Top 10 Điều thú vị về Vatican

Jane TrucVy 86 0 Báo lỗi

Thành phố Vatican là một trong những thánh địa Cơ đốc quan trọng nhất. Đây là một quốc gia độc lập chỉ với khoảng 800 người, rộng 0,44 km vuông, so với 2km ... xem thêm...

  1. Top 1

    Thành phố Vatican là quốc gia nhỏ nhất trên thế giới

    Được bao bọc bởi đường biên giới dài 2 dặm với Ý, thành phố Vatican là một thành phố cũng như quốc gia độc lập. Toàn bộ diện tích của nó chỉ nằm trên khu đất rộng hơn 100 mẫu Anh, bằng 1/8 công viên trung tâm của New York. Là quốc gia nhỏ nhất trên thế giới, có dân số khoảng hơn 800 người. Nổi tiếng với trụ sở Nhà thờ Công giáo La Mã, vương cung thánh đường Thánh Peter. Thành phố Vatican cũng là quê hương của Giáo hoàng.


    Chủ quyền được ký kết tồn tại sau cuộc tranh chấp giữa chính phủ Ý và nhà thờ Công giáo. Giáo hoàng đứng đầu đất nước, chính phủ hoạt động theo chế độ quân chủ. Mặc dù là nơi có dân số thấp nhưng nó đã thu hút gần 5,5 triệu du khách mỗi năm. Trở thành quốc gia duy nhất được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Vatican tự đúc đồng Euro, in tem riêng, phát hành hộ chiếu, biển số xe, điều hành các cơ quan truyền thông, có quốc kỳ cũng như quốc ca riêng. Chức năng chính phủ duy nhất mà Vatican không tham gia là thuế. Doanh thu chính của đất nước đến từ phí vào cửa bảo tàng và bán hàng lưu niệm.


    Lịch sử phức tạp, khó tin của nơi này sẽ khiến bạn kinh ngạc vì không phải nó lúc nào cũng nhỏ như vậy. Trước đó vào giữa thế kỷ 19, các quốc gia Giáo hoàng có diện tích đến khoảng 44.000 km vuông. Tuy nhiên, do đấu tranh cho sự thống nhất của Ý sau một thập kỷ nên phần lớn các quốc gia Giáo hoàng đã chính thức trở thành một phần của Ý.

    Thành phố Vatican
    Thành phố Vatican
    Toàn cảnh thành phố Vatican
    Toàn cảnh thành phố Vatican

  2. Top 2

    Vương cung thánh đường Thánh Peter nằm trên đỉnh thành phố của người mất, bao gồm cả ngôi mộ cùng tên

    Nghĩa trang La Mã đứng trên Đồi Vatican vào thời ngoại giáo. Khi một trận hỏa hoạn san bằng phần lớn thành Rome năm 64 sau công nguyên. Hoàng đế Nero đã tìm cách đổ lỗi nên buộc tội cho những người theo đạo Cơ đốc bắt đầu vụ cháy. Ông hành quyết bằng cách đốt họ trên cây cọc, ném cho thú dữ, đóng đinh họ. Trong số những người bị đóng đinh có Thánh Peter - môn đệ Chúa Jesus, cũng là thủ lĩnh các tông đồ khác và là Giám mục đầu tiên của Rome - người được cho là đã được chôn cất trong một ngôi mộ nông tại Đồi Vatican.


    Sau khi cải đạo sang Cơ đốc giáo, Constantine đại đế ra lệnh xây dựng một vương cung thánh đường để thay thế cho cung thánh đơn sơ. Việc này diễn ra vào năm 323, nhưng không được hoàn thành cho đến sau khi ông qua đời. Được biết đến vào thời trung cổ với tên gọi Palatium Neronis, nó được xây dựng theo hình chữ thập, bao gồm 5 gian giữa được chia thành 4 hàng, mỗi hàng 22 cột.


    Với vai trò là nơi tôn nghiêm chính của Western Christendom, vương cung thánh đường Thánh Peter đã trở thành một nơi lưu trữ những kho tàng khổng lồ, bao gồm đồ trang trí khảm quý giá, lễ phục tráng lệ, tượng đài lộng lẫy cùng các bức tranh. Một dãy cột có mái che kéo dài từ nơi đây đến Porta di St. Pietro tại Lâu đài Sant 'Angelo - nơi có vô số khách hành hương đi qua. Cung điện cũng được xây dựng cho giáo hoàng gần đó để Ngài có thể tiếp khách khi làm lễ.

    Vương cung thánh đường Thánh Peter
    Vương cung thánh đường Thánh Peter
    Vương cung thánh đường Thánh Peter
    Vương cung thánh đường Thánh Peter
  3. Top 3

    Caligula chiếm được đài tưởng niệm đứng ở Quảng trường Thánh Peter

    Một tượng đài khác cũng có đặc điểm khá nổi bật, đó chính là đài tháp đứng nằm ngay trung tâm. Hoàng đế La Mã Caligula từng xây dựng một rạp xiếc nhỏ trong khu vườn của mẹ ông tại chân đồi Vatican - nơi huấn luyện những người đánh xe ngựa và cũng là nơi được cho là các Kito hữu đã tử vì đạo. Để ngự trị trung tâm giảng đường, Caligula cho lực lượng của mình vận chuyển từ Ai Cập một cột tháp mà ban đầu nó đứng ở Heliopolis. Đài tưởng niệm này làm bằng một miếng đá granit đỏ, nặng hơn 350 tấn, được dựng lên cho một Pharaoh Ai Cập từ hơn 3.000 năm trước.


    Năm 1586, nó được chuyển đến vị trí hiện tại ở Quảng trường Thánh Peter - nơi nó thực hiện 2 nhiệm vụ như một chiếc đồng hồ mặt trời khổng lồ. Có nhiều tháp pháo dựng thẳng từ Ai Cập nằm ở Rome hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, kể cả Ai Cập. Tất cả chúng đều được đưa đến bởi các Hoàng đế La Mã khác nhau. Nhưng đáng buồn thay, rất ít người biết về nguồn gốc cũng như việc Pharaoh đã ra lệnh xây dựng chúng.


    Bởi vì không có chữ tượng hình nào ghi lại thông tin trên đó. Do có bệ vững chắc mà đài tháp vẫn đứng vững cho đến khi được chuyển đến vị trí ngày nay tại Quảng trường Thánh Peter. Phải mất tận 13 tháng (từ năm 1585 đến 1586) để di chuyển và dựng lại đài tháp. Ý tưởng di chuyển này là của Giáo hoàng Sixtus V, như một phần của mong muốn khôi phục, xây dựng lại tất cả các tháp pháo từng nằm trong đống đổ nát của Rome.

    Tượng hoàng đế La Mã Caligula
    Tượng hoàng đế La Mã Caligula
    Cột đá cao sừng sững giữa Vatican do Hoàng đế Caligula cho người chuyển từ Ai Cập sang
    Cột đá cao sừng sững giữa Vatican do Hoàng đế Caligula cho người chuyển từ Ai Cập sang
  4. Top 4

    Trong gần 60 năm, vào những năm 1800 và 1900, các Giáo hoàng đã từ chối rời khỏi Vatican

    Chỉ hơn 1.000 năm trước khi đất nước thống nhất (1848 - 1871), các Giáo hoàng đã cai trị những vùng lãnh thổ rộng lớn ở miền trung nước Ý, được gọi là quốc gia Giáo hoàng. Sau đó, với sự thống nhất mới thành lập dưới một chính phủ thế tục, lãnh thổ trước đây của các Giáo hoàng bị chiếm giữ, ngoại trừ mảnh đất nhỏ tại Vatican. Các loại chiến tranh lạnh sau đó nổ ra giữa nhà thờ và chính phủ Ý. Giáo hoàng từ chối công nhận thẩm quyền và Vatican vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của Ý.


    Giáo hoàng Pius IX bị mắc kẹt bên trong vùng lãnh thổ nhỏ bé của mình tại thành Rome.Ngài đã tự xưng là “tù nhân Vatican”, và trong gần 60 năm, các Giáo hoàng kế vị điều từ chối rời khỏi đó cũng như phục tùng thẩm quyền chính phủ. Khi quân đội Ý có mặt tại Quảng trường Thánh Peter, các Giáo hoàng thậm chí còn từ chối ban phép lành hoặc xuất hiện từ ban công nhìn ra không gian công cộng. Thay vào đó, lễ đăng quang của Giáo hoàng được tổ chức tại nhà nguyện Sistine.


    Mãi cho đến khi hiệp ước Lateran năm 1929 được ký kết giữa Vatican với Benito Mussolini, đó là tạo ra một tiểu bang mới cũng như mở đường cho quan hệ ngoại giao giữa Ý và toà Thánh, những căng thẳng này mới tan biến. Tòa Thánh công nhận vương quốc Ý với thủ đô là Rome, do đó chấm dứt tình trạng Giáo hoàng cảm thấy bị bó buộc khi ở lại Vatican. Các Ngài tiếp tục đến thăm nhà thờ lớn của họ - vương cung thánh đường Thánh John Lateran, nằm phía đối diện của Rome, và thường xuyên đến dinh thự mùa hè tại Castel Gandolfo cách đó Rome 30 km.

    Vatican năm 1870
    Vatican năm 1870
    Giáo hoàng Piux IX
    Giáo hoàng Piux IX
  5. Top 5

    Benito Mussolini ký thành phố Vatican tồn tại

    Tranh chấp giữa chính phủ Ý và Giáo hội Công giáo kết thúc năm 1929 với việc ký kết hiệp ước Lateran, cho phép Vatican tồn tại là một quốc gia có chủ quyền của riêng mình, cũng như bồi thường cho nhà thờ 92 triệu đô la ( tương đương hơn 1 tỷ đô la ngày nay) cho Giáo hoàng. Vatican đã sử dụng khoản thanh toán này như tiền hạt giống để phát triển lại kho bạc của mình. Mussolini - người đứng đầu chính phủ Ý, đã thay mặt Vua Victor Emmanuel III ký hiệp ước.


    Sau khi phê chuẩn, Giáo hoàng đã công nhận nhà nước Ý với Rome là thủ đô. Đổi lại, Ý cũng công nhận chủ quyền Giáo hoàng đối với thành phố Vatican. Một số biện pháp bổ sung được thoả thuận. Ví dụ là việc nhà nước công nhận tính hợp lệ của hôn nhân Công giáo, tuân theo các quy định giáo luật. Do đó, những trường hợp vô hiệu được dành cho các tòa án giáo hội và không thể có vụ ly hôn nào. Nhà nước đồng ý cho phép giảng dạy tôn giáo trong các trường tiểu học, trung học công lập, trao cho Giám mục quyền bổ nhiệm hoặc cách chức những người truyền đạt hướng dẫn, phê duyệt sách giáo khoa mà họ sử dụng.


    Năm 1985, Công giáo La Mã không còn là quốc giáo của Ý. Sự thay đổi địa vị này dẫn đến một số đổi khác trong xã hội Ý. Có lẽ điều quan trọng nhất trong số này là việc chấm dứt giáo dục tôn giáo bắt buộc trong các trường công lập. Thỏa thuận mới cũng ảnh hưởng đến những lĩnh vực đa dạng như miễn thuế cho các tổ chức tôn giáo, và quyền sở hữu các hầm mộ của người Do Thái.

    Benito Mussolini
    Benito Mussolini
    Ký kết hiệp ước Lateran
    Ký kết hiệp ước Lateran
  6. Top 6

    Các Giáo hoàng đã không sống ở Vatican cho đến thế kỷ 14

    Ngay cả sau khi xây dựng vương cung thánh đường Thánh Peter ban đầu, các Giáo hoàng vẫn sống chủ yếu tại Cung điện Lateran trên khắp thành phố Rome. Đau khổ vì chủ nghĩa bè phái và bị vua Philip IV thúc ép, Đức Clement V đã dời triều đình Giáo hoàng. Bảy vị Giáo hoàng tiếp theo, cũng đều là người Pháp, tất cả họ cai trị từ Avignon.


    Năm 1348, nó trở thành tài sản trực tiếp của Giáo hoàng. Ở thời điểm này, các Hồng y đoàn bắt đầu có được vai trò mạnh mẽ hơn trong chính quyền nhà thờ. Một cuộc tổ chức rộng lớn, tập trung hóa các cơ quan hành chính, cũng như các cơ quan khác đã được thực hiện. Những biện pháp cải cách đối với hàng giáo phẩm bắt đầu khởi xướng, nhiều doanh nghiệp truyền giáo mở rộng, vươn xa đến tận Trung Quốc.


    Đẩy mạnh giáo dục đại học, cùng nhiều nỗ lực được thực hiện bởi các Giáo hoàng để giải quyết những cuộc cạnh tranh hoàng gia và thiết lập hòa bình. Cho đến năm 1377, họ trở lại Rome. Lúc đó cung điện Lateran bị cháy, Vatican bắt đầu được sử dụng làm nơi ở của Giáo hoàng. Tuy nhiên, nhiều việc sửa chữa cần phải được thực hiện, bởi vì nơi này đã rơi vào tình trạng hư hỏng đến mức chó sói đến đào tìm xác trong nghĩa trang, những con bò thậm chí còn lang thang trong vương cung thánh đường.

    Cung điện Lateran
    Cung điện Lateran
    Cung điện tại Avignon-Pháp
    Cung điện tại Avignon-Pháp
  7. Top 7

    Lực lượng vệ binh Thụy Sĩ được thuê như một lực lượng lính đánh thuê

    Lực lượng vệ binh Thuỵ Sỹ được nhận biết bởi áo giáp và đồng phục đầy màu sắc thời Phục hưng. Họ đã phục vụ các lực lượng vũ trang của Vatican, cũng như bảo vệ cá nhân Giáo hoàng trong hơn 500 năm. Ra đời trong bối cảnh chiến tranh Ý - một cuộc tranh chấp giữa các vị vua Pháp cùng các đối thủ Tây Ban Nha và đế chế La Mã thần thánh.


    Bởi vì các quốc gia Ý khác nhau đã cho phe sau ủng hộ, bán đảo Ý nằm giữa những kẻ hiếu chiến, nên nó trở thành chiến trường chính, khiến Giáo hoàng phải yêu cầu bảo vệ cá nhân. Vai trò của vệ binh Thụy Sĩ tại Thành phố Vatican là nghiêm ngặt. Đội quân này là những binh lính thiện xạ, được đào tạo kỹ càng, có kinh nghiệm dày dặn. Tiến vào Rome ngày 22 tháng 1 năm 1506. Họ đã chứng kiến những trận chiến khốc liệt trong suốt những năm đầu, chịu những tổn thất khủng khiếp tại thành Rome năm 1527.


    147 trong số 180 người bị quân của vua Charles V thảm sát trên các bậc thang tại vương cung thánh đường Thánh Peter, khiến Giáo hoàng Clement VII phải chạy trốn qua lối Passetto. Nhưng cuối thế kỷ 16, vai trò của các vệ binh Thụy Sĩ ngày càng mang tính chất nghi lễ. Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, các tiêu chuẩn sụt giảm đến mức những người được tuyển dụng thậm chí hiếm khi là người Thụy Sĩ, mà họ đến từ những gia đình La Mã, nói tiếng địa phương.

    Lực lượng vệ binh Thuỵ Sỹ bảo vệ Giáo hoàng
    Lực lượng vệ binh Thuỵ Sỹ bảo vệ Giáo hoàng
    Lực lượng vệ binh Thuỵ Sỹ bảo vệ Giáo hoàng
    Lực lượng vệ binh Thuỵ Sỹ bảo vệ Giáo hoàng
  8. Top 8

    Tại một số thời điểm lịch sử của Vatican, các Giáo hoàng từng trốn thoát qua một lối đi bí mật

    Năm 1277, một lối đi có mái che trên cao, dài nửa dặm tên là Passetto di Borgo được xây dựng kiên cố để nối Vatican với Castel Sant'Angelo trên bờ sông Tiber. Nó đã phục vụ như một lối thoát, từng cứu sống ít nhất 2 vị Giáo hoàng. Giáo hoàng Nicholas III là người chịu trách nhiệm xây dựng Passetto di Borgo, và việc này hoàn thành vào năm 1277. Năm 1494, Alexander IV sử dụng nó để thoát khỏi sự truy bắt của vua Pháp Charles VIII. Chỉ hơn 30 năm sau, Clement VII trong thời gian bị bao vây ở Rome, cũng nhờ trốn qua Passetto mà tránh được sự tàn sát của binh lính hoàng đế La Mã Charles V tràn qua thành phố, sát hại các linh mục và nữ tu. Lực lượng vệ binh Thụy Sĩ cố gắng kìm chân kẻ thù đủ lâu, giúp Clement đến được Castel Sant'Angelo một cách an toàn, mặc dù 147 lực lượng của Ngài đã mất mạng trong trận chiến.


    Lối đi này bị đổ nát trong nhiều thế kỷ, đóng cửa không cho công chúng tham quan, nhưng vẫn dành cho đương kim Giáo hoàng nếu trong trường hợp cần thiết. Đến năm 2000, để tôn vinh “năm đại Thánh” của Giáo hội Công giáo La Mã, Passetto được cải tạo lại. Trong những năm gần đây, nó được mở cửa cho du khách trong một thời gian giới hạn vào mỗi mùa hè.

    Lối đi trên cao Passetto di Borgo
    Lối đi trên cao Passetto di Borgo
    Lối đi trên cao Passetto di Borgo
    Lối đi trên cao Passetto di Borgo
  9. Top 9

    Đài thiên văn Vatican sở hữu một kính viễn vọng ở Arizona

    Kể từ cuộc cải cách lịch Gregorian năm 1582, Vatican đã tiến hành các hoạt động quan sát thiên văn. Tòa Thánh vận hành đài quan sát của riêng mình gần dinh thự mùa hè Castel Gandolfo của Giáo hoàng từ năm 1891. Nhưng vì ô nhiễm ánh sáng ở thủ đô Ý, gây khó khăn cho các nhà thiên văn học trong việc xem bầu trời đêm. Nên tòa Thánh quyết định mua một trung tâm nghiên cứu thứ hai ở Tuscon, Arizona năm 1981.


    Vatican tiến hành nghiên cứu thiên văn với kính viễn vọng tối tân Alice P. Lennon 1.8 mét, được gọi là Kính viễn vọng “công nghệ tiên tiến Vatican” ( VATT ). Đây là một kính thiên văn Gregorian quan sát quang học và hồng ngoại nằm trên Núi Graham ở phía đông nam Arizona, Hoa Kỳ. Nó đạt được ánh sáng đầu tiên vào năm 1993.


    Với chất lượng quang học tuyệt vời, kính thiên văn này đã được sử dụng chủ yếu để chụp ảnh, đo quang. Nó thường xuyên hoạt động tốt hơn các kính thiên văn lớn ở nơi khác. Trong số các kết quả, là việc phát hiện ra MACHO trong thiên hà Andromeda, xác nhận hệ thống lọc trắc quang Stromvil. Bằng chứng cho thấy hình dạng cũng như kích thước của các thiên hà thay đổi như thế nào theo tuổi của vũ trụ, phát hiện ra tiểu hành tinh Vesta nhị phân đầu tiên, cùng đặc điểm và phân loại theo màu sắc có thể nhìn thấy của 100 vật thể xuyên Neptunian.


    VATT là một phần của Đài quan sát Quốc tế Mount Graham, được điều hành bởi đài thiên văn Vatican - một trong những cơ sở nghiên cứu thiên văn lâu đời nhất trên thế giới hợp tác với Đại học Arizona.

    Đài thiên văn Vatican
    Đài thiên văn Vatican
    Đài thiên văn Vatican
    Đài thiên văn Vatican
  10. Top 10

    Thành phố Vatican có tỷ lệ tội phạm cao nhất thế giới

    Mặc dù là Thánh địa, nhưng có một số yếu tố đã góp phần tạo nên tỷ lệ tội phạm cao trong thành phố Vatican.

    Là nơi thu hút hàng triệu người từ khắp nơi trên thế giới đến tham quan mỗi năm. Nên nhiều người đang lợi dụng để trộm vặt, móc túi, giật ví. Điều này thường diễn ra rất tràn lan ở các viện bảo tàng, đường phố, khách sạn, cũng như trên xe buýt.


    Tỷ lệ tội phạm cao vì ở thành phố Vatican không có nhà tù dài hạn, khi bắt được cũng không thể bỏ tù. Phần lớn các vụ kết án dẫn đến bị phạt tiền thay vì giam giữ, do đó đây chính là kẽ hở. Chỉ có duy nhất một nhà tù nằm gần vương cung thánh đường Thánh Peter. Nó được sử dụng để giam giữ trước khi xét xử, nhưng thường họ sẽ sử dụng để lưu trữ thiết bị hơn là tội phạm.


    Các giáo hoàng đã cố gắng đưa ra những cách giải quyết giúp chống lại tỷ lệ tội phạm gia tăng, bằng cách tăng cường hệ thống tư pháp. Đây vẫn còn là một thách thức lớn đối với thành phố vĩ đại và linh thiêng này.Hàng năm Vatican đều công bố số liệu thống kê tội phạm của mình, tỷ lệ này vẫn rất cao. Tội phạm bạo lực hiếm hơn nhiều nhưng vẫn còn tồn tại.

    Thành phố Vatican
    Thành phố Vatican
    Thành phố Vatican
    Thành phố Vatican



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy