Top 10 Kinh nghiệm phòng chống bệnh thoái hoá cột sống
Thoái hoá cột sống là một bệnh vô cùng nguy hiểm do quá trình lão hoá đốt sống khi về già, tuy nhiên có thể do chế độ ăn uống và chế ... xem thêm...độ sinh hoạt không hợp lý cũng có thể khiến cho đốt sống của con người bị tổn thương. Vậy hãy tìm hiểu xem cách phòng ngừa thoái hoá cột sống để đảm bảo cổ và lưng của bạn được khoẻ mạnh nhất.
-
Giải phóng Stress
Một nguyên nhân mà ít ai ngờ tới khiến cho đốt sống bị tổn thương đó chính là Stress (Căng thẳng). Stress khiến cho cơ thể mệt mỏi, lâu dần sẽ khiến các khớp nốt bị chèn ép, để lâu sẽ khiến đốt sống bị thoái hoá đi.
Hãy khiến cho cơ thể được nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức hay lúc mệt mỏi. Hãy dành ra ít thời gian để nằm thư giãn, đọc báo hay xem ti vi, tránh làm việc liên tục mà không có thời gian nghỉ.
-
Sống năng động
Để cải thiện sự ổn định của cột sống và làm chậm việc lão hoá , hãy tập cho mình thói quen sống năng động, tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao.
Điều này sẽ giúp cho đĩa đệm giữ nước và giữ cho xương, cơ bắp được phát triển mạnh mẽ. Nên tham gia vào các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi, những môn thể nào này rất tốt cho xương cổ và cột sống.
-
Hạn chế bưng bê các vật quá nặng, ngồi sai tư thế
Việc bê những vật nặng quá nặng hàng ngày là nguyên nhân chính dẫn đến việc chấn thương cột sống. Bên cạnh đó khi bạn ngồi quá lâu hay đứng quá lâu ở một tư thế cũng khiến cho cột sống bị yếu đi, dễ bị thoái hoá.
Hãy tập luyện thói quen đứng dậy đi lại 5 - 10 phút khi đã ngồi quá lâu ở một vị trí, tránh những hoạt động mạnh, ngồi sai tư thế, hạn chế bưng bê các vật nặng.
-
Chế độ ăn uống hợp lý
Hãy bổ sung cho cơ thể thật nhiều chất xơ trong mỗi bữa ăn, lợi ích của chất xơ mạng lại rất lớn, giúp cho cơ thể giảm hấp thụ mỡ, đạm và chất đường dư thừa trong cơ thể.
Bên cạnh đó hãy hạn chế sử dụng những thực phẩm chứa nhiều chất béo và dầu mỡ, khuyến khích ăn các loại thực phẩm như cá, các loại hạt, củ, rau xanh vì chúng chứa nhiều chất omega và chất chống oxy hoá. Những loại thực phẩm này rất tốt cho đĩa đệm và xương khớp.
-
Ngừng ngay việc sử dụng thuốc lá
Hút thuốc lá chính là hành động giết chết bản thân mình từng ngày, ngoài nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư phổi thì chất nicotine có trong thuốc lá còn khiến cho cơ thể giảm khả năng hấp thụ chất.
Việc cơ thể không thể hấp thụ những chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, những chất giúp phát triển cơ và xương dẫn đến nguy cơ thoái hoá xương khớp tăng cao. Hãy hạn chế việc sử dụng thuốc lá hàng ngày sẽ giúp cơ thể bạn khoẻ mạnh hơn, tránh được các bệnh nguy hiểm mà thuốc lá đem lại. Hãy vì bản thân mình và cả cộng đồng, hãy nói không với thuốc lá.
-
Đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ
Biểu hiện chính của bệnh thoái hoá cột sống là những cơn đau lưng xuất hiện thường xuyên và âm ỉ. Ở giai đoạn đầu thường chúng chỉ xuất hiện 1, 2 ngày rồi biến mất khiến cho nhiều người chủ quan, cho rằng bệnh không đáng lo.
Tuy nhiên việc không phát hiện kịp thời để chữa trị sẽ khiến cho những cơn đau kéo dài kéo tới mãn tính, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến xương khớp. Lời khuyên từ các chuyên gia là bạn hãy đi khám định kỳ sức khoẻ 6 tháng/ lần để kiểm tra xem mình có đang bị mắc bệnh tật nào trong cơ thể hay không.
-
Có bảng theo dõi cân nặng hợp lý
Hãy theo dõi kĩ cân nặng của bạn, bởi vì nó cũng là nguyên nhân khiến cho bạn sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về cột sống đấy.
Theo các chuyên gia về cơ thể, cột sống có vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ trọng lượng cơ thể, việc để cơ thể có trọng lượng lớn, béo phì sẽ tạo nên sức nặng đè lên cột sống, khiến nó dễ bị tổn thương hơn. Để giúp cho cân nặng ở mức độ hợp lý, bạn hãy tạo ra một bảng theo dõi cân nặng cho bản thân mình.
-
Một số triệu chứng của thoái hoá đốt sống
Một số triệu chứng của thoái hoá đốt sống có thể kể đến như:
- Triệu chứng rõ nhất phải kể đến là những cơn đau lưng kéo dài, xuất hiện thường xuyên và âm ỉ, chủ yếu là đau ở vùng cổ và thắt lưng
- Sức khoẻ giảm sút do phải thức đêm, chán ăn, cơ thể suy nhược ảnh hưởng đến bản thân và gia đình
- Khi thời tiết trở rét thường xuất hiện những cơn đau buốt, đau nhói lan sang cả những vùng khác như cổ, vai, hông liên tục.
- Cảm thấy đau nhức ở vùng cổ, trán, lan sang thái dương và đầu, tư thế quay đầu khó khăn, có thể đau ở gáy và hai bên bả vai, ở cánh tay hoặc đôi khi là ở cả hai cánh tay.
-
Một số phương pháp điều trị
Khi có những biểu hiện về bệnh thoái hoá đốt sống, bạn hãy tìm ngay đến bác sĩ để được chuẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Dưới đây là một số phương pháp làm giảm cơn đau:
- Hãy nằm nghỉ ngơi thư giãn nhưng không được nằm quá lâu ở một vị trí nhất định
- Tránh sử dụng dầu quá nóng để bôi như mật gấu, các loại cao không rõ nguồn gốc
- Sử dụng phương pháp châm cứu hay sử dụng lá thuốc bắc để bóp vào chỗ đau
- Tắm nước nóng và ấm.
-
Thay đổi ý thức bản thân
Cách tốt nhất để phòng chống được bệnh tật là mình phải thay đổi bản thân mình. Dù cho bạn có biết nhiều phương pháp đến đâu, cách phòng chống hay như nào mà mình không chịu thay đổi để thích ứng với điều đó thì chắc chắn rằng những kinh nghiệm đó sẽ mãi mãi không có tác dụng. Nếu bạn muốn cuộc đời thay đổi, đầu tiên bạn phải thay đổi chính bản thân mình.
Trung Thành Nguyễn 2019-12-18 21:45:58
Bài viết được chọn làm video cho kênh youtube của Toplist