Top 10 Thực phẩm nên kiêng khi bị viêm phế quản
Viêm phế quản là một tình trạng mà trong đó các đường dẫn khí trong phổi bị viêm hoặc đột ngột gặp trong viêm phế quản cấp tính, hoặc kéo dài gặp trong viêm ... xem thêm...phế quản mãn tính, hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Các triệu chứng của viêm phế quản có thể bao gồm thở khò khè, ho khạc đờm, đau họng, sốt, mệt mỏi và cảm giác bỏng rát trong lồng ngực của bạn. Ngoài phương pháp điều trị y tế, chẳng hạn như các loại thuốc uống, tiêm và thuốc hít, ăn các loại thực phẩm thích hợp có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm bớt các triệu chứng của bạn. Đồng thời bạn cũng nên kiêng một số thực phẩm dưới đây khi bị viêm phế quản nhé.
-
Sản phẩm từ sữa
Mặc dù các sản phẩm từ sữa có nguồn giá trị của protein và canxi cao nhưng trong loại thực phẩm này còn chứa một lượng phong phú chất béo bão hòa. Điều này, có thể làm trầm trọng thêm việc sản sinh ra chất nhầy và gây khó thở.
Các sản phẩm sữa có chất béo cao, mặc dù nguồn có giá trị của protein và canxi, nhưng còn chứa một lượng phong phú các chất béo bão hòa. Trong khi các vi khuẩn lành mạnh được tìm thấy trong sữa chua có thể giúp khống chế các triệu chứng của viêm phế quản, nhưng sữa nguyên chất và hàm lượng chất béo cao pho mát có thể làm trầm trọng thêm sản xuất chất nhầy và gây khó cho thở, theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland. Tránh các loại thực phẩm dựa trên các sản phẩm sữa có chất béo cao bao gồm súp kem, bánh pizza, bánh pho mát.
-
Muối
Hạn chế lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày là cần thiết đối với người mắc bệnh viêm phế quản. Bởi, nếu sử dụng nhiều muối muối sẽ dẫn tới tình trạng cơ thể tích lũy chất lỏng. Khi đó các mô phế quản cũng hấp thụ chất lỏng làm tình trạng viêm phế quản gia tăng; Đồng thời quá trình sản xuất chất nhầy cũng tăng theo.
Muối có nhiều trong các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn đông lạnh, đồ ăn đóng hộp. Vì thế bệnh nhân viêm phế quản không nên tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, đông lạnh, chế biến sẵn.
-
Các món chiên, xào
Trong các bữa ăn, những món chiên, xào thường được nhiều gia đình ưa chuộng. Thực phẩm chiên như khoai tây chiên, gà chiên, hành tây chiên, chứa một lượng cao chất béo bão hòa, một dạng chất béo liên kết với tăng nguy cơ cholesterol cao, bệnh đái tháo đường típ 2 và bệnh tim. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh này nên tránh hoặc hạn chế tối đa các món rán, xào như: khoai tây chiên, bánh rán, thịt rán,…
Thức ăn chiên xào cũng có thể làm tăng tình trạng viêm ở phổi và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của viêm phế quản. Để ngăn ngừa các sự cố vừa nêu, thay thế các loại thực phẩm chiên với các loại thực phẩm hấp và tươi.
-
Đồ ăn cay, nóng
Viêm phế quản là bệnh thường gặp và không gây nguy hiểm nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ dẫn đến viêm phổi ở một số trẻ. Ngoài ra, nếu tình trạng bệnh lặp đi lặp lại nhiều lần còn có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm khác như: Viêm phế quản mãn tính, hen, một số rối loạn về phổi,...
Và một trong những thứ cần tránh nữa mà toplist muốn nhắc đến trong bài viết đó chính là: Đồ ăn cay, nóng.... Bởi các đồ ăn cay, nóng như như ớt, hạt tiêu,… dễ gây kích thích niêm mạc phế quản và kích ứng cổ họng, rát cổ, gây hiện tượng ho nên cần tránh. -
Rượu, bia
Người bị viêm phế quản cần lưu ý không nên uống rượu bia. Đặc biệt trước khi đi ngủ bởi rượu, bia có thể làm liệt trung khu hô hấp, dễ gây loạn nhịp thở hoặc ngừng thở dẫn đến nguy hiểm tới tính mạng.
Đối với bệnh nhân viêm phế quản thì một chế độ ăn uống hợp lý và cân bằng cũng là một trong những phương pháp góp phần tích cực sẽ giúp điều trị bệnh viêm phế quản hiệu quả.
-
Đường tinh chế
Đường tinh luyện thêm vị ngọt và calo, nhưng hầu như không có chất dinh dưỡng trong thực phẩm và đồ uống. Trong khi ăn thực phẩm có đường chỉ thỉnh thoảng là chấp nhận được, tốt nhất nên tránh những thực phẩm và đồ uống nhiều đường như là một cách hữu ích để giúp giảm thiểu hoặc ngăn ngừa các triệu chứng viêm phế quản.
Nguồn phổ biến của đường tinh luyện bao gồm đồ uống ngọt có đường, kẹo, sô cô la sữa, xi rô, ngũ cốc ngọt lịm, bánh quy, sôcôla hạnh nhân, bánh nướng, bánh ngọt và bánh nướng xốp.
-
Đồ ăn chua, chát
Bổ sung một số loại trái cây có vị chua chát quá nhiều làm đặc đờm, khó long đờm khiến người bệnh trở nên khó chịu và mệt mỏi hơn. Thực phẩm có nhiều vị chua, chát cũng là loại thực phẩm được liệt vào nhóm thực phẩm không nên ăn khi bị viêm phế quản cấp.
Bởi sử dụng các loại thực phẩm có nhiều vị chua, chát khi bị viêm phế quản cấp có thể khiến quá trình long đờm diễn ra khó khăn hơn, gây nên sự ứ đọng tại đường hô hấp và dễ gây bội nhiễm hơn.
-
Đồ ăn lạnh
Trong quá trình điều trị viêm phế quản cần tránh xa các thực phẩm lạnh như kem, sữa chua, nước lạnh...là điều dễ hiểu bởi nhiệt độ lạnh sẽ làm chính là yếu tố nguy cơ làm giảm sức chống đỡ của niêm mạc hô hấp khi có vi khuẩn tấn công, làm tăng nặng tình trạng sưng, viêm, đau của cổ họng, niêm mạc phế quản phổi, trẻ ho, đua họng và nhiều đờm hơn.
Bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh như sữa chua, hoa quả trước khi ăn nên bỏ ra ngoài trước khoảng 30 phút cho bớt lạnh rồi ăn.
-
Hạn chế một số loại thịt
Thịt chế biến sẵn và thịt đỏ là thực phẩm cần hạn chế và kiêng khi bị viêm phế quản. Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Đại học Dinh dưỡng Hoa kỳ, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ăn các loại thịt này làm nặng hơn các triệu chứng viêm ở người bệnh. Tốt nhất bạn nên tìm đến các nguồn protein chống viêm ví dụ như cá hồi, cá mòi, cá thu, cá ngừ.
-
Đồ ăn gây dị ứng
Những thực phẩm chứa nhiều protein thì dễ gây dị ứng, gây ngứa họng, sưng, đau , tăng tiết dịch đờm, khó thở và kích thước phản xạ ho ở trẻ đặc biệt khi bé đang bị viêm phế quản phổi thì phản ứng dị ứng càng dễ xảy ra do hệ miễn dịch của trẻ đang yếu. Ngoài những thực phẩm đã từng gây dị ứng cho bé thì những loại hải sản, tanh như cua, tôm, cá, đậu nành...mẹ cũng cần chú ý kiêng khem cho bé ở giai đoạn này.