,… để đảm bảo bé có đầy đủ dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho bé.

    Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ.
    Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ.
  4. Top 4

    Lau khô mồ hôi cho trẻ

    Khi mồ hôi ra quá nhiều và liên tục, cơ thể sẽ mất đi một lượng nước và muối sẽ khiến cơ thể trẻ yếu đi, người mệt hơn, lỗ chân lông mở rộng là những nguyên nhân làm cho cơ thể bé dễ bị ngấm lạnh, phổ biến thường thấy là các chứng bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm phổi,... Nên dùng khăn mềm lau mồ hôi cho bé nhất là với những bé thường đổ mồ hôi trộm vùng đầu, lưng. Lau mồ hôi sẽ giúp bé tránh được cảm lạnh do hiện tượng mồ hôi bị hấp thụ ngược lại trong cơ thể.

    Lau mồ hôi thường xuyên cho bé
    Lau mồ hôi thường xuyên cho bé
  5. Top 5

    Giữ cho cơ thể trẻ luôn mát mẻ

    Phòng ngủ nên rộng, thoáng, nên cho trẻ chơi đùa trong bóng râm, luôn tắm rửa sạch sẽ hàng ngày và cần bổ sung lượng nước đầy đủ. Dù mùa hè hay mùa đông cũng nên tắm cho bé bằng nước ấm, đồng thời, hạn chế sử dụng sữa nóng trước giờ ngủ vì nó có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể bé. Tránh cho trẻ nằm phòng điều hòa quá lâu nhiệt độ phòng lý tưởng là 21 độ.

    Giữ cho cơ thể trẻ luôn mát mẻ.
    Giữ cho cơ thể trẻ luôn mát mẻ.
  6. Top 6

    Giữ vệ sinh môi trường sống cho trẻ

    Người chăm sóc trẻ phải rửa tay thường xuyên, sử dụng nguồn nước sạch và giữ gìn vệ sinh môi trường nhằm bảo vệ trẻ chống lại các mầm bệnh gây viêm phổi, tiêu chảy và các bệnh khác. Khử sạch không khí ô nhiễm trong nhà, đặc biệt là khói bụi từ các bếp lò không an toàn sẽ giúp làm giảm nguy cơ viêm phổi nặng ở trẻ.


    Khi mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh cần phải rửa tay thường xuyên, rửa sạch bằng nguồn nước sạch và luôn giữ gìn vệ sinh môi trường để nhằm bảo đảm trẻ luôn có thể chống lại những mầm bệnh gây viêm phổi, tiêu chảy và cả những bệnh khác. Luôn khử sạch không khí ô nhiễm bên trong nhà, đặc biệt là từ khói trong các bếp lò không an toàn sẽ giúp giảm nguy cơ bị viêm phổi nặng ở trẻ sơ sinh.

    Người chăm sóc trẻ.
    Người chăm sóc trẻ.
  7. Top 7

    Chú ý đến những biểu hiện lạ

    Để tránh đưa trẻ nhập viện trong tình trạng nặng (sốt cao, khó thở, thở nhanh, suy hô hấp), phụ huynh cần chú ý theo dõi khi trẻ có những dấu hiệu chuyển nặng bằng cách đếm nhịp thở và phân biệt độ lõm ở lồng ngực để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.

    Đếm nhịp thở, phân biệt độ lõm ở lồng ngực của trẻ.
    Đếm nhịp thở, phân biệt độ lõm ở lồng ngực của trẻ.
  8. Top 8

    Cách ly trẻ khỏi nguồn nhiễm bệnh

    Trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu, có hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện nên việc lây nhiễm rất dễ xảy ra. Cần chăm sóc cẩn thận và cách ly với những người bị nhiễm cúm, lao phổi để tránh bị lây nhiễm.


    Không nên đưa trẻ đến những nơi đông người, hoặc đi tối về muộn để ngăn chặn nguy cơ bị viêm phổi từ người sang người, hay vi khuẩn ban đêm lây tấn công trẻ.

    Cách ly trẻ với những người bị nhiễm cúm, lao phổi.
    Cách ly trẻ với những người bị nhiễm cúm, lao phổi.
  9. Top 9

    Cho trẻ tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch

    Vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để bảo vệ cho người tiêm không mắc bệnh và tránh xảy ra các vụ dịch lớn ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.Tiêm phòng cho trẻ là biện pháp phòng tránh các bệnh nguy hiểm, làm giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ.

    Tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.
    Tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.
  10. Top 10

    Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc

    Luôn nhắc nhở người thân trong gia đình không được hút thuốc. Nếu như có khách đến chơi hút thuốc, cần phải đảm bảo rằng họ hút thuốc bên ngoài nhà. Theo như nghiên cứu chỉ ra rằng, các bé sống với khói thuốc là thì sẽ bị bệnh thường xuyên hơn và sẽ có nhiều khả năng bị mắc bệnh viêm phổi hơn và nhiễm trùng đường hô hấp trên, hen suyễn và cả bệnh nhiễm trùng tai.

    Luôn nhắc nhở người thân trong gia đình không được hút thuốc.
    Luôn nhắc nhở người thân trong gia đình không được hút thuốc.




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy