Top 10 Thực phẩm bạn nên ăn khi bị thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống là căn bệnh khá phổ biện hiện nay.Thoái hóa cột sống nên ăn gì, uống các loại sữa nào,.. là chủ đề mà nhiều người bệnh băn khoăn. Nguồn thực ... xem thêm...phẩm bổ sung hàng ngày không những giúp bệnh nhân ngăn ngừa thoái hóa mà còn có thể hỗ trợ điều trị bệnh lý hiệu quả. Dưới đây, Toplist sẽ liệt kê một số loại thực phẩm bạn nên ăn khi bị thoái hóa cột sống tốt nhất.
-
Sữa bò là một loại sữa khá quen thuộc và được nhiều người đánh giá là loại thực phẩm bổ dưỡng, có tác dụng tốt đối với những người đang mắc bệnh đau cột sống. Các dưỡng chất có trong sữa bò như: Lactose, protein, lipid, vitamin A, vitamin E, C, D, B6 và B12, hàm lượng protein cao, canxi, magie… Giúp cơ thể và đặc biệt là hệ xương của người bệnh được nuôi dưỡng một cách tốt nhất.
Trung bình, một ngày người trưởng thành cần cung cấp 800-1000mg canxi cho cơ thể. Tuy nhiên với người bệnh cột sống thì lượng canxi bổ sung cần lớn hơn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu uống mỗi ngày 1 ly sữa bò thì có thể cung cấp gần 30% nhu cầu canxi trong một ngày. Đặc biệt, sữa bò là một trong những sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên và không hề bị pha lẫn các tạp chất khác nên người dùng có thể an tâm về chất lượng và không lo bị ảnh hưởng bởi các chất phụ gia nào cả.
-
Một trong những loại sữa hạt được ưa chuộng và phổ biến nhất là sữa từ hạt đậu nành. Mặc dù so với sữa bò, hàm lượng canxi trong sữa đậu nành không cao bằng nhưng nó lại rất dồi dào các chất dinh dưỡng khác mà người bệnh cần. Thành phần protein có nhiều trong sữa đậu nành sẽ góp phần giúp cho vùng xương cột sống của bạn thêm phần chắc khỏe, tăng khả năng phục hồi.
Điển hình nhất là Genistein – một loại hóc – môn thực vật có tham gia trực tiếp đến quá trình tái tạo các tế bào xương. Ngoài ra, lượng saponin dồi dào trong sữa đậu nành giúp chống oxy hóa, cải thiện hệ miễn dịch và quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Và từ đó các cơn đau qua thời gian kiên trì sử dụng sẽ có chuyển biến tích cực.
-
Người bị thoái hóa cột sống cần có 1 chế độ ăn đủ dưỡng chất, bổ sung canxi từ thịt, xương ống để giúp xương khớp chắc khỏe. Người bệnh nên ăn thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm. Đặc biệt với quan niệm “ăn gì bổ nấy” thì những món ăn nấu từ xương ống, sườn cũng rất tốt cho người bệnh. Điển hình như phần nước hầm xương luôn chứa nhiều glucosamin và chondroitin, đây là hai hợp chất tự nhiên có tác dụng bổ sung canxi cho cơ thể.
Ngoài ra, cá là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu trong các bữa ăn của người thoái hóa cột sống cổ và lưng. Đặc biệt là các loại cá biển giàu acid béo omega-3 như: Cá thu, cá mòi, cá hồi, cá ngừ, cá trích… giúp tăng cường lưu thông máu nuôi dưỡng các khớp xương.
-
Trong rau xanh và trái cây có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ đã được chứng nhận là tốt cho bệnh. Người bị thoái hóa cột sống lưng và cổ được khuyên nên ăn nhiều rau quả xanh, hoa quả tươi và các loại ngũ cốc.
Điển hình như súp lơ xanh là thực phẩm chứa nhiều vitamin K và C giúp xương khớp chắc khỏe. Cà rốt giàu vitamin A và E – hai nhân tố cần thiết để bảo vệ bao khớp và đầu xương. Ăn nhiều cà chua cũng rất có lợi vì làm bớt đau khớp, ngoài ra hạt cà chua còn có thể thay thế aspirin giúp chống viêm khớp và giảm đau rất tốt. -
Nấm và mộc nhĩ là hai thực phẩm ngon, ngoài ra chúng còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể chống lão hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh xương khớp, ung thư, tim mạch,...
Cụ thể, mộc nhĩ có tác dụng hạ huyết áp, ngừa xơ vữa động mach. Nó còn chứa polysaccharid có khả năng tăng cường miễn dịch trong cơ thể người để chống chất phóng xạ và ức chế khối u. Còn nấm hương thì từ lâu đã được mệnh danh là “vua của các loại nấm” có tác dụng chống viêm, chữa cơ thể suy nhược và giảm chứng tê bại chân tay. -
Không phải chỉ khi mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ bạn mới phải cần bổ sung trái cây. Trái cây là loại thực phẩm không thể thiếu cho tất cả mọi người, đối với người bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ thì càng phải ăn nhiều hơn.
Người bị thoái hóa cột sống nên sử dụng nhiều các loại trái cây như ổi, đu đủ, dứa, táo, lê, nho, dưa hấu… vì trong thành phần các loại quả này có chứa nhiều muối kali, nước, vitamin C, có tác dụng kháng viêm, giảm sưng khá tốt cũng như tăng khả năng bài tiết lượng acid uric qua đường tiết niệu ở người bệnh gout. Ngoài ra, ơ, dâu tây, bưởi, cam… là nguồn cung cấp vitamin và chất xơ dồi dào, giúp giảm triệu chứng sưng viêm và ngăn chặn tình trạng lão hóa xương khớp.
-
Trong trứng có chứa vitamin D, song vitamin D chỉ được tìm thấy trong lòng đỏ trứng vì vậy nếu bạn có thói quen không thích ăn lòng đỏ trứng thì cũng nên thay đổi thói quen đó.
Lòng đỏ trứng gà rất giàu vitamin D, có vai trò quan trọng trong việc chuyển hoá canxi, giúp xương khớp chắc khoẻ hơn. Bôt sung vitamin D sẽ giúp cơ thể giảm thiểu được sự phát triển của bệnh loãng xương cũng như thoái hoá cột sống. -
Người bệnh thoái hoá cần bổ sung nước hầm xương vì lượng Chondroitin và Glucosamine trong nước hầm xương là rất lớn 2 hoạt chất này là thành phần quan trọng góp phần cấu tạo nên sụn khớp giữa các đốt sống.
Người bệnh thoái hóa cột sống nên bổ sung nước hầm xương từ bò, lợn,… sẽ rất tốt cho quá trình phục hồi tổn thương cột sống thoái hóa. Ngoài Chondroitin và Glucosamine, trong nước hầm xương chứa hàm lượng Canxi rất lớn giúp xương chắc khỏe, các triệu chứng được kiểm soát và đẩy lùi.
-
Hoa atisô trong Đông y có rất nhiều tác dụng như trị đau dạ dày, đau gan, tiểu đường hay ăn uống không tiêu. Ngoài ra, nó còn có tác dụng rất tốt trong việc trị thấp khớp, đau đốt sống cổ, đau lưng. Dùng atisô mỗi ngày bạn sẽ phòng ngừa và chữa được rất nhiều bệnh, trong đó có thoái hóa đốt sống cổ.
Atisô là một trong những thực phẩm tốt nhất cung cấp các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là magiê, phốt pho và mangan. Những khoáng chất này là thành phần thiết yếu của việc tăng cường sức khỏe và mật độ xương, do đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như loãng xương. -
Tỏi chính là một gợi ý hữu ích tiếp theo cho thắc mắc thoái hóa cột sống nên ăn gì. Một số nghiên cứu cho thấy hoạt chất sulphur trong loại gia vị này có thể giúp giảm đáng kể các cơn đau lưng, đau mỏi vai gáy do bệnh thoái hóa cột sống mang lại.
Bên cạnh đó, hoạt chất dialyl disulphide còn giúp ức chế sản xuất các enzym gây hủy hoại lớp sụn chêm. Alicin trong tỏi cũng có tác dụng tích cực trong việc kháng viêm, chống nhiễm khuẩn ở cột sống và cải thiện sức đề kháng cho cơ thể.
Nguyễn Hoàng Chương 2020-02-21 10:38:57
bài viết được chọn làm video của toplist.vn cảm ơn tác giả