Top 10 Điều thú vị nhất về đêm Halloween
Ngày nay, Halloween được du nhập về rất nhiều quốc gia và được giới trẻ yêu thích, trong đó Việt Nam. Và sắp tới lễ hội Halloween rồi, bạn đã biết những điều ... xem thêm...thú vị nhất về đêm Halloween là gì chưa? Nếu chưa thì tham khảo bài viết sau đây của Toplist nhé!
-
Nguồn gốc lễ hội Halloween
Lễ hội Halloween ngày nay bắt nguồn từ dân tộc Celt, là một dân tộc sống cách đây hơn 2,000 năm trên các vùng đất bây giờ là Anh quốc, Ái Nhĩ Lan và miền Bắc nước Pháp. Dân tộc Celt bắt đầu năm mới vào ngày 1 tháng 11 Dương Lịch. Một lễ hội được cử hành vào đêm trước năm mới để vinh danh vị thủ lãnh đã quá cố là Samhain. Ngày lễ hội này báo hiệu sự bắt đầu của mùa lạnh, của những ngày tối tăm thường được liên kết với sự tàn tạ và sự chết của loài người. Dân tộc Celt tin rằng Samhain cho phép những linh hồn người chết được trở về nhà trên trần gian vào đêm hôm đó. Vào ngày "Các vong hồn," những người nghèo đi "khất thực cô hồn" (went-a-souling) và họ sẽ được bố thí bánh trái gọi là "soul cakes" (bánh vong hồn) để họ hứa là sẽ cầu nguyện cho "các vong hồn."
Halloween đến Hoa Kỳ do những di dân đầu tiên, đa số đến từ Anh Quốc và một số từ các vùng thuộc dân tộc Celt, họ đã đem qua Mỹ khá nhiều phong tục khác nhau. Nhưng vì lý do tín ngưỡng bị giới hạn, nghĩa là lúc đầu các tôn giáo lớn đưa ra giới luật tương đối chặt chẽ, nên việc cử hành lễ Halloween chưa được phổ cập trong dân chúng. Mãi đến thập niên 1800 mới trở nên tục lệ được nhiều người hưởng ứng.
Vào giữa thế kỷ 19, tục lệ "trick or treat" chưa được phổ biến ở các thành phố lớn vì ở những nơi này "hàng xóm láng giềng" hầu như không có; nhiều người ở cạnh nhau mà không quen biết nhau, cho nên Halloween đôi khi gây ra những sự việc tai hại. Ngày nay, nhiều cộng đồng, nhiều tổ chức đã đứng ra bảo trợ các tục lệ vui chơi của ngày Halloween, nên nó đã trở thành một ngày lễ hội rất vui thú của thiếu niên và một số thanh niên.
Halloween có tên gốc là All Hallows'Eve, có nghĩa là đêm trước Ngày lễ các thánh. "Hallow" là một từ tiếng Anh cổ có nghĩa là "thánh". Tên ngày lễ sau đó được cắt thành Hallowe'en và cuối cùng là Halloween như chúng ta biết ngày nay. Lễ hội Halloween ngày nay phần lớn mọi người đều coi đó là một lễ hội vui chơi với những quả táo của lễ hội Pomona, con mèo đen của lễ hội Sanhaim và những con ma, bộ xương của ngày lễ các thánh và các linh hồn, All Saint's Day và All Soul's Day.
-
Tên gọi Halloween và ngày 31/10
Bạn đầu, tên gọi của ngày 31/10 là “All Hallow Even” hay còn gọi là Sự kiện Thánh hóa. Halloween (viết rút gọn từ "All Hallows' Evening") là một lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày 31 tháng 10 hàng năm, vào buổi tối trước Lễ các Thánh trong Kitô giáo Latinh. Tên gọi Halloween hay Hallowe'en có niên đại từ khoảng năm 1745 và có nguồn gốc Kitô giáo. Từ "Halloween" có nghĩa là buổi tối linh thiêng hay thánh thiêng. Nó bắt nguồn từ một thuật từ Scotland All Hallows' Eve (buổi tối vọng Lễ Chư Thánh). Trong tiếng Scots, từ eve chính là even (chiều tối) trong tiếng Anh, từ này cũng được viết ngắn gọn thành e'en hay een. Theo thời gian, All Hallows' Eve dần trở thành Halloween.
Sở dĩ, ngày 31/10 là ngày tổ chức Halloween, bởi những người Celt cổ đại ngày xưa cho rằng, vào ngày này các quy luật về không gian và thời gian sẽ bị ngưng lại, những linh hồn từ cõi chết trở về thế gian để đi tìm kiếm các thân xác để hồi sinh trở lại. Cho nên, trong ngày này, họ thường hóa trang, tụ tập ồn ào nhằm trấn an đi nỗi lo sợ các linh hồn xung quanh mình. Lễ hội Halloween năm nay sẽ rơi vào ngày thứ bảy, 31/10/2020 (15/09 âm lịch).
-
Trick or Treat – hình thức ăn xin thời cổ đại
Gõ cửa nhà hàng xóm trong đêm 31/10, chờ đợi họ mở cửa để hét lên 'Trick or Treat' là một trong những kỷ niệm tuổi thơ đẹp nhất. Là một trò chơi vô cùng quen thuộc trong ngày lễ Halloween của các em nhỏ ngày nay. Nhưng thực chất đây chính là một hình thức ăn xin vào thời cổ đại.
Ngày nay thì Trẻ em sẽ mặc những bộ đồ hóa trang ma quỷ, đi theo nhóm và cầm theo giỏ đựng kẹo, đèn lồng... Sau đó, lũ trẻ sẽ gõ cửa từng nhà hàng xóm trong khu phố, chờ đợi họ mở cửa rồi hét lên vui vẻ: "Trick or Treat". Trick trong tiếng Anh nghĩa là đánh lừa, chỉ trò đùa nghịch ngợm trong ngày Halloween. Treat là tiếp đãi, đối xử tử tế, trong trường hợp này chỉ bánh kẹo. Câu nói này mang hàm ý: "Nếu không muốn bị chơi xấu thì hãy đãi chúng tôi món gì đi". Thông thường, chủ nhà thường vui vẻ cho lũ trẻ rất nhiều kẹo, bánh trái để đi... dọa nhà tiếp theo.
Nhưng tại sao lại là "Trick or Treat", chứ không phải bất kỳ câu nói nào khác? Ý nghĩa thực sự phía sau nó là gì? Theo Dictionary, nguồn gốc của câu nói này có từ thời trung cổ, nhưng nó không phải là một tập tục dành cho trẻ em như hiện nay.
Từ xưa, những người dân hành khất thường ngụy trang mình bằng những bộ trang phục làm từ rơm, rạ đi xung quanh làng, gõ cửa từng nhà để xin bánh kẹo hoặc thức ăn. Dần dần, đây đã trở thành một tục lệ, nét đặc trưng không thể thiếu được trong ngày lễ Halloween. Thời trung cổ, những người nghèo sẽ đi khất thực để nhận bánh trái vào ngày 31/10. Đáp lại, họ sẽ cầu nguyện cho các linh hồn đã chết trong ngày All Souls' Day rơi vào 2/11 (Ngày của các linh hồn).
Trò Trick or Treat ngày nay là một biến thể từ tập tục xa xưa. Lễ hội Halloween đến Mỹ nhờ những người di cư đầu tiên, đa số từ Scotland, Ireland. Và dù có nguồn gốc như thế nào, ngày nay đây vẫn là tập tục phổ biến, được trẻ em khắp thế giới trông chờ nhất trong ngày Lễ hội ma quỷ. -
Trick or Treat – đã từng bị biến thành một hình thức phá hoại
Có thể bạn chưa biết Halloween là một trong những kỳ nghỉ được yêu thích tại nước Mỹ, tuy nhiên những hệ lụy như đốt nhà, cản trở giao thông... mà nó đem lại khiến không ít thành phố nghĩ đến việc cấm lễ hội này hoàn toàn.
Vào ngày 31/10/1879, trên tuyến đường sắt từ Louisville xuyên biên giới qua Newport, bang Kentucky, Mỹ. Khi người lái tàu nhìn ra ngoài vào đêm tối và phát hiện một điều rất đáng sợ, một cơ thể nằm ngang đường ray. Người này lập tức kéo phanh bằng hết sức mình để ngưng con tàu và nhảy khỏi đầu tàu xuống kiểm tra với vẻ mặt thất thần. Tuy nhiên anh nhanh chóng phát hiện ra cơ thể đó không di chuyển. Đó không phải người mà là một hình nộm được đặt ở đó từ trước. Những người đứng xung quanh bắt đầu hú lên và cười đùa bởi trò lừa Halloween của họ đã thành công.
Mặc dù những đứa trẻ vị thành niên đã đe dọa đến sự an toàn của bản thân và hành khách nhưng người lái tàu không hề thốt ra một lời phỉ báng, bởi khi còn là một cậu bé, ông cũng có những hành động tương tự. Những điều này thường được diễn ra trong Halloween vào thời Gilded Age, khi kỳ nghỉ dài ngày không còn trò xin kẹo mà đầy những trò đùa giỡn, phá hoại và bạo lực.
Những trò chơi khăm không chỉ dừng lại ở mức nhẹ nhàng, mà còn gây ra rất nhiều mối nguy hiểm cho chủ nhà, nhưng những người tạo ra các trò chơi khăm đó lại cho rằng trò chơi sẽ càng thành công hơn khi những trò chơi khăm càng nguy hiểm. Khi những người nhập cư từ Scotland và Ireland đưa Halloween đến Hoa Kỳ vào giữa những năm 1800, họ đã tổ chức lễ hội này như ở quê hương mình. Nhưng Halloween lúc này không phải là trò vui của những đứa trẻ mặc đồ hóa trang gõ cửa từng nhà xin đồ ngọt, mà là những trò trêu đùa ma quái.
Vào năm 1911, hình ảnh hai cậu bé đang ăn cắp một chiếc cổng vào đêm Halloween khiến nhiều người khó chịu. Bởi vậy mà ngày nay, trò chơi này chỉ được áp dụng với các em nhỏ mà thôi nhằm tạo tính an toàn và vui nhộn hơn cho ngày lễ. -
Bobbing Apple – tiên đoán vị hôn phu trong tương lai
Một trò chơi khác cũng rất phổ biến trong ngày lễ Halloween đó là tiên đoán vị hôn phu trong tương lai – Bobbing Apple. Người ta cho rằng, khi chơi trò này, thì các linh hồn đang lang thang sẽ giúp cho người chơi có thể biết được vị hôn phu trong tương lai của mình là ai.
Để chơi trò này rất đơn giản, ta chỉ cần để táo trong một thau nuớc lớn và người tham gia sẽ phải dùng răng của mình để gắp táo lên khỏi mặt nước. Phong tục lấy táo vào đêm "các Thánh" không hẳn là trò chơi mà thực ra là một nghi lễ lấy may. Người nào càng lấy được nhiều táo, người đó càng gặp nhiều may mắn trong năm tới. Truyền thuyết cũng kể rằng người đầu tiên để lấy được một quả táo từ thùng chứa đầy nước mà không sử dụng bàn tay của mình sẽ là người đầu tiên kết hôn.
-
Quả bí Jack O’Lanterns
Ít ai biết được rằng, quả bí Jack O’Lantern có một nguồn gốc khá bí ẩn và đen tối, bắt nguồn từ một câu chuyện truyền thuyết cổ xưa của người Ireland cổ đại. Câu chuyện kể về người nông dân tên Jack – một người luôn bày trò lừa gạt ma quỷ, và cho đến khi chết, không nơi nào chấp nhận ông.
Người dân làm đèn quả bí “Jack-o’-lantern” vào dịp lễ Halloween trong nhiều thế kỷ. Việc này có nguồn gốc từ một câu chuyện Ireland về một người đàn ông có biệt danh là “Jack hà tiện”. Theo truyền thuyết, Jack mời con Quỷ đi uống rượu với anh ta. Vì bản tính keo kiệt, Jack không muốn trả tiền cho đồ uống của họ, vì thế anh ta đã thuyết phục con Quỷ biến mình thành một đồng xu để Jack có thể dùng mua rượu. Khi Quỷ biến hình, Jack quyết định giữ lại đồng xu lại và đặt nó vào túi của mình bên cạnh một cây thánh giá bằng bạc. Con Quỷ sợ hãi không thể thoát ra và biến lại hình dạng ban đầu. Jack cuối cùng cũng giải phóng cho con Quỷ nhưng với điều kiện rằng hắn sẽ không quấy phá Jack trong vòng một năm và sau khi Jack chết, hắn sẽ không được bắt linh hồn của mình.
Năm sau, Jack lại lừa con Quỷ leo lên một cái cây để hái trái. Khi con Quỷ trèo lên cây, Jack khắc một dấu thánh giá vào thân cây để con Quỷ không thể đi xuống cho đến khi con Quỷ hứa không làm phiền anh ấy thêm mười năm nữa. Không lâu sau, Jack qua đời. Theo chuyện kể lại, Đức Chúa Trời không cho phép một con người tinh ranh như Jack lên thiên đàng. Con Quỷ giữ lời hứa không đòi linh hồn của Jack nên không cho phép anh ta vào địa ngục. Hắn cho Jack một hòn than để thắp sáng con đường của mình trong đêm. Jack bỏ than vào một củ cải đã khắc ruột và đi lang thang khắp trái đất. Kể tử đó, người Ireland gọi hồn ma của Jack là “Jack-o’-lantern”.
Tại Ireland và Scotland, người ta bắt đầu làm các phiên bản khác nhau về những chiếc đèn lồng “Jack-o’-lantern” bằng cách khắc khuôn mặt đáng sợ vào củ cải hoặc khoai tây và đặt chúng vào các cửa sổ hay gần cửa ra vào để xua đi “Jack hà tiện” (Stingy Jack) và những linh hồn ma quỷ khác lang thang. Ở Anh, củ cải lớn được sử dụng. Những người nhập cư từ các nước này mang truyền thống đèn “Jack-o’-lantern” khi họ đến Mỹ. Tại đây, họ nhận ra rằng bí ngô là một loại thổ sản phổ biến ở Mỹ, có thể tạo nên những chiếc đèn hoàn hảo nên họ đã sử dụng những quả bí để làm những chiếc đèn như bạn thấy ngày nay.
-
Nguyên liệu ban đầu để khắc lồng đèn
Đèn lồng Jack O' hay bí ngô chính là biểu tượng nổi tiếng nhất của lễ hội Halloween. Theo truyền thuyết Ireland, đèn lồng Jack O' được đặt tên sau khi một người đàn ông keo kiệt có tên Jack qua đời đã bị cấm vào cả thiên đường và địa ngục. Bởi lẽ, anh đã lừa ma quỷ nhiều lần. Người này bị kết án phải đi lang thang trên Trái Đất, cầm đèn lồng của mình để hướng dẫn con người đi đúng đường.
Nhưng bạn có biết ban đầu đèn quả bí “Jack-o’-lantern” được khắc trên củ cải, khoai tây hoặc củ cải đường. Và khi truyền thống về đèn lồng này đến Mỹ, họ nhận ra bí ngô là loại thổ sản phổ biến của Mỹ để tạo nên những chiếc lồng đèn hoàn hảo nên đã quyết định tạo ra những chiếc đèn lồng này bằng bí cho đến ngày nay trong ngày lễ Halloween.
-
Trăng tròn và phù thủy trong Halloween
Nhắc đến lễ hội Halloween là không thể không nhắc đến hình ảnh những bà phù thủy cưỡi chổi, bay lượn trong bầu trời đêm với mặt trăng tròn trên cao. Những phù thủy giàu thì sẽ đi xe ngựa, còn những phù thủy nghèo hơn thì sẽ cưỡi chổi hoặc chỉ là một cái sào đơn giản, đó chính là quan niệm của đa số mọi người về hình ảnh phù thủy.
Phù thủy được cho là có sức mạnh siêu nhiên, thường mặc quần áo màu đen, mũi nhọn, khoằm và cưỡi chổi bay. Vào đêm hội hóa trang Halloween, rất nhiều người "hóa thân" thành phù thủy. Phù thủy được cho là có sức mạnh siêu nhiên, có mối quan hệ với ma quỷ, đại diện cho thế lực hắc ám và có năng lực mạnh nhất vào ngày Halloween. Tuy nhiên, cũng như nhiều sinh vật bí ẩn khác, họ bị nhà thờ Thiên chúa giáo quy là ma quỷ và tiến hành săn đuổi khắp châu Âu thời Trung cổ hay tại châu Mỹ từ thế kỷ 17.
Trăng tròn là hiện tượng cực kỳ hiếm gặp trong đêm Halloween. Lần trăng tròn gần đây nhất trong dịp Halloween là vào năm 2001. Phải đến Halloween năm 2020 chúng ta mới có thể chiêm ngưỡng trăng tròn. Còn hình ảnh trăng tròn, chỉ đơn giản là một hình ảnh nhằm tăng thêm tính nghệ thuật cho đêm hội Halloween mà thôi. -
Biểu tượng ghê rợn trong Halloween
Dơi, zombie, ma cà rồng hay ma sói được cho là những sinh vật hút máu đáng sợ và thường được đóng giả trong lễ hội ma Halloween. Nổi bật giữa vô vàn thể loại quái vật, bí ngô chính là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của lễ hội Halloween. Theo các sử gia, việc moi ruột và thắp nến bên trong bí ngô là một tập tục của người Celtic, có nguồn gốc tại Iceland. Những khuôn mặt phát sáng, đáng sợ của bí ngô có tác dụng xua đuổi các linh hồn quỷ dữ lang thang trên đường phố vào đêm 31/10, đêm Giao thừa theo lịch Celtic. Tại sao loài dơi lại có liên quan mật thiết với Halloween? Bởi giống như loài quỷ Dracula, một số loài dơi sống nhờ máu của động vật. Chúng khiến người ta liên tưởng đến ma cà rồng, một sinh vật đặc trưng của lễ hội ma.
Zombie, hay Xác sống, là nhân vật chính của ngành công nghiệp phim kinh dị và là hiện thân của văn hóa thây ma có nguồn gốc ở Haiti. Theo đó, người dân Haiti tin rằng, con người có thể bị rơi vào trạng thái phi trí óc, giống như các xác chết trên phim (ngoại trừ sở thích ăn thịt người). Thậm chí một nhà thực vật học ở Haiti đã tìm thấy một loại thuốc độc, thực sự có thể gây ra trạng thái zombie này. Không có gì dễ hơn việc đóng giả một con ma trong lễ hội Halloween: đục hai lỗ trên tấm ga trải giường màu trắng và trùm nó lên đầu. Tuy nhiên, sẽ khó khăn hơn nhiều nếu muốn trở thành một oan hồn thực sự. Trước hết, một người phải chết đi, trong hoàn cảnh càng thương tâm càng tốt. Sau đó, linh hồn của họ phải đi lang thang khắp nơi để ám vào các ngôi nhà hoặc tìm kiếm người thân. Từ góc độ khoa học, nhiều nhà tâm lý siêu nhiên lập luận rằng năng lượng (bao gồm cả năng lượng cơ thể) không thể biến mất hoàn toàn. Chúng chỉ chuyển hóa sang dạng khác, tức linh hồn, mà thôi.
Một con quỷ là hiện thân của cái ác cũng như những thứ xấu xa nhất. Chúng có thể là một hồn ma ác độc, một thiên thần sa ngã hay tay sai của quỷ Satan. Có rất nhiều câu chuyện rùng rợn xung quanh những con ác quỷ. Chúng cũng thường xuyên được giao vai ác trong các tác phẩm văn học dân gian trên toàn thế giới.
-
Ý nghĩa của ngày Halloween
Từ câu chuyện về cuộc đời và hành động của chàng trai tên Jack đã cho chúng ta một kinh nghiệm xương máu rằng “ Sống không nên tham lam, keo kiệt. Phải có lòng bác ái, từ bi”.
Không nên chơi đùa với ma quỷ. Ma quỷ hiểu theo nghĩa bóng là những trò lừa lọc, đe dọa, làm cho người khác sợ hãi, những việc làm tinh quái do trí thông minh và tưởng tượng của tuổi trẻ sáng tạo ra có khi làm hại đến người, đến xã hội… Chơi đùa, giao du với ma quỷ sẽ dễ bị cám dỗ đi vào đường tối tăm và tội lỗi.